Chỉ số IQ không đo được độ thông minh?

Thứ bảy - 07/04/2018 23:44

Chỉ số IQ không đo được độ thông minh?

Theo một nghiên cứu gần đây do các nhà nghiên cứu tại Đại học Western ở Ontario của Canada ý nghĩ cho rằng trí thông minh có thể được đo lường bằng một chỉ số duy nhất - chỉ số IQ là sai lầm.

Nghiên cứu - được công bố trong tạp chí Neuron ngày Thứ tư vừa qua - liên quan đến 100.000 người tham gia trên toàn thế giới thực hiện 12 bài kiểm tra nhận thức, với một số ít trong những người này trải qua đồng thời quét não.

Trưởng nhóm nghiên cứu Tiến sĩ Adrian Owen, một nhà thần kinh học người Anh tại Đại học Western ở Canada cho biết đa số các bài kiểm tra IQ đã được phát triển trong những năm 50 và 60 khi cách mà con người suy nghĩ và tương tác với thế giới rất khác ngày nay và do đó nó cũng không còn phù hợp nữa. Bài kiểm tra IQ truyền thống quá đơn giản. Trí thông minh không thể được đánh giá thông qua một bài kiểm tra đơn giản như vậy. Thay vào đó, nghiên cứu xác định ba yếu tố - lý luận, trí nhớ tức thời và khả năng ngôn ngữ - kết hợp để tạo ra trí thông minh của con người. Họ xây dựng các bài kiểm tra Cattell III B, trong đó bao gồm sáu loạt câu hỏi trắc nghiệm nhằm kiểm tra sự nhanh nhẹn của trí óc, với mỗi phần kéo dài từ 8 và 18 phút.

Bài trắc nghiệm IQ truyền thống không đánh giá được mức độ thông minh
Bài trắc nghiệm IQ truyền thống không đánh giá được mức độ thông minh

Bài kiểm tra được quảng bá thông qua tạp chí New Scientist và Discovery.com và nhanh chóng lan rộng khắp thế giới, vượt xa sự mong đợi của các nhà nghiên cứu với dự kiến sẽ chỉ có một vài ngàn người tham gia. Trên thực tế nó đã trở thành nghiên cứu trực tuyến lớn nhất về trí thông minh, cho phép họ thu thập dữ liệu thông qua con đường nhân khẩu học, tuổi và giới tính.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng tiến hành quét não (fMRIs) trên một số đối tượng. Tiến sĩ Owen cho biết: "Nếu có một cái gì đó trong não là chỉ số IQ, chúng ta đã có thể tìm thấy nó bằng cách quét não. Nhưng hóa ra không có một khu vực nào trong não có liên quan đến cái được là chỉ số IQ của con người".

Nghiên cứu cũng cho thấy một số phát hiện:

• Trong khi sự lão hóa có ảnh hưởng bất lợi đến khả năng lý luận và trí nhớ tức thời, nó hoàn toàn không ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ.

• Hút thuốc có tác động tiêu cực đến khả năng ngôn ngữ và trí nhớ tức thời nhưng không ảnh hưởng đến kỹ năng suy luận.

• Những người chơi trò chơi video có khả năng tốt về cả lý luận và trí nhớ tức thời.

• Các sản phẩm được quảng cáo để cải thiện chức năng của não không hiệu quả. Những người luyện não không giỏi hơn bất cứ yếu tố nào trong ba yếu tố của trí thông minh so với những người không luyện não

Để có thể tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã đăng bài kiểm tra độ thông minh trêncambridgebrainsciences.com/theIQchallenge và Tiến sĩ Owen hy vọng sẽ có khoảng 1 triệu người trên thế giới tham gia bài trắc nghiệm này.

 
 

Người mắc chứng sợ xã hội lại có IQ và khả năng thấu cảm cao hơn người thường


 

 

Trong xã hội còn mang nhiều thành kiến và định kiến, nếu quá khác biệt với mọi người thì bạn rất khó để được chấp nhận.

Lúc này, không ít người lâm vào trường hợp rối loạn tâm lý do sợ bị người khác đánh giá hoặc cảm thấy xấu hổ về chính bản thân mình.

Mặc dù hội chứng sợ xã hội khiến cho cuộc sống thường ngày của ai đó gặp khó khăn nhưng vẫn mang đến một vài lợi ích bất ngờ.

Người mắc chứng sợ xã hội dường như có IQ và khả năng thấu cảm cao.
Người mắc chứng sợ xã hội dường như có IQ và khả năng thấu cảm cao.

Theo những nghiên cứu gần đây, người mắc chứng sợ xã hội dường như có IQ và khả năng thấu cảm cao.

Đại học Lakehead thực hiện nghiên cứu đánh giá khả năng nhớ từ vựng của sinh viên và đã đưa ra kết quả: Những sinh viên có sự sợ hãi, lo lắng đạt điểm kiểm tra trí thông minh từ vựng cao hơn những người còn lại.

Ngoài ra, nghiên cứu khác tại Trung tâm Y tế SUNY Downstate (New York) đã kết luận rằng, những người trải qua sự lo sợ trầm trọng có chỉ số IQ cao hơn những người không có sự lo âu.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu thuộc Khoa Tâm lý học, Đại học Haifa (Israel) đã nghiên cứu sự thấu cảm ở những người mắc chứng sợ xã hội và chia sẻ: "Khả năng thấu cảm và hoạt động tinh thần của những người này được gia tăng. Có nghĩa là những người mắc chứng rối loạn này có nhận thức tâm lý xã hội cao hơn và thể hiện sự nhạy cảm cũng như quan tâm đến trạng thái tâm trí của người khác. Nói cách khác, những người sợ xã hội nhạy cảm với cảm xúc của người khác đến mức họ cảm thấy khó mà tham gia vào các hoạt động tương tác xã hội".

Lý giải cho những kết quả đáng ngạc nhiên này, các nhà khoa học cho biết: Về cơ bản, những người mắc chứng sợ xã hội nhận thức về môi trường và con người xung quanh cao hơn vì trong tâm trí họ luôn phân tích những gì đang diễn ra xung quanh mình. Điều này xuất phát từ nỗi sợ bị người khác phán xét và từ chối.

Người mắc hội chứng này luôn trong trạng thái nhạy cảm và có ý thức đối với mọi thứ.
Người mắc hội chứng này luôn trong trạng thái nhạy cảm và có ý thức đối với mọi thứ.

Chính vì họ thấy được những nguy cơ có thể xảy đến và nhận biết được những thứ mà người khác không nhận thấy được nên họ xử lý và đưa thông tin đi theo một cách đặc biệt hơn. Quá trình nhận thức liên tục này khiến tâm trí không có thời gian nghỉ ngơi và càng đòi hỏi hàm lượng chất xám cao.

Cũng chính vì họ luôn trong trạng thái nhạy cảm và có ý thức đối với mọi thứ nên luôn cảm thấy áp lực dẫn đến hình thành sự rối loạn trong tâm trí.

Nhưng nếu nhìn hội chứng sợ xã hội dưới một góc độ tích cực thì nó thực sự là một món quà, là tài năng đặc biệt chứ không phải là bệnh rối loạn tâm thần. Có nhận thức tốt cũng có nghĩa là có trực giác cao và có khả năng dự đoán được các tình huống và hành động sắp diễn ra, và đây chắc chắn là một lợi thế.

Cập nhật: 07/04/2018Theo helino
 

 

 

Vì sao không nên kiểm tra IQ bằng xét nghiệm gene?


 

 

Các nhà khoa học đã chứng minh mối liên hệ giữa hàng trăm gene khác nhau với trí thông minh con người. Nhưng vì sao không nên kiểm tra chỉ số IQ bằng các xét nghiệm gene.

Theo trang Technology Review, trên thực tế hiện nay đã có những công ty cung cấp dịch vụ xét nghiệm DNA để dự đoán mức độ thông minh cũng như khả năng thành đạt trong học vấn của trẻ với giá chỉ khoảng từ 50 USD/lần.

Nhà di truyền học hành vi người Mỹ Robert Plomin tại Đại học King (Anh), cũng là nơi ông chủ trì một nghiên cứu dài hạn với 13.000 cặp sinh đôi của Anh, cho rằng với những thành tựu nghiên cứu bản đồ gene của con người, hiện tại người ta đã có thể "đọc" được DNA của một đứa trẻ và biết được nó sẽ thông minh như thế nào.

Các dự đoán trí thông minh căn cứ vào DNA có độ chính xác không cao.
Các dự đoán trí thông minh căn cứ vào DNA có độ chính xác không cao. (Ảnh: TECHNOLOGYREVIEW).

Tuy nhiên cho tới nay các dự đoán trí thông minh căn cứ vào DNA có độ chính xác không cao. Những biến đổi gene có liên quan tới điểm kiểm nghiệm chỉ giải thích được sự khác biệt chưa đến 10% về trí thông minh giữa những người có gốc gác châu Âu được nghiên cứu.

Cùng với đó thì tạp chí MIT Technology Review cho biết nhiều nhà giáo dục đã bày tỏ quan điểm lo ngại trước các tiến bộ mới trong nghiên cứu gene. Theo họ không nên sử dụng các xét nghiệm DNA để đánh giá tiềm năng học vấn ở trẻ.

Bà Catherine Bliss, nhà xã hội học thuộc Đại học California, San Francisco, đồng thời là tác giả đã viết sách chất vấn về việc sử dụng di truyền học trong khoa học xã hội nói: "Ý nghĩ về việc chúng ta sẽ có được thông tin này ở bất cứ mọi nơi, ai cũng sẽ biết bạn là ai, bạn sẽ trở nên như thế nào, với tôi thực sự đáng sợ".

Bà Bliss cũng cho rằng, nếu dựa theo gene để chẩn đoán IQ như vậy, chẳng khác nào người ta đang biến thế giới thành nơi mỗi người đã được "an bài" sẵn theo những khả năng bẩm sinh của họ, và cũng là một xu hướng cổ súy cho thuyết ưu sinh (eugenics), thuyết cho rằng có thể nâng cao chất lượng loài người bằng cách chỉ cho phép một nhóm người nào đó được sinh con.

Theo các nhà tâm lý học, các bài trắc nghiệm IQ đo lường một yếu tố gọi là "g", nhân tố tổng hợp của trí tuệ. Những người có năng lực đặc biệt hơn về toán, tư duy không gian, khả năng ngôn ngữ hay các kỹ năng khác có thể có yếu tố "g" cao hơn.

Nhưng đó không phải là tất cả. Nhân tố g còn có quan hệ qua lại rất chặt với thu nhập, hạnh phúc, sức khỏe và tuổi thọ.

Nhiều nhà khoa học cũng trao đổi với tạp chí MIT Technology Review rằng họ không tin các bài kiểm tra IQ có thể chỉ ra chính xác về tiềm năng trí tuệ của một con người.

Bà Danielle Posthuma, từng chủ trì một nghiên cứu lớn về IQ năm 2017, nói: "Chúng ta sẽ không bao giờ có thể kiểm tra được DNA của một ai đó rồi nói là IQ của quý vị là 120".

Tác giả bài viết: Van Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập410
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm409
  • Hôm nay10,532
  • Tháng hiện tại280,429
  • Tổng lượt truy cập36,334,984
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây