Kiến thức khoa học đáng kinh ngạc của người Ấn Độ cổ đại

Thứ tư - 04/04/2018 10:36

Kiến thức khoa học đáng kinh ngạc của người Ấn Độ cổ đại

Những kiến thức quan trọng trong các ngành khoa học hiện đại dường như đã được người Ấn Độ cổ đại biết đến từ lâu.
kiến thức, Khoa học, Ấn Độ cổ đại,

Bhaskarac-harya, nhà toán học và nhà thiên văn học người Ấn Độ. (Ảnh: ancientpages.com)

1. Độ tuổi của Trái đất

Trong một tác phẩm văn vần nổi tiếng của Ấn Độ có tên là Manusmriti, việc tính toán độ tuổi của Trái đất đã được mô tả trong hai câu thơ biểu dương tuổi thọ của Brahma. (Brahma là vị thần sáng tạo trong Ấn Độ giáo)

 

 

Giáo sư Arthur Holmes, một nhà địa chất học và đồng thời là giáo sư tại Đại học Durham (Anh) nói: “Nhiều nhà hiền triết cổ đại đã cố gắng tiên đoán độ tuổi của thế giới. Đáng chú ý nhất là công trình nghiên cứu của người Hindu cổ với các khái niệm về thời gian và ngày khởi nguồn Trái đất trong quyển sách thiêng Manusmriti”.

Ngay từ thế kỷ thứ 5, người Ấn Độ đã tuyên bố rằng Trái đất có độ tuổi là 4,3 tỷ năm. Trong khi đó các hiền triết Châu Âu lại cho rằng hành tinh của chúng ta chỉ vào khoảng 100 triệu năm tuổi.

Khoa học hiện đại đã tính toán tuổi của Trái đất vào khoảng 4,6 tỷ năm, rất gần với con số dự đoán 4.3 tỷ năm của người Ấn Độ cổ đại gần 15 thế kỷ trước.

2. Lượng giác và quang học

Varahamihira, nhà thiên văn học, toán học và là nhà chiêm tinh trong thế kỷ thứ 5 đã định nghĩa các khái niệm về khúc xạ và phản xạ. Ông cũng đã xác định các tính chất đại số của số 0 cũng như các số âm. Thế giới nợ Ấn Độ một lượng kiến thức khổng lồ và cơ bản trong lĩnh vực toán học và vật lý ngay từ những ngày rất xa xưa.

kiến thức, Khoa học, Ấn Độ cổ đại,

Varahamihira, nhà thiên văn học, toán học và là nhà chiêm tinh của Ấn Độ cổ đại. (Ảnh: The Mysterious India)

3. Bhaskarac-harya và định luật hấp dẫnBhaskara II hay Bhaskarachārya (1114 – 1185) là một nhà toán học và nhà thiên văn học người Ấn Độ. Ông sinh ra ở làng Vijjadit thuộc Maharastra Ấn Độ. Hai tác phẩm Lilavati và Bijaganita của Bhaskarac-harya được xem là những tác phẩm toán học độc quyền của ông. Trong bài viết Siddhant Shiromani, ông đã mô tả về vị trí các hành tinh, hiện tượng nhật thực, vũ trụ, kiến thức về toán học và những thiết bị thiên văn.

Ngày nay, người ta vẫn luôn cho rằng, Isaac Newton là người đầu tiên phát hiện ra lực hấp dẫn cũng như trọng lực của Trái Đất. Tuy nhiên, trên thực tế nó đã được Bhaskarac-harya của Ấn Độ khám phá trước đó 500 năm. Trong cuốn sách “Surya Siddhant”, ông đã viết về lực hấp dẫn như sau: “Sự rơi của vật thể là do chịu tác động từ lực hấp dẫn của Trái Đất. Nhờ lực hút này mà Trái Đất, Mặt Trăng, hành tinh và các vì sao có thể ổn định trong quỹ đạo của mình”.

4. Định lý Pythagoras

kiến thức, Khoa học, Ấn Độ cổ đại,

Nhà toán học Ấn Độ cổ đại Baudhayana. (Ảnh: IASToppers)

Nhà toán học Ấn Độ cổ đại Baudhayana đã viết về một định lý tương tự như định lý Pythagoras trong cuốn sách Baudhayana Sulbassutra vào thời điểm năm 800 TCN. Cuốn sách này là một trong những cuốn sách cổ nhất về toán học cao cấp còn sót lại.

Nhiều nhà nghiên cứu sử học cho rằng Pythagoras đã đi đến nhiều nơi trên thế giới và thậm chí là đã đến thăm Ấn Độ. Sau đó có lẽ ông đã học được các kiến thức toán học từ nơi này, bao gồm cả định lý Pythagoras.

Trong một công trình được viết bởi Kim Plofker, giáo sư Toán học tại Đại học Brown cho biết: “Các định lý toán học nổi tiếng như Pythagoras đã được áp dụng trong việc xây dựng các cột trụ và công trình kiến trúc ở Ấn Độ từ thời điểm xa xưa, rất lâu trước khi các nhà triết học Hy Lạp biết được chúng”.

5. Số 0

kiến thức, Khoa học, Ấn Độ cổ đại,

Chân dung của Aryabhata, nhà toán học vĩ đại của Ấn Độ cổ đại, người đã sáng tạo ra số 0. (Nguồn ảnh:greatmindsoftheworld.com).

Các chữ số Ả Rập và hệ thống chữ số thập phân đều có nguồn gốc ở Ấn Độ. Sau khoảng thời gian dài chìm trong bí mật, chúng được phổ biến bởi người Ả Rập và dần lan về hướng tây. Aryabhata chính là nhà toán học cổ đại được cho là đã phát hiện ra số 0 và hệ thống số thập phân. Bên cạnh đó ông còn tạo ra các phép khai căn và hàm mũ 3.

6. Thép chất lượng cao

Các nhà khoa học cho rằng vào năm 200 TCN, thép chất lượng cao đã được sản xuất tại Ấn Độ thông qua một loại kĩ thuật mà người Châu Âu gọi là thuật luyện kim.

William James Durant, một nhà văn, nhà sử học, và triết gia đã viết trong cuốn sách nổi tiếng của ông, Câu chuyện về các nền văn minh (The Story of Civilization) nói rằng: “Đến thế kỷ thứ sáu, người Hindu đã vượt xa Châu Âu trong lĩnh vực hóa chất công nghiệp. Họ là bậc thầy về chưng cất, thăng hoa, tạo ra các loại muối kim loại, hợp chất và các hợp kim”.

7. Đại học đầu tiên trên thế giới

Khoảng năm 800 TCN, một trường đại học lớn tại vùng Takshashila (thường được gọi là Taxila) đã được xây dựng ở khu vực tây bắc của Ấn Độ. Tại thời điểm này, toàn bộ phần còn lại của thế giới đều không biết đến sự tồn tại của khái niệm trường đại học.

Joseph Needham, một nhà khoa học và sử học người Anh đã viết: “Khi những người lính của Alexander Đại đế đến vùng Taxila ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ tư trước Công nguyên, họ tìm thấy một trường đại học đã có nhiều trăm năm tuổi đời. Nơi đây dạy về ba kinh Vệ Đà và 18 thành tựu của Ấn Độ giáo”.

Theo Helino

Kiến thức khoa học đáng kinh ngạc của người Ấn Độ cổ đại


 

 

Những kiến thức quan trọng trong các ngành khoa học hiện đại dường như đã được người Ấn Độ cổ đại biết đến từ lâu.

kiến thức, Khoa học, Ấn Độ cổ đại,

Bhaskarac-harya, nhà toán học và nhà thiên văn học người Ấn Độ. (Ảnh: ancientpages.com)

1. Độ tuổi của Trái đất

Trong một tác phẩm văn vần nổi tiếng của Ấn Độ có tên là Manusmriti, việc tính toán độ tuổi của Trái đất đã được mô tả trong hai câu thơ biểu dương tuổi thọ của Brahma. (Brahma là vị thần sáng tạo trong Ấn Độ giáo)

 

 

Giáo sư Arthur Holmes, một nhà địa chất học và đồng thời là giáo sư tại Đại học Durham (Anh) nói: “Nhiều nhà hiền triết cổ đại đã cố gắng tiên đoán độ tuổi của thế giới. Đáng chú ý nhất là công trình nghiên cứu của người Hindu cổ với các khái niệm về thời gian và ngày khởi nguồn Trái đất trong quyển sách thiêng Manusmriti”.

Ngay từ thế kỷ thứ 5, người Ấn Độ đã tuyên bố rằng Trái đất có độ tuổi là 4,3 tỷ năm. Trong khi đó các hiền triết Châu Âu lại cho rằng hành tinh của chúng ta chỉ vào khoảng 100 triệu năm tuổi.

Khoa học hiện đại đã tính toán tuổi của Trái đất vào khoảng 4,6 tỷ năm, rất gần với con số dự đoán 4.3 tỷ năm của người Ấn Độ cổ đại gần 15 thế kỷ trước.

2. Lượng giác và quang học

Varahamihira, nhà thiên văn học, toán học và là nhà chiêm tinh trong thế kỷ thứ 5 đã định nghĩa các khái niệm về khúc xạ và phản xạ. Ông cũng đã xác định các tính chất đại số của số 0 cũng như các số âm. Thế giới nợ Ấn Độ một lượng kiến thức khổng lồ và cơ bản trong lĩnh vực toán học và vật lý ngay từ những ngày rất xa xưa.

kiến thức, Khoa học, Ấn Độ cổ đại,

Varahamihira, nhà thiên văn học, toán học và là nhà chiêm tinh của Ấn Độ cổ đại. (Ảnh: The Mysterious India)

3. Bhaskarac-harya và định luật hấp dẫnBhaskara II hay Bhaskarachārya (1114 – 1185) là một nhà toán học và nhà thiên văn học người Ấn Độ. Ông sinh ra ở làng Vijjadit thuộc Maharastra Ấn Độ. Hai tác phẩm Lilavati và Bijaganita của Bhaskarac-harya được xem là những tác phẩm toán học độc quyền của ông. Trong bài viết Siddhant Shiromani, ông đã mô tả về vị trí các hành tinh, hiện tượng nhật thực, vũ trụ, kiến thức về toán học và những thiết bị thiên văn.

Ngày nay, người ta vẫn luôn cho rằng, Isaac Newton là người đầu tiên phát hiện ra lực hấp dẫn cũng như trọng lực của Trái Đất. Tuy nhiên, trên thực tế nó đã được Bhaskarac-harya của Ấn Độ khám phá trước đó 500 năm. Trong cuốn sách “Surya Siddhant”, ông đã viết về lực hấp dẫn như sau: “Sự rơi của vật thể là do chịu tác động từ lực hấp dẫn của Trái Đất. Nhờ lực hút này mà Trái Đất, Mặt Trăng, hành tinh và các vì sao có thể ổn định trong quỹ đạo của mình”.

4. Định lý Pythagoras

kiến thức, Khoa học, Ấn Độ cổ đại,

Nhà toán học Ấn Độ cổ đại Baudhayana. (Ảnh: IASToppers)

Nhà toán học Ấn Độ cổ đại Baudhayana đã viết về một định lý tương tự như định lý Pythagoras trong cuốn sách Baudhayana Sulbassutra vào thời điểm năm 800 TCN. Cuốn sách này là một trong những cuốn sách cổ nhất về toán học cao cấp còn sót lại.

Nhiều nhà nghiên cứu sử học cho rằng Pythagoras đã đi đến nhiều nơi trên thế giới và thậm chí là đã đến thăm Ấn Độ. Sau đó có lẽ ông đã học được các kiến thức toán học từ nơi này, bao gồm cả định lý Pythagoras.

Trong một công trình được viết bởi Kim Plofker, giáo sư Toán học tại Đại học Brown cho biết: “Các định lý toán học nổi tiếng như Pythagoras đã được áp dụng trong việc xây dựng các cột trụ và công trình kiến trúc ở Ấn Độ từ thời điểm xa xưa, rất lâu trước khi các nhà triết học Hy Lạp biết được chúng”.

5. Số 0

kiến thức, Khoa học, Ấn Độ cổ đại,

Chân dung của Aryabhata, nhà toán học vĩ đại của Ấn Độ cổ đại, người đã sáng tạo ra số 0. (Nguồn ảnh:greatmindsoftheworld.com).

Các chữ số Ả Rập và hệ thống chữ số thập phân đều có nguồn gốc ở Ấn Độ. Sau khoảng thời gian dài chìm trong bí mật, chúng được phổ biến bởi người Ả Rập và dần lan về hướng tây. Aryabhata chính là nhà toán học cổ đại được cho là đã phát hiện ra số 0 và hệ thống số thập phân. Bên cạnh đó ông còn tạo ra các phép khai căn và hàm mũ 3.

6. Thép chất lượng cao

Các nhà khoa học cho rằng vào năm 200 TCN, thép chất lượng cao đã được sản xuất tại Ấn Độ thông qua một loại kĩ thuật mà người Châu Âu gọi là thuật luyện kim.

William James Durant, một nhà văn, nhà sử học, và triết gia đã viết trong cuốn sách nổi tiếng của ông, Câu chuyện về các nền văn minh (The Story of Civilization) nói rằng: “Đến thế kỷ thứ sáu, người Hindu đã vượt xa Châu Âu trong lĩnh vực hóa chất công nghiệp. Họ là bậc thầy về chưng cất, thăng hoa, tạo ra các loại muối kim loại, hợp chất và các hợp kim”.

7. Đại học đầu tiên trên thế giới

Khoảng năm 800 TCN, một trường đại học lớn tại vùng Takshashila (thường được gọi là Taxila) đã được xây dựng ở khu vực tây bắc của Ấn Độ. Tại thời điểm này, toàn bộ phần còn lại của thế giới đều không biết đến sự tồn tại của khái niệm trường đại học.

Joseph Needham, một nhà khoa học và sử học người Anh đã viết: “Khi những người lính của Alexander Đại đế đến vùng Taxila ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ tư trước Công nguyên, họ tìm thấy một trường đại học đã có nhiều trăm năm tuổi đời. Nơi đây dạy về ba kinh Vệ Đà và 18 thành tựu của Ấn Độ giáo”.

 

Tác giả bài viết: Theo Helino

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập163
  • Hôm nay14,491
  • Tháng hiện tại271,362
  • Tổng lượt truy cập35,917,707
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây