Lời “xin vâng” của Đức Maria xem chừng dễ dàng quá, nhưng thực ra không phải vậy. Đức Mẹ mau mắn “xin vâng” vì Đức Mẹ yêu mến Chúa trên hết mọi sự. Vậy Thiên Chúa có cách chọn lựa đúng trong điều tôi quyết định?
Khi chúng ta xin ơn khôn ngoan để nhận biết Ý Chúa để chọn người bạn đời, nghề nghiệp, công việc, trường học, bạn bè,... hoặc bất kỳ điều gì, dù lớn hay nhỏ, khi đó có hai con đường khác nhau trước mắt chúng ta và chúng ta phải chọn lựa, Thiên Chúa có luôn là một con đường cho chúng ta? Nếu vậy, làm sao nhận biết?
Nhiều Kitô hữu “vật lộn” với vấn đề này vì không biết rằng các Kitô hữu ngày xưa có thể giúp chúng ta bằng kinh nghiệm của họ. Sự khôn ngoan Kitô giáo thể hiện qua đời sống và giáo huấn của các thánh cho chúng ta biết hai điều thích hợp với vấn đề này.
Thứ nhất, họ cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa không chỉ biết và yêu thương chúng ta mà còn quan tâm từng chi tiết trong cuộc đời chúng ta, và chúng ta tìm theo Ý Chúa trong mọi sự, dù lớn hay nhỏ. Thứ hai, họ cho chúng ta biết rằng Ngài ban cho chúng ta sự tự do và lý luận vì Ngài muốn chúng ta dùng để quyết định. Truyền thống này được minh họa qua câu châm ngôn nổi tiếng của Thánh Augustinô: “Hãy yêu mến Chúa, rồi cứ làm những gì bạn muốn”. Nói cách khác, nếu bạn thực sự yêu mến Ngài và theo ý Ngài, bạn có thể làm bất cứ điều gì, vì đó là làm theo Ý Chúa.
Làm theo hai lời khuyên này sẽ đưa mình vào hai hướng trái chiều hoặc chỉ có vẻ như thế? Có sự thật trong cả hai, điều mà chúng ta nhấn mạnh để giải quyết vấn đề xem Chúa có muốn cho chúng ta hay không?
Tôi nghĩ về cách thứ nhất và câu trả lời rõ ràng cho vấn đề này là còn tùy vào người yêu cầu. Chúng ta có xu hướng nhấn mạnh một nửa sự thật, và chúng ta có thể làm điều đó trong hai cách. Mọi tà thuyết trong lịch sử thần học đều hợp với kiểu này. Chẳng hạn, nhấn mạnh thần tính của Đức Kitô hơn nhân tính hoặc ngược lại; hoặc nhấn mạnh quyền tối cao của Chúa hơn ý muốn tự do hoặc ngược lại.
Đây là 5 nguyên tắc chung để nhận biết Ý Chúa về mọi vấn đề:
1. Luôn bắt đầu với các dữ liệu, những gì chúng ta biết chắc. Nhờ cái đã biết mà đoán cái chưa biết, nhờ cái chắc chắn mà đoán cái không chắc. Ađam và Eva đã coi thường nguyên tắc này ở Vườn Địa Đàng, làm ngơ lệnh truyền của Thiên Chúa và lời cảnh báo về lời hứa hảo huyền của ma quỷ.
2. Hãy để con tim điều khiển cái đầu. Hãy để lòng yêu mến Thiên Chúa hướng dẫn lý lẽ trong việc tìm Ý Ngài. Chúa Giêsu đã dạy người Pharisêu về nguyên tắc này: Họ hỏi Chúa Giêsu về cách hiểu lời Ngài, và Ngài đưa ra nguyên tắc đầu tiên về khoa chú giải (hermeneutics): “Đạo lý tôi dạy không phải là của tôi, nhưng là của Đấng đã sai tôi. Ai muốn làm theo ý của Người thì sẽ biết rằng đạo lý ấy là bởi Thiên Chúa hay do tôi tự mình giảng dạy. Ai tự mình giảng dạy thì tìm vinh quang cho chính mình. Còn ai tìm vinh quang cho Đấng đã sai mình, thì là người chân thật, và nơi người ấy không có gì là bất chính” (Ga 7:16-18). Các thánh hiểu Kinh Thánh hơn các thần học gia, vì họ biết tác giả Kinh Thánh là chính Thiên Chúa, bằng cách yêu mến Ngài bằng cả linh hồn và trí khôn.
3. Hãy mềm lòng chứ đừng cứng lòng. Chúng ta nên “khôn ngoan như con rắn và hiền lành như bồ câu”, tinh thông như con cáo về tư tưởng trung thành như con chó trong ý muốn và hành động. Mềm lòng không có nghĩa là nhẹ dạ, và cứng đầu không có nghĩa là cứng lòng. Lòng chúng ta nên sẵn sàng “rỉ máu” và đầu chúng ta nên “giữ vững lập trường”.
4. Các dấu chỉ của Chúa theo dạng lượng giác học (trigonometry). Có ít là bảy dấu chỉ: (1) Kinh Thánh, (2) Giáo huấn của Giáo hội, (3) Lý lẽ của con người (do Thiên Chúa tạo nên), (4) Tình huống thích hợp (mà Ngài kiểm soát bằng sự quan phòng), (5) Lương tâm, biết đúng hay sai, (6) Ước muốn, bản năng hoặc xu hướng cá nhân, và (7) cầu nguyện.
Hãy trắc nghiệm sự chọn lựa bằng cách đặt mình trước mặt Chúa. Nếu một trong bảy điều nói KHÔNG thì đừng làm, nếu không điều nào nói KHÔNG thì cứ làm theo.
5. Hãy tìm kiếm hoa trái của tinh thần, nhất là ba điều này: Yêu thích, vui mừng, và bình an. Nếu chúng ta bực tức và lo lắng, không thích, không vui và không bình an, chúng ta không có quyền nói rằng chúng ta chắc chắn an toàn theo Ý Chúa. Sự nhận thức không nên cứng ngắc (nhắc), nông nổi, nóng vội, nhưng phải cảm thấy yêu thích, vui mừng và bình an – vì đó là một phần Ý Chúa đối với chúng ta, giống như trò chơi hơn là cuộc chiến, giống như viết thư tình hơn là thi tốt nghiệp.
Bây giờ đối với vấn đề của chúng ta. Thiên Chúa có chọn lựa đúng cho tôi? Nếu đúng, tôi phải tìm kiếm. Nếu không, tôi nên thoải mái hơn và chịu thiệt một chút.
Đây là 5 gợi ý trả lời: Câu trả lời tùy theo bạn là loại người nào. Tôi cho rằng nhiều dạng: (1) Công giáo, (2) những người chính thống và trung tín với các giáo huấn của Giáo hội, (3) những người bảo thủ, và (4) những người bị lôi cuốn. Tôi có nhiều người bạn – bạn tình cờ, bạn thân, và bạn rất thân – về dạng này trong nhiều năm. Thật vậy, tôi hợp với cách của tôi. Vì thế tôi nói theo kinh nghiệm khi tôi cho rằng những người thuộc dạng này có xu hướng mạnh về dạng tính cách nào đó – không tốt cũng không xấu – cần được nuôi dưỡng bằng một cách nhấn mạnh hơn cách khác. Dạng tính cách đối lập cần sự nhấn mạnh đối lập.
Dựa vào việc quan sát riêng về loại người này, gợi ý đầu tiên của tôi là chúng ta thường có xu hướng định hình theo ước muốn tốt để tìm Ý Chúa dành cho chúng ta. Chúng ta đưa ra chứng cớ khủng khiếp đối với người không là Kitô hữu; chúng ta có vẻ không thoải mái để dừng lại ngửi những bông hồng của Chúa, để tận hưởng cuộc sống theo như Chúa đã ban cho chúng ta. Chúng ta thường sợ hãi, bực bội, quan trọng hóa, thiếu khôi hài, và dễ tức giận. Tóm lại, đó là dạng “tiếp thị” không tốt cho Đức Tin của chúng ta.
Tôi không đề nghị chúng ta thỏa hiệp một chút đức tin để hấp dẫn những người không có đức tin. Tôi chỉ đề nghị chúng ta làm người. Cứ đi xem bóng đá. Cứ nhậu một chút, nếu biết uống. Đôi khi cũng cứ ngớ ngẩn một chút. Cứ thọc lét con cái và cùng vui vẻ. Hãy kể chuyện cười. Nói chung là cứ sống bình thường.
Đây là gợi ý thứ hai. Đa số các Kitô hữu, kể cả những người đạo đức, không biết những gì cần biết, đó là biết Ý Chúa qua từng cách chọn lựa của chúng ta. Hiếm lắm. Có thể điều gì đó quan trọng hơn là hiếm chăng? Có thể Thiên Chúa đã bỏ mặc chúng ta mà không gợi ý chăng?
Gợi ý thứ ba là Kinh Thánh. Trong đó có mọi tấm gương – đa số kỳ diệu, nhiều gương ngoạn mục – về việc Thiên Chúa mặc khải Thánh Ý Ngài. Nhưng các điều này được kể là mầu nhiệm: điều gì đó phi thường, chứ không chung chung.
Bóng tối và sự không chắc chắn thường xảy ra trong cuộc đời các thánh, kể cả đau khổ và nghèo nàn. Điều duy nhất phổ biến đối với nhân loại là Phúc Âm bảo đảm giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi (hậu quả của tội lỗi là chết chóc, sai lầm, sợ hãi), khỏi đau khổ và khỏi sự bất trắc. Nếu Thiên Chúa muốn chúng ta biết rõ ràng và không sai lầm, chắc chắn Ngài sẽ nói với chúng ta một cách rõ ràng và dứt khoát.
Gợi ý thứ tư là điều Thiên Chúa ban cho chúng ta: Sự tự do. Tại sao? Có một số lý do chính đáng. Chẳng hạn, để tình yêu của chúng ta có thể có giá trị hơn so với tình yêu theo bản năng, cảm xúc động vật không tự do. Nhưng tôi nghĩ có lý do khác. Là một giáo viên, tôi biết thi thoảng tôi cũng nên từ chối trả lời học sinh để chúng cố gắng tự tìm đáp án, như vậy chúng mới có thể ghi nhớ và tự đánh giá tốt hơn, đồng thời chúng cũng biết cách tập phán đoán khi tìm câu trả lời. Cho ai con cá thì rồi bạn phải nuôi họ suốt đời, cho ai cần câu và dạy họ câu cá là bạn nuôi họ cả đời rồi. Thiên Chúa ban cho chúng ta một số cá lớn, nhưng Ngài cũng ban cho chúng ta quyền tự do bắt cá nhiều hoặc ít.
Lý lẽ và tự do luôn đi đôi với nhau. Thiên Chúa tạo dựng cả hai giống như Ngài. Ngài mặc khải cho cả hai: dự đoán đối với lý lẽ và mệnh lệnh đối với ý chí. Nhưng khi Ngài không cho chúng ta câu trả lời, dù chỉ là lý thuyết, khi áp dụng cách dự đoán hoặc suy luận, như vậy Ngài cũng không cho chúng ta câu trả lời về luân lý hoặc hướng dẫn cụ thể, khi áp dụng mệnh lệnh hoặc kết luận. Ngài ban cho chúng ta lý trí và luân lý để thực hiện, và chắc chắn Ngài không vui khi chúng ta chôn giấu “nén tài năng” mà không “đầu tư” để Ngài thấy chúng ta sinh lời khi Ngài trở lại.
Về giáo dục, tôi biết luôn có hai thái cực. Bạn có thể quá tân thời, quá thực nghiệm, quá triết lý, quá nguyên tắc hoặc quá dễ dãi. Nhưng bạn cũng có thể quá cổ hoặc quá cứng rắn. Học sinh cũng cần sáng kiến, sáng tạo và nền bản. Luật Chúa rất ngắn gọn. Ngài ban cho chúng ta Mười Điều Răn, chứ không trăm hoặc ngàn điều răn. Tại sao? Vì Ngài muốn sự tự do và sự biến đổi. Tại sao bạn nghĩ Ngài tạo dựng quá nhiều người? Tại sao không dựng một vài người? Vì Ngài thích các tính cách khác nhau. Ngài muốn ca đoàn của Ngài đồng ca chứ không hợp xướng (but not in unison).
Tôi biết các Kitô hữu muốn tự biết mình nhiều để có thể quyết định xem cái nào chính xác là Ý Chúa muốn đối với họ. Tôi nghĩ như vậy tốt hơn là nghĩ về Thiên Chúa và người lân cận nhiều, còn chỉ ít nghĩ hoặc không nghĩ về mình, theo bản năng mà không muốn biết gì thêm. Nếu bạn yêu mến Chúa và hành động theo Luật Chúa, tôi nghĩ Ngài muốn chúng ta thư giãn một chút đấy.
Tôi rất ấn tượng với hình ảnh hàng rào quanh sân chơi của Chesterton ở trên núi, trẻ em trong đó có thể chơi đùa mà không sợ rơi xuống vực thẳm. Đó là lý do Thiên Chúa ban Lề Luật cho chúng ta: Không làm chúng ta âu lo nhưng giữ an toàn cho chúng ta để chúng ta có thể thoải mái với những trò-chơi-cuộc-đời, vui vẻ và yêu thương.
Mỗi chúng ta đều có những năng khiếu và ước muốn khác nhau, nhưng đã bị nhiễm tội – nhiễm cả vào lý luận và cơ thể của chúng ta. Chúng ta thường theo bản năng thể lý (như sự đói khát và phản xạ tự vệ) và bản năng trí tuệ (như tính tò mò và lý luận). Tôi nghĩ Ngài muốn chúng ta theo con tim. Chắc chắn là vậy, nếu Thành yêu Tâm hơn yêu Mai, anh ta có lý để nghĩ rằng Thiên Chúa đang muốn anh ta kết hôn với Tâm hơn là với Mai. Tại sao chúng ta không xử lý các chọn lựa khác theo quy luật tương tự?
Dĩ nhiên tôi không nói rằng chúng ta hoàn toàn không sai lầm. Tôi cũng không nói rằng chúng ta chỉ có thể theo lý lẽ của con tim. Trên đây tôi đã đưa ra 7 hướng dẫn. Nhưng chắc rằng chính Thiên Chúa đã “thiết kế” trái tim chúng ta – trái tim tinh thần với ước muốn và ý hướng nhiều hơn trái tim thể lý với động mạch chủ và các van bơm. Cha mẹ chúng ta phạm tội và hướng dẫn sai lầm, nhưng Thiên Chúa ban họ cho chúng ta để chúng ta theo. Như vậy, trái tim cũng đáng theo mặc dù nó cũng đầy tội lỗi và sai lầm. Nếu trái tim chúng ta yêu mến Chúa thì đáng theo lắm. Nếu nó không yêu mến Chúa thì bạn đừng quan tâm vấn đề nhận biết Ý Chúa.
Đây là gợi ý thứ năm. Khi chúng ta theo lời khuyên của Thánh tiến sĩ Augustinô là “cứ yêu mến Chúa đi, rồi cứ làm những gì bạn muốn”, chúng ta thường có kinh nghiệm về nỗi buồn và sự bình an. Bình an là dấu ấn của Chúa Thánh Thần.
Tôi biết có vài người rời bỏ Kitô giáo vì họ thiếu sự bình an. Họ cố gắng trở thành “siêu Kitô hữu” về mọi thứ, và họ phải chịu áp lực. Họ nên đọc thư của Thánh Phaolô gởi giáo đoàn Ga-lát.
Đây là gợi ý thứ sáu. Nếu Thiên Chúa có cách chọn đúng trong mọi điều bạn làm, bạn có thể rút kinh nghiệm. Nghĩa là Thiên Chúa muốn bạn biết căn phòng nào sạch nhất, phòng bếp hay phòng ngủ, và nên lấy cái dĩa nào trước, dĩa thịt hay dĩa nước chấm. Bạn thấy đó, nếu bạn thực hiện ẩn ý hợp lý của nguyên tắc này, điều đó sẽ buồn cười, không ổn, và không biết Chúa muốn chúng ta sống cách nào – cách được diễn tả trong Kinh Thánh và cuộc đời của các thánh.
Gợi ý thứ sáu là nguyên tắc có nhiều điều tốt. Nhưng đối với người nào đó, vẫn thường có vài cách chọn lựa đều tốt. Cái tốt là kính vạn hoa (kaleidoscopic), đa sắc biến đổi. Có nhiều con đường đúng. Con đường dẫn tới biển là đúng và con đường dẫn tới núi cũng đúng, vì Thiên Chúa vẫn đang chờ đợi chúng ta ở cả hai nơi. Sự thiện có nhiều màu sắc. Chỉ có điều ác mới thiếu màu sắc và biến ảo. Trong Hỏa ngục không có màu sắc, không có tính cách cá nhân. Các linh hồn tan chảy như chì, hoặc bị nhai nghiến trong miệng của Quỷ vương. Hai nơi giống nhau trên thế gian là nhà tù và nơi thù hận, không như nhà thờ.
Có những cách chọn lựa đều tốt như nhau. Ví dụ, tình dục trong hôn nhân. Khi bạn sống trong Luật Chúa – không ngoại tình, không độc ác, không ích kỷ, không hành động bất thường (kế hoạch, dùng biện pháp ngừa thai) – thì mọi thứ đều “suôn sẻ”. Bạn thử tưởng tượng đi. Có phải Chúa muốn bạn ân ái với người bạn đời không? Đúng là một câu hỏi ngớ ngẩn! Thế nhưng ân ái với người bạn đời là điều tuyệt vời, là Ý Chúa đấy. Ngài muốn bạn làm những gì bạn muốn để người bạn đời biết đó là bạn chứ không phải ai khác.
Gợi ý thứ bảy là chính kinh nghiệm của tôi. Lần đầu tiên tôi viết tiểu thuyết, tôi biết cách viết. Đầu tiên, tôi trao phó cho Chúa, tôi nói với Ngài rằng tôi muốn viết về Nước Trời, và tôi tin Ngài hướng dẫn tôi. Sau đó, tôi theo sự hứng thú của tôi, cả bản năng và tiềm thức. Tôi cứ để mạch truyện chảy đi và các nhân vật cứ là chính họ. Thiên Chúa không khởi đầu hoặc kết thúc cho tôi. Ngài không làm gì cho tôi. Nhưng Ngài vẫn ở đó, giống như người cha hoặc người mẹ tốt.
Tôi nghĩ rằng cuộc đời chúng ta như một cuốn truyện. Chúng ta viết truyện về chính cuộc đời mình và chính mình (vì chúng ta tự định hình bằng cách chọn lựa, giống như bức tượng là chủ của điêu khắc gia vậy). Dĩ nhiên, Thiên Chúa là tác giả thứ nhất, là điêu khắc gia thứ nhất. Nhưng Ngài dùng những con người khác nhau để có những tác phẩm khác nhau. Ngài là tác giả từng cuốn trong bộ Kinh Thánh, nhưng tính cách của mỗi tác giả phàm nhân diễn tả theo văn chương phàm tục.
Thiên Chúa là người kể chuyện hoàn vũ. Ngài muốn các câu chuyện khác nhau. Ngài muốn bạn biết ơn Ngài về câu chuyện duy nhất từ ý muốn tự do và sự quyết định của bạn. Vì ý muốn tự do của bạn và kế hoạch đời đời của Ngài không là hai điều cạnh tranh, mà là hai phương diện của một vấn đề. Chúng ta không thể hiểu hết mầu nhiệm này trong cuộc đời mình, vì chúng ta chỉ thấy mặt dưới của tấm thảm. Nhưng tôi nghĩ rằng, một trong những điều ở trên trời là chúng ta sẽ chúc tụng và cảm tạ Chúa vì Ngài đã không để chúng ta nắm vô-lăng cuộc đời của mình – giống như cha mẹ dạy con cái lái xe vậy. Nếu không thì…! Thì sao? Bạn thấy Ý Chúa tuyệt vời không nào?
Khi cho chúng ta tự do, Thiên Chúa nói: “Mong ý con được trọn vẹn”. Một số người trong chúng ta quay lại và nói với Ngài: “Con muốn ý con sẽ được trọn vẹn”. Đó là vâng lời lệnh truyền thứ nhất và là lệnh truyền quan trọng. Rồi khi chúng ta làm vậy, Ngài nói với chúng ta: “Bây giờ, ý con được trọn vẹn”. Rồi Ngài viết câu chuyện về cuộc đời chúng ta bằng những nét tự do của chúng ta.