Những cuộc bức hại Thánh đồ tàn khốc trong lịch sử

Thứ năm - 05/11/2015 03:46

Những cuộc bức hại Thánh đồ tàn khốc trong lịch sử

Lịch sử là kho tàng tri thức mà người hiện đại soi vào và rút ra bài học cho bản thân, tránh phạm sai lầm của người xưa. Tuy nhiên, con người trong mê muội, nuôi dưỡng tham vọng lớn lao, xem thường hết thảy các bài học, mà không ngừng lặp lại quá khứ, cái giá phải trả có lẽ đang chờ đợi họ.

Theo ghi chép của nhà sử học La Mã là Publius Cornelius Tacitus, Hoàng đế Nero cố ý phóng hỏa ở thành La Mã, sau đó giá họa cho tín đồ Cơ Đốc giáo. Sau này, Galerius cũng dùng thủ đoạn tương tự, trong vòng 15 ngày đã tạo nên hai vụ cháy lớn ở hoàng cung Nicomedia để rồi tiếp tục vu khống cho các tín đồ Cơ Đốc, khiến cho Hoàng đế lúc bấy giờ là Diocletian ra tay bức hại tín đồ Cơ Đốc vô cùng tàn bạo.

đại dịch, La Mã, bức hại thánh đồ, Bài chọn lọc,

Hoàng đế Nero lúc đó đứng trên tòa tháp cao, vừa đánh đàn ngâm thơ, vừa nhìn đám cháy.

Năm 64 SCN, thành La Mã xảy ra một trận hỏa hoạn, ngọn lửa cháy liên tục 6 ngày 6 đêm, thiêu hủy vô số nhà cửa và các công trình kiến trúc, người dân lưu lạc khắp nơi không nơi nương tựa. Sử sách kể lại, Hoàng đế Nero lúc đó đứng trên tòa tháp cao, vừa đánh đàn ngâm thơ, vừa nhìn đám cháy.

Vì để kích động lòng thù hận của dân chúng đối với tín đồ Cơ Đốc giáo, một số học giả La  Mã thời bấy giờ đã chế tác ra rất nhiều lời vu khống, bịa đặt lẫn dối trá nhắm vào các tín đồ Cơ Đốc giáo, nào là khi các tín đồ Cơ Đốc giáo bái lạy Thiên Chúa, họ phải giết trẻ sơ sinh để uống máu và ăn thịt, rồi nào là các tín đồ là người cuồng loạn, gian dâm, v.v..Nói chung, tất cả tội ác của xã hội La Mã thời bấy giờ đều gán lên thân các tín đồ Cơ Đốc giáo.

Năm đó, Nero từng hạ lệnh bắt không ít tín đồ Cơ Đốc giáo ném vào đấu trường, những người quyền quý lớn tiếng cười xem những người này bị mãnh thú xé xác ăn thịt. Ông ta thậm chí còn căn dặn thuộc hạ bắt rất nhiều tín đồ Cơ Đốc giáo cột chung vào bó cỏ khô, làm thành những ngọn đèn xếp thành hàng trong hoa viên, để khi trời tối đốt lên, chiếu sáng khắp hoàng cung để mọi người thưởng ngoạn vui chơi.

đại dịch, La Mã, bức hại thánh đồ, Bài chọn lọc,

“Lời nguyện cuối của tín đồ Cơ Đốc tử vì Đạo”, bức tranh miêu tả tình cảnh thảm khốc của các tín đồ Cơ Đốc giáo bị Đế chế La Mã bức hại, trên những cây cột trụ xung quanh đấu trường, bên trái là các tín đồ bị lửa thiêu sống, bên phải là tín đồ bị  xử tử đóng đinh trên thập tự giá, ở giữa chính là một nhóm tín đồ sắp bị mãnh thú xé xác ăn thịt.

Hoàng đế Aurelius bức hại các tín đồ Cơ Đốc giáo cũng vô cùng tàn bạo. Theo mô tả của nhà sử học Schaff, “xác chết của những người tử vì Đạo, trải dài khắp đường phố; những xác chết đó sau khi bị chặt ra từng khúc mới đem đi thiêu hủy, tro cốt còn lại sẽ bị ném vào trong hồ, để tránh cái điều mà họ gọi là ‘kẻ thù của Thần linh’ làm ô uế mặt đất”.

Năm 250, Hoàng đế Decius ra sắc lệnh, buộc tín đồ Cơ Đốc giáo chọn ra ngày làm lễ hối hận nhận sai, từ bỏ tín ngưỡng của mình, nếu không sẽ bị tổng đốc địa phương xét xử. Thân làm quan lại chính quyền của tín đồ Cơ Đốc giáo thì bị phạt làm nô lệ, hoặc bị tịch thu nhà cửa đất đai; người kiên định nhất thì bị xử tử. Còn về những bá tánh bình dân, tình cảnh càng bi thảm cùng cực.

Năm 303, Hoàng đế Diocletian lại tuyên bố sắc lệnh, bắt đầu sự kiện ‘Đế chế La Mã phát động chiến dịch đàn áp tôn giáo lớn nhất từ trước đến nay’, rất nhiều hành vi tàn bạo như triệt tiêu giáo hội, tịch thu kinh Thánh và sát hại giáo sĩ đã xảy ra.

Trong lịch sử, bức hại nữ tín đồ Cơ Đốc giáo khiến người ta nghe rợn cả người. Sử sách có thuật lại một vài sự việc phát sinh giữa những năm 209 đến năm 210, “nghe nói những người phụ nữ thành tín coi cái chết như con đường quay trở về, luôn luôn bị bức hại nghiêm trọng nhất, muốn họ xem rốt cuộc giữa tín ngưỡng tôn giáo và trinh tiết của bản thân, cái nào quan trọng hơn”.

đại dịch, La Mã, bức hại thánh đồ, Bài chọn lọc,

“A Christian Dirce”, tác phẩm của Henryk Siemiradzki. Dirce là danh từ thay thế cho phương thức tử hình, tín đồ Cơ Đốc giáo ‘bị cột trên thân trâu kéo lê cho đến chết’, bức tranh này miêu tả tình cảnh bi đát của các tín đồ bị bức hại dưới thời đế quốc La Mã.

Như mọi người đều biết, thể hệ luật pháp dưới thời đế quốc La Mã vô cùng phát triển, quy chế bào chữa cũng đã hết sức thuần thục. Tuy nhiên, thể chế luật pháp hoàn thiện không có ngăn chặn được sự bức hại mà kẻ thống trị bạo ngược áp đặt lên các tín đồ thiện lương; xét xử và hình phạt lại trở thành phương thúc đường hoàng công khai cho cuộc bức hại.

Vào thời La Mã, một tuần phủ tên Pliny bẩm báo lên Hoàng đế Trajan rằng, “Bất kỳ người nào bị tố cáo là tín đồ Cơ Đốc giáo, thần sẽ thẩm vấn họ có phải là tín đồ Cơ Đốc giáo hay không, nếu họ thừa nhận, thần sẽ dùng hình phạt để hù dọa cảnh cáo họ, rồi thẩm vấn lần nữa, nếu như họ vẫn kiên quyết thừa nhận mình là tín đồ Cơ Đốc giáo, thần sẽ hạ lệnh xử quyết họ”. Hoàng đế Trajan phê trong tấu chương rằng, “Việc nhà ngươi xử những người bị tố cáo là tín đồ Cơ Đốc giáo là vô cùng đúng đắn….”

Trong ‘Vụ án Cyprien bị chém đầu’ hèn hạ nức tiếng, cha xứ Cyprien từ chối từ bỏ tín ngưỡng và ‘hối hận làm lại con người mới’, tòa án liền buộc tội ông là “tự ý tập họp bè đảng phạm tội” và “coi thường chư Thần La Mã” rồi ra lệnh chém đầu.

Cuộc đàn áp đối với chính tín không phải là điều mà một người lương thiện có thể lí giải được, bởi nó bắt nguồn từ bản tính hung tàn, độc đoán và lòng đố kỵ của kẻ thống trị tà ác. Từ lịch sử có thể thấy được, chính tín luôn luôn xuất hiện vào thời kì đạo đức bại hoại, nhân tâm hủ hóa, sức mạnh của bác ái, từ bi sẽ trực tiếp xung kích với các nhân tố tà ác vốn được tích tụ từ lâu. Bức hại đối với chính tín, chẳng qua cũng chỉ là biểu hiện của sự đo lường thiện ác, là tà ác đang gắng sức giãy giụa khi đã đến bờ vực diệt vong.

đại dịch, La Mã, bức hại thánh đồ, Bài chọn lọc,

Thánh nữ Eulalia

Bức tranh Thánh nữ Eulalia (290-303), tranh họa Thánh nữ Eulalia, một thánh nữ trong thời kì Đế chế La Mã bức hại tín đồ Cơ Đốc giáo, khi chết cô chỉ mới 13 tuổi, “Cô gái đồng trinh này là một giáo đồ Cơ Đốc vô cùng kiên trinh, chân thành, trước sau vẫn kiên trì với đức tin của mình. Cô ấy bị đến 13 hình phạt tử hình, bao gồm lăn qua bàn đinh, xẻ thịt, đóng đinh lên thập tự giá, treo lên lưỡi câu thiêu sống,..cuối cùng đầu cô bị chặt mất. Khi cô chết, trời bỗng giáng tuyết, và tuyết đã phủ lên người cô”.

Đối với những kẻ thống trị ngang ngược, hống hách, ác độc mà nói, bất cứ tư tưởng, tín ngưỡng và quần thể nào không thuận theo ý muốn của họ thì đều là ‘sự uy hiếp’ nghiêm trọng đối với quyền lực chính trị của mình, đều trở thành cái cớ để họ thủ tiêu ,đả kích và tìm mọi cách để nhổ tận gốc.

Hoàng đế La Mã Domitian từng hạ lệnh lùng bắt các tín đồ Cơ Đốc giáo trên quy mô lớn, rồi đem họ xử tử, ngay cả gia đình người em họ cũng không buông tha. Domitian bức hại các tín đồ Cơ Đốc giáo, chỉ vì họ không chịu tôn ông làm Thần. Vị hoàng đế này không can tâm đợi chờ cho đến lúc chết mới được truy phong là Thần như thông lệ, mà muốn lúc còn sống, người dân phải tôn xưng ông là “Thiên Chúa của chúng tôi, vị Thần của chúng tôi”.

Hoàng đế Diocletian vì để thống nhất Đế chế La Mã hữu hiệu, ông yêu cầu mỗi công dân La Mã chỉ được theo một tín ngưỡng duy nhất, nhưng các tín đồ Cơ Đốc giáo vẫn kiên trì với đức tin của mình, vì vậy họ trở thành mối họa lớn nhất trong lòng ông ta. Kết quả là, ông ta bèn hạ lệnh tiêu diệt giáo hội, tín đồ Cơ Đốc giáo bị bắt phải chọn lựa giữa việc từ bỏ đức tin hay bị xử tử.

Cơ Đốc giáo trong quá trình truyền bà vẫn kiên trì tín ngưỡng của mình, không chấp nhận đứng chung hay dung hợp với các tôn giáo khác, vậy nên họ đã đắc tội với những người duy hộ tôn giáo La Mã. Lúc bấy giờ, khắp thành La Mã, những vị Thần mà người dân thờ phụng đủ dạng đủ kiểu, đa số đều là tà Thần, những người tín phụng tà Thần đó trong lòng luôn cảm thấy lo lắng không yên trước những người theo chánh Đạo.

Dưới thời La Mã, các tín đồ Cơ Đốc giáo hết lòng tuân thủ sự thánh thiện, nhân ái, hòa bình và công lí, những điều này xem ra là lí tưởng không thiết thực lắm vào thời bấy giờ. Xuất phát từ lòng nhân ái, các tín đồ Cơ Đốc giáo cự tuyệt vào đấu trường để xem các tù tội chiến tranh và nô lệ cấu xé nhau cho đến chết, họ phóng thích nô lệ của mình vô điều kiện. Không ít cha sứ phê bình lối sống xa xỉ dâm dục của người La Mã, điều này đã gây nên bất mãn rất lớn của một số người. Đời sống cá nhân giản dị thuần khiết của các tín đồ Cơ Đốc giáo đã tạo nên sự khác biệt hết sức to lớn với bầu không khí xa hoa, trụy lạc của xã hội thời bấy giờ, rất nhiều người đặc biệt là những người nắm quyền bính trong tay cảm thấy đây là một mối uy hiếp cực lớn.

đại dịch, La Mã, bức hại thánh đồ, Bài chọn lọc,

Ngọn đuốc của Nero, tường thuật lại hình ảnh Hoàng đế Nero (37- 68 SCN) dùng hỏa hình bức hại các tín đồ Cơ Đốc giáo. Đế chế La Mã bức hại tín đồ Cơ Đốc giáo bắt đầu từ năm 60 – 70, kể từ khi người La Mã xử tử Thánh Peter và Thánh Paul trong nhóm mười hai tông đồ Cơ Đốc giáo, cuộc bức hại này đã kéo dài đến hơn 200 năm.

Dưới thời La Mã, cha sứ Polycarp bị áp giải đến đấu trường. Tuần phủ nói, chỉ cần ông phủ nhận Đấng Ki-tô trước mặt mọi người, thì sẽ được thả ngay. Polycarp nói, “Hơn 80 năm nay tôi mãi thờ phượng Chúa của tôi, Ngài chưa từng bạc đãi tôi, vậy nên tôi không thể nào làm nhục Đấng đã cứu vớt tôi được?

Tuần phủ dự định thiêu sống Polycarp. Polycarp bình tĩnh nói rằng, “Nhà ngươi muốn dùng lửa để dọa ta sao, ngọn lửa đó cùng lắm chỉ cháy trong một giờ đồng hồ là hết, nhà ngươi lại quên mất ngọn lửa muôn đời bất diệt trong vô gián địa ngục hay sao”. Lời vừa dứt, thì một đám bạo dân xông lên, dùng lửa mà thiêu sống ông.

Lúc đó, rất nhiều tín đồ Cơ Đốc giáo, không những không rên la khi bị thiêu sống, mà trong ngọn lửa họ còn ca ngợi Thiên Chúa của mình. Đây là điều mà xã hội La Mã thối nát, mê muội không sao lí giải được.

Cuộc bức hại tàn khốc kéo dài gần 300 năm lịch sử, kể từ lúc các tín đồ Cơ Đốc bị đế quốc La Mã bức hại cũng là quá trình lịch sử đế quốc La Mã đi đến ngày tàn lụi. Đi đôi với việc bức hại tín đồ Cơ Đốc giáo, đế quốc La Mã không ngừng gặp phải các vấn đề về thiên tai và dịch bệnh, tình trạng kinh tế không ngừng sa sút, bộ lạc Germain và đế quốc Ba Tư cũng bắt đầu xâm chiếm các vùng bờ cõi xa xôi, sau cùng đế quốc La Mã đi đến diệt vong.

đại dịch, La Mã, bức hại thánh đồ, Bài chọn lọc,

Chiến thắng của tử thần (The Triumph of Death), năm 1562, tranh sơn dầu, viện mĩ thuật Pulado, Madrid, Tây Ban Nha.

Trong khoảng thời gian này, La Mã xảy ra nhiều trận đại dịch. Tình cảnh thảm khốc của nó khiến toàn nhân loại phải khắc ghi vào tận xương tủy. Nhà sử học Ivar Greg Wells đã miêu tả vô cùng tinh tế và sâu sắc về những gì ông đã trải qua  trong các cơn đại dịch mang tính lịch sử này.

Thân thể một số người, bắt đầu từ phần đầu, cặp mắt ứ máu, gương mặt sưng lên, tiếp đó là cổ họng cảm thấy khó thở, không được bao lâu sau thì chết mất…..Một số người nội tạng lòi cả ra ngoài; số khác bị viêm và nhiễm trùng ở phần hông, nước mủ chảy khắp người, đồng thời còn bị sốt cao, những người này sẽ chết trong vòng hai hoặc ba ngày tới. Những người nhiễm bệnh còn có thể kéo dài hơi tàn được mấy hôm, nhưng cũng có những người thì chết chỉ sau vài phút khi phát bệnh. Một số người bị nhiễm một hai lần lại khỏi hẳn, nhưng mà điều chờ đợi họ, chẳng qua chỉ là lần lây nhiễm thứ ba và theo sau đó cũng là cái chết thôi”.

Khu vực gặp phải dịch bệnh sớm nhất trong tất cả thuộc địa của đế quốc La Mã là Ai Cập, thành thị xảy ra dịch bệnh đầu tiên là bến cảng Pelusium, thuộc vùng biển Địa Trung Hải. Vùng đất này trước nay vốn là cửa ngõ giao tranh ác liệt nhất của quân đội  Ai Cập với quân xâm lược. Người Ba Tư, người Syria, người Hy Lạp, thậm chí ngay cả Alexander Đại đế, đều từ nơi này tiến đánh vào Ai Cập. Tuy nhiên, lần này “quân địch” không phải là những đội quân mặc giáp mà là những con chuột mang theo dịch bệnh chạy tán loạn khắp nơi rồi đổ bộ vào đất liền, từ tuyến đường phía nam Biển Đỏ đến Pelusium, đi qua kênh đào Xuy-ê “tiến quân” vào La Mã.

Sau khi tàn phá Pelusium, trận ôn dịch này nhanh chóng lan sang bến cảng Alexander, tiếp đó chính là thành Constantinople và toàn bộ đế quốc La Mã. Một phần ba dân số La Mã đã chết trong trận ôn dịch bùng phát trên quy mô rộng lớn lần thứ nhất này; tại thủ đô, trên một nửa số dân đã tử vong.

Ôn dịch tại Constantinople

Một người khác cũng chứng kiến thảm kịch lịch sử này là John of Ephesus, đã viết như sau: “Nhà cửa chung quanh, lớn cũng vậy, mà nhỏ cũng thế, lộng lẫy cũng như tầm thường, toàn bộ chỉ trong nháy mắt đã trở thành ngôi nhà mồ của những người sống trong đó. Còn tất cả tôi tớ và người chủ trong nhà, họ nằm ở trong phòng ngủ của mình, cơ thể  tàn tạ yếu ớt không còn chút sức lực, đôi khi có người bất thình lình thở dốc một hồi rồi tắt thở mà chết, người ta có thể cảm nhận được hơi thở của sự chết chóc đang đến với từng người một trong nhà“.

Khắp nơi đều là “xác chết vì không có người chôn cất mà thối nát, phân hủy ngay trên đường phố“, mọi nơi đều có người đột ngột ngã xuống đường rồi chết ngay tại chỗ. Đó là những “tấm gương” khiến cho tất cả người xem đều cảm thấy kinh hoàng, sợ hãi. Bụng họ sưng phù lên, từng cơn từng cơn nước mủ không khác gì những dòng nước lũ từ trong miệng nôn ra, cặp mắt đỏ rực, tay thì giơ lên cao. Xác chết chất chồng lên xác chết, la liệt trong từng con đường, trên từng góc phố, cửa hiên ngoài sân nhà hoặc trong giáo đường. “Trong những đám sương mù ngoài biển cả, những con thuyền cũng không tránh khỏi cơn thịnh nộ của Thượng Đế nên đã trở thành những “nấm mồ” lênh đênh trôi giạt trên những cơn sóng lớn ngoài biển cả“.

Bản thân John đã tận mắt chứng kiến dịch bệnh tàn phá thành thị như thế nào thì cũng hủy diệt nông thôn như thế ấy. “Ngày này qua ngày khác, chúng tôi cũng như tất cả mọi người, gõ cửa từng nhà một xem tình hình ra sao. Mỗi khi màn đêm buông xuống, chúng tôi đều nghĩ, Thần Chết nhất định sẽ trong đêm tối mà đến cướp đi sinh mệnh của chúng tôi bất kì lúc nào; khi bình mình ló rạng, chúng tôi lại sẽ phải đối mặt với những ngôi ‘nhà mồ’ suốt cả ngày”.

Chúng tôi nhìn thấy những thôn xóm hoang vu không một bóng người. Xác chết trải dài trên mặt đất; trạm tiếp tế bên đường chỉ là một màu đen kịt, cô đơn và sợ hãi bao trùm lấy con tim bất cứ người nào nếu tình cờ đi ngang qua đó. Còn những đàn gia súc bị người ta ruồng bỏ phân tán khắp rừng núi, căn bản không có lấy một người chăn dắt”.

đại dịch, La Mã, bức hại thánh đồ, Bài chọn lọc,

Ôn dịch trong tranh vẽ của họa sĩ

Tại thành Constantinople, John đã ghi chép khá tường tận về sự đáng sợ của trận đại dịch này: “Khi cơn đại dịch ập đến thành thị này, mục tiêu đầu tiên của nó là các giai cấp nghèo khổ ngủ trên đường phố”….. “Chỉ trong vòng một ngày, từ năm nghìn đến bảy nghìn người, thậm chí có những lúc đạt từ mười hai nghìn đến mười sáu nghìn người đã rời khỏi thế giới này. Bởi vì đây mới chỉ là bắt đầu, các quan viên chính phủ thì đứng ở các nơi như bến cảng, ngã tư và cổng thành để kiểm kê số người tử vong“.

Như vậy, thành Constantinople đã kề cận bến bờ diệt vong, chỉ có một ít người sống sót. Nếu như chỉ đề cập đến những người chết ở đường phố, nếu có người hy vọng chúng tôi có thể nói ra con số tử vong thực tế mà chúng tôi đã từng thống kêcụ thể, thì có đến hơn 30 vạn người. Những vị quan viên phụ trách việc kiểm kê con số người chết đó, sau khi thống kê đến 23 vạn người, phát hiện thấy rằng số người chết nhiều đến mức quả thật không có cách nào tính rõ cho được, cho nên họ không còn kiểm kê nữa. Từ đó về sau, thi thể chẳng qua thống kê thì đã kéo thẳng ra ngoài thành thị”.

Lãnh đạo địa phương rất mau chóng tìm không ra chỗ có thể dùng cho việc chôn cất nữa. Bởi vì không có đủ băng ca cũng không có người đào mộ, xác chết đành phải chất thành đống bên đường, cả thành thị đều nồng nặc mùi xác chết”.

Có những lúc, khi mọi người đang nhìn nhau nói chuyện, họ bỗng nhiên lắc động một cái, sau đó ngã nhào xuống bên đường hoặc trong nhà. Khi một người tay còn đang cầm công cụ, ngồi ở đó mà làm thủ công mỹ nghệ, ông ta cũng có thể sẽ ngã sang một bên, hồn lìa khỏi xác. Mọi người ra chợ để mua một vài món đồ thiết yếu, nhưng khi họ đứng đó trò chuyện hoặc đếm tiền, cái chết sẽ đột nhiên tập kích hai bên cả người mua lẫn người bán, hàng hóa và tiền mặt vẫn ở đó, nhưng chẳng có ai nhặt nó lên“.

Từ mọi phương diện mà nói, tất cả đều trở về con số không, bị tàn phá hết rồi, quay trở lại chỉ còn nỗi đau thương của đám tang mà thôi. Khắp cả thành phố đình trệ cứ như đã đứng trước bờ vực diệt vong, vậy nên, nguồn cung cấp thực phẩm trong thành thị cũng bị cắt đứt“.

Sau khi nghĩa địa dùng hết, người chết bị quăng xuống biển. Một lượng lớn xác chết được đưa đến bãi biển. Trên bãi cát, tàu thuyền chứa đầy xác chết. Trong mỗi lần khởi hành, tất cả xác chết đều bị quăng xuống biển, sau đó, tàu thuyền lại quay trở về bãi biển để vận chuyển những thi thể còn lại.

Người đứng trên bờ biển, có thể nhìn thấy những cáng cứu thương chen chúc vào nhau, đầu tiên họ vận chuyển hai hoặc ba thi thể, chuyển đến bãi biển rồi, sau đó lại quay trở lại để vận chuyển những thi thể khác. Những người khác thì sử dụng tấm ván gỗ hoặc gậy gộc để chuyển dời xác chết rồi chất chúng thành từng đống từng đống một. Có một vài thi thể do đã phân hủy, dính vào trong tấm chiếu, vậy nên mọi người dùng gậy gộc chuyển dời thi thể đến bãi biển, rồi đem những xác chết chảy mủ này ném vào bãi cát”.

Hàng nghìn hàng vạn xác chết chất đầy cả bãi biển, giống như những sinh vật trôi nổi trên sông, còn nước mủ thì chảy vào trong biển cả. Những con tàu qua lại như thoi, không ngừng vận chuyển “thứ hàng hóa đáng sợ” rồi quăng chúng xuống biển, nhưng nếu muốn thanh lí triệt để toàn bộ xác chết là điều không thể. Vậy nên, Hoàng đế Justinian quyết định áp dụng một biện pháp mới trong việc xử lí xác chết là đào một cái hố khổng lồ, mỗi cái hố có thể chứa khoảng 7 vạn xác chết.

Mọi người ném xác chết vào trong hố rồi lật ngược lại, đè nén từng tầng từng tầng giống như chất từng đống cỏ khô. Một nhóm người đứng ở đáy hố sâu tựa như vực thẳm, một vài người khác thì đứng ở bên cạnh hố lớn, những người ở trên thì quăng xác chết xuống hố như ném đá vào cối xay đá vậy, những người ở đáy hố thì túm lấy những xác chết rồi xếp chúng thành từng hàng từng hàng đan xen xếp chồng lên  nhau. “Vì không có đủ không gian, vậy nên, đàn ông và đàn bà, người già và trẻ em đều chen thành đống, rữa nát ra giống như bã nho bị nhiều người luân phiên nhau dẫm đạp. Tiếp đó, lại có rất nhiều xác chết bị quăng từ trên xuống, xác chết của những nam nữ thuộc tầng lớp quý tộc, cụ già, nam nữ thanh niên cho đến trẻ con và trẻ sơ sinh cứ như thế mà quăng xuống dưới”.

đại dịch, La Mã, bức hại thánh đồ, Bài chọn lọc,

Đại dịch ở Ashdod, Nicolas Poussin (1594-1665 ), nước Pháp năm 1630.

Trận đại dịch này đã thay đổi lịch sử. Vào thế kỷ thứ 6, Hoàng đế của Byzantine là Justinian lên kế hoạch chinh phục tất cả vùng đất của đế quốc La Mã, bao gồm những vùng đất còn sót lại chung quanh, đồng thời chiếm lĩnh rất nhiều vùng thuộc Tây Syria và Tây Ban Nha. Nhưng cũng trong thời gian đó, năm 542, khi Hoàng đế Justinian trị vì được 15 năm thì trận đại dịch bùng phát. Nó lan sang Ai Cập, tập kích thủ đô Byzantine là thành Constantinople, rồi lan rộng sang phía Tây đến châu Âu.

Hoàng đế Justinian, 59 tuổi, cũng bị nhiễm bệnh. Người trong thành Constantinople, từ dân thường cho đến quý tộc, đã trải qua ba tháng thống khổ không sao tả xiết, vào mùa đông bệnh tình càng trở nên chí mạng rồi chuyển thành viêm phổi có tính lây lan. Khi cơn dịch biến mất, số người chết trong thành lên đến 40%.

đại dịch, La Mã, bức hại thánh đồ, Bài chọn lọc,

Thánh đồ John vì muốn cho những người đời sau biết về trận đại dịch thảm khốc này, qua đó có được bài học thực tiễn ‘đừng theo vết xe đổ phía trước’, ông đã viết lại lời khuyên chân thành trong những tháng ngày đau khổ mà mình đã trải qua.

Mỗi một quốc gia, mỗi một vùng đất, mỗi một khu vực cho đến mỗi một thành thị lớn mạnh, toàn bộ con dân của đều không ai có thể thoát khỏi bàn tay bỡn cợt của Thần Chết. Vậy nên, khi tôi (Ephesus John), một con người bất hạnh, khi muốn viết lại sự kiện này để lưu vào sử sách, rất nhiều lần, tư duy của tôi chết lặng tê liệt. Hơn nữa, xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, tôi đã muốn quên đi tất cả mọi thứ: Trước hết là vì cứ cho là tất cả sự việc đều được tổng hợp lại, cũng không có cách nào tự thuật nó được; ngoài ra, còn vì cả thế giới đều đang biến động, đi đến suy đồi, khi thời gian sinh tồn của một đời người đều bị rút ngắn lại rất nhiều, cứ cho là có thể ghi chép lại một phần nhỏ của muôn vàn sự việc không thể kể hết được trong đó, lại có tác dụng gì đâu? Mà người ghi chép lại tất cả sự việc này, thì là vì ai mà ghi chép lại đây?

Tuy nhiên, tôi lại nghĩ tiếp, nếu dùng cây bút của tôi, để cho con người đời sau biết được một phần nhỏ của những sự việc nhiều không đếm xuể mà Thượng Đế đã trừng phạt chúng tôi, như thế nào có sai gì. Cũng có thể, trong những năm tháng còn lại của thế giới, các thế hệ sau này sẽ vì những tội lỗi mà chúng tôi đã phạm và chịu sự trừng phạt thảm khốc này, mà cảm thấy kinh hoàng, sợ hãi. Đồng thời có thể thông qua sự trừng phạt mà những người không may mắn như chúng tôi phải gánh chịu, mà trở nên sáng suốt và lí trí hơn, từ đó mà họ có thể không còn mắc phải lỗi lầm để rồi tự cứu vớt bản thân khỏi cơn thịnh nộ của Thượng Đế và những khổ nạn sẽ xảy đến trong tương lai”.

Chỉ mong sao những đau đớn thê thảm mà những người đời trước chúng tôi đã trải qua có thể cảnh tỉnh thế hệ sau này, thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo, đây chính là chân lý của toàn vũ trụ này


Tác giả bài viết: Tiểu Thiện,

Nguồn tin: dịch từ Đại Kỷ Nguyên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập98
  • Hôm nay11,830
  • Tháng hiện tại275,538
  • Tổng lượt truy cập36,330,093
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây