Trước khi tìm hiểu thừa canxi gây ra những bệnh lý nào, bạn hãy nhớ vai trò hết sức quan trọng của canxi. Nó chiếm khoảng 70% trọng lượng xương, giúp xương phát triển, tăng trưởng chiều cao. Còn đối với hệ thần kinh, canxi góp phần giúp hoạt động của tuyến yên diễn ra bình thường; kết nối thông tin giữa các tế bào thần kinh và giữa tế bào thần kinh với các tế bào khác.
Ngoài ra, canxi cũng có vai trò quan trọng đối với hệ thống cơ của cơ thể (cơ bắp, cơ tim, cơ trơn), nó giúp cơ tim co bóp tạo nhịp đập linh hoạt, duy trì sự đông đặc của máu và quá trình chuyển hóa của các cơ quan khác. Quan trọng hơn, canxi còn có nhiệm vụ phát hiện, tiêu diệt các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Dưới đây là những bệnh lý mà cơ thể dễ mắc phải khi thừa canxi:
- Sỏi thận: thừa canxi sẽ gây quá tải cho thận, nếu vẫn tiếp tục bổ sung canxi vượt quá nhu cầu của cơ thể trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ sỏi niệu quản, sỏi thận. Bệnh có thể nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị kịp thời.
- Cường giáp: thừa canxi khiến các hormon tuyến cận giáp sản sinh quá nhiều, do đó gây ra bệnh này. Các tuyến cận giáp có vai trò kiểm soát lượng canxi và photpho trong cơ thể của chúng ta.
- Bệnh tim mạch: khi cơ thể thừa canxi sẽ làm ảnh hưởng đến lượng ion canxi trong máu, từ đó gây ra tình trạng rối loạn canxi máu và nhịp tim. Mặt khác, thừa canxi cũng khiến các hormon khác nhau được giải phóng ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch, nặng là khiến đau tim.
- Buồn nôn và mệt mỏi: nhiều người bị thừa canxi thường thấy mình không được tỉnh táo, lúc nào cũng ủ rũ và mệt mỏi dẫn đến trầm cảm. Ngoài ra còn thấy buồn nôn và chóng mặt, khát nước, đi tiểu nhiều lần...
- Giảm hấp thu chất dinh dưỡng : lượng canxi được hấp thu bởi cơ thể tăng sẽ khiến việc hấp thu các chất dinh dưỡng khác suy giảm. Các bác sĩ đã đưa ra lời khuyên khi bổ sung canxi là không nên uống chung canxi với sắt và kẽm cùng lúc. Từ đó, có thể hiểu, nếu cơ thể thừa canxi sẽ cản trở sự hấp thu của không chỉ sắt hay kẽm mà còn là cả các chất dinh dưỡng khác. Vì vậy, nó ảnh hưởng chung đến sức khỏe của toàn cơ thể.
- Rối loạn tiêu hóa: thừa canxi cũng khiến bạn thường xuyên bị táo bón. Táo bón lâu ngày sẽ dẫn đến chán ăn, ăn không ngon miệng và hay bị đau bụng.
Việc bổ sung canxi phụ thuộc vào nhu cầu của từng độ tuổi và bảo đảm được bổ sung kèm lượng vitamin D cần thiết thì cơ thể mới hấp thu tốt chất này. Vậy bổ sung thế nào để không bị thừa canxi?
2.1. Canxi có nhiều trong thực phẩm
Phương pháp bổ sung canxi hiệu quả nhất chính là thông qua các loại thực phẩm thiên nhiên đầy đủ dinh dưỡng.
Canxi có thể được nạp vào cơ thể bằng bữa ăn hàng ngày thông qua một số loại thực phẩm như: hải sản gồm tôm, cua, sò, cá…; các loại rau gồm rau diếp, bắp cải, cải xoăn, cần tây… giúp tăng cường sức khỏe xương. Trong rau có màu xanh lá đậm chứa nhiều vitamin K để hình thành osteocalcin giúp xương tích tụ canxi. Thông thường, cơ thể chỉ nạp khoảng 20% lượng canxi qua thức ăn, còn lại sẽ bài tiết ra ngoài.
Ngoài ra, nên bổ sung canxi từ sữa, sữa chua , các chế phẩm của sữa để giúp phát triển chiều cao. Trong sữa chua có chứa hàm lượng vitamin D cao cùng nhiều dưỡng chất khác giúp hấp thụ canxi tốt cũng như cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Trong 100mg sữa chua có chứa đến 110mg canxi. Bên cạnh đóng vai trò cung cấp canxi cho cơ thể, sữa chua còn giúp cân bằng hàm lượng dinh dưỡng giúp phát triển tốt hơn. Để giúp cơ thể hấp thụ tối đa lượng canxi trong sữa chua, nên ăn sữa chua trước khi đi ngủ.
2.2. Không tự ý bổ sung canxi bằng thuốc
Nguyên nhân lớn nhất khiến cơ thể thừa canxi đó chính là tự ý bổ sung một cách tùy tiện bằng thuốc, thực phẩm chức năng.
Như đã nói ở trên, thừa canxi quá lâu có thể dẫn đến sỏi thận, vôi hóa động mạch. Dư thừa canxi cũng khiến người bệnh khát nước, tiểu nhiều, buồn nôn, rối loạn nhịp tim. Nếu gặp các biểu hiện thừa canxi như vậy, nên dừng uống canxi và đi khám bác sĩ ngay để được tư vấn kịp thời.
Tác giả bài viết: Trà Mi
Nguồn tin: Trí thức trẻc trẻ
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn