TU SĨ VỚI TÀI - ĐỨC

Chủ nhật - 12/04/2015 22:32

TU SĨ VỚI TÀI - ĐỨC

Chắc có lẽ nghiệm được chữ “tài” nó có một ảnh hưởng như thế nào trên một người có tài để rồi cụ Nguyễn Du viết: “Chữ tài liền với chữ tai một vần”


































Những mảnh vụn suy tư _ tác giả Anmai.CSsR Tập 1
.
Với người đời thì họ vẫn thường nhìn nhận câu nói trên đây là đúng nhưng thật sự trong cuộc sống vẫn không thiếu người có tài nhưng bên cạnh cái “tài” của họ có cả một cái “đức” bao trùm. Và với người tu sĩ đứng trước cái “tài” thì sẽ như thế nào? Với cái nhìn thiển cận tôi gợi lên vài cảm nghĩ về người tu sĩ với cái “tài” và cái “đức”.
Dù thế nào đi chăng nữa, tu sĩ vẫn là một con người và thậm chí còn là một con người rất bình thường nữa là khác. Thế nên trong con người của một tu sĩ vẫn mang trong mình cái tham – sân – si của cuộc đời.
Những người tu sĩ có tài mà mọi người đánh giá đó chính là những tu sĩ: giảng hay, đàn hay, hát hay, dạy giáo lý giỏi, sinh họat hay, có tài lãnh đạo, có tài tổ chức v.v và v.v nói chung dưới con mắt của người đời thì đó chính là những tu sĩ “có tài”.
Và chắc hẳn mọi người đều biết rằng có những tu sĩ có những biệt tài nhưng rồi cũng không ít những trường hợp đáng tiếc rằng là bên cạnh những biệt tài ấy thì đi kèm với thái độ, một cách sống ngạo mạng, kên đời mà người ta nôm na gọi là không có đức. Và rồi chính những người tu sĩ ấy phải trả giá cho cái sự ngạo mạn của mình.
Điều đáng tiếc là nhiều lúc chính đương sự cũng chẳng biết rằng mình đang sống ngạo mạng, kên đời. Họ lầm tưởng rằng họ biết được cái này, biết được cái kia là họ hơn anh chị em của mình để rồi càng ngày càng huyênh hoang cho cái khả năng của mình.
Không ít trường hợp có nhiều tu sĩ có một chút tài đã đè nặng lên anh chị em trong cộng đoàn của mình những thánh giá vô hình.
Thái độ đầu tiên của nhiều tu sĩ có biệt tài là họ thường cho mình là nhất. Nếu trong cộng đoàn không có mình thì không làm được chuyện đó và từ thái độ này họ dần dần củng cố cho quan điểm của mình rằng là ý của họ là đúng còn ý của anh em là sai. Họ vẫn thường nhân danh “Hiến pháp” và “Luật Dòng” cũng như “Nội quy” của nhà Dòng ra để mà kết án những anh em lỗi luật, họ quên rằng bên cạnh cái “Hiến pháp” và “Luật Dòng” cũng như “Nội quy” của nhà Dòng còn có cả một cái tình người để cư xử với nhau.
Người tu sĩ chọn Chúa Giêsu là cùng đích của cuộc đời mình và lẽ dĩ nhiên khi chọn Chúa thì họ cũng chọn cách sống của Chúa cũng làm cách sống cho chính mình. Thế nhưng đáng tiếc thay là dần dần họ thay thế vai trò của Chúa vào vai trò của họ để rồi càng ngày càng khắt khe với anh chị em của mình, còn với mình thì lại dung túng. Vì lẽ họ cứ nghĩ rằng họ làm được việc và nhà Dòng cần đến họ. Họ nghĩ rằng chỉ có một mình họ mới làm được việc này việc kia mà thôi, ngoài ra chẳng ai thay được họ và càng ngày cái thái độ ngạo mạn ăn sâu vào trong họ lúc nào mà họ không hề hay biết.
Thái độ thứ nhì của nhiều tu sĩ có tài thường họ biết rằng họ làm được việc và rồi khi làm được việc thì họ có chút uy tín với anh em và được nước là họ sống theo kiểu “thượng đội hạ đạp”. Lối sống “thượng đội hạ đạp” này rất tinh vi, nó len lõi vào người tu sĩ lúc nào không hay. Khi họ có tài họ có uy tín thì họ muốn phát biểu sao thì cứ phát biểu, có những lúc phát biểu một cách vô tội vạ để rồi anh em chết.
Thái độ thứ ba đó là bè phái. Điều đau đớn trong một tập thể, trong một cộng đoàn thì những người có tài cũng như những người làm được việc thường liên kết với nhau. Sự liên kết của họ đã vô tình làm cho những anh chị em không có khả năng hay khả năng yếu không bao giờ phát triển được mình. Vì khi có việc gì thì họ đã tìm cho họ một “đối tác” hợp “rơ”. Những ai không hợp “rơ” với họ suốt cuộc đời cứ lủi thủi một mình.
Chúng ta cũng chứng kiến không ít cái óc bè phái và vây cánh. Nó dường như không bao giờ hết khi con người còn sống, có chăng thì người ta làm gì đó để giảm thiểu nó trong cộng đoàn mà thôi. Và dường như nó tỷ lệ nghịch với sự yên ổn và bình an trong cộng đoàn. Óc bè phái càng ít thì sự yên ổn và bình an trong cộng đoàn càng tăng và ngược lại.
Điều đáng tiếc là người tu sĩ có tài ít có ai nhận ra được những điều này. Vì khi họ đã có tài rồi thì họ coi anh chị em mình rất rẻ. Khổ một nỗi là giữa cái tài và cái đức nó có một khoảng cách vô hình đến nỗi mà chính đương sự không bao giờ thấy được. Càng có tài thì lại càng vênh vang tự cao tự đại. Đau đớn nhất đó là đương sự không hề thấy mình vêng vang mà chỉ thấy những cái tài đó là do chính bản thân của mình có mà thôi.
Điều tế nhị trong đời sống tu đó là anh em ít phản ứng lại với những tu sĩ có tài mà không có đức. Hoặc có đi chăng nữa chỉ là một cách nào đó nhẹ nhàng. Để rồi những người ngạo mạng ấy ngày càng lún sâu vào vũng lầy kiêu căng, tự cao tự đại.
Những người kiêu ngạo dần dần đánh mất chính mình, đánh mất tình cảm của anh em.
Họ quên rằng họ chỉ sống với Bề trên và Bề trên sống với họ một thời mà thôi.
Họ quên rằng tài năng của họ một ngày nào đó cũng sẽ mai một theo thời gian.
Họ quên rằng họ xuất thân từ cộng đoàn, họ sống trong cộng đoàn, họ sống cho cộng đoàn và họ sống với cộng đoàn. Có nghĩa là họ làm nên cộng đoàn và cộng đoàn làm nên họ.
Những cái tài của họ bắt nguồn từ đâu? Phải chăng đó không phải là do sự ấp ủ và dìu dắt của anh em trong cộng đoàn mà có?
Và điều căn cốt nhất mà họ đã quên rằng đó chính là thân xác họ, khả năng của họ chỉ là những thứ vay mượn của Thiên Chúa mà thôi. Họ quên rằng đàng sau cái biệt tài của họ vẫn ẩn khuất một sự mong manh của con người.
Chỉ khi nào họ đổ vỡ, sức lực cạn kiệt và nhất là khi tuổi đà xế bóng họ mới có cơ hội nhìn lại mình. Tất cả cũng chỉ là không không trước mặt Chúa mà thôi.
Xin kết thúc với tâm tình của Thánh Phaolô: “Có cái gì mà bạn không lãnh nhận mà bạn lại huyênh hoang”.
VHD


Những Mảnh Vụn Suy Tư - Tập 2  
Những Mảnh Vụn Suy Tư - Tập 2

Tác giả bài viết: Đinh van Thiệu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập753
  • Hôm nay11,133
  • Tháng hiện tại281,030
  • Tổng lượt truy cập36,335,585
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây