5 triệu chứng bất ngờ của bệnh đái tháo đường

Chủ nhật - 12/04/2015 22:37

5 triệu chứng bất ngờ của bệnh đái tháo đường

Dân trí Biểu hiện ban đầu của người mắc bệnh đái tháo đường không phải lúc nào cũng là khát nước, tê cóng bàn tay hoặc bàn chân… Dưới đây là 5 dấu hiệu ít được chú ý tới nhưng có thể liên quan với nguy cơ mắc bệnh.
1. Những thay đổitrên da
1. Những thay đổi trên da
Những đám sẫm màu ở các nếp gấp da, hay gặp sau gáy, khuỷu tay hoặc khớp đốt ngón tay, thường là dấu hiệu cảnh báo sớm của nồng độ đường huyết quá cao.
 Mặc dù một số bệnh di truyền hoặc nội tiết có thể gây rối loạn này ở da - gọi là bệnh gai đen. Nhưng khi nhìn thấy dấu hiệu này, việc trước tiên cần làm là xét nghiệm đường máu. Nồng độ insulin cao sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của các tế bào da, và melanin, một chất sắc tố trong những tế bào này sẽ tạo thành những mảng da màu đen. Xét nghiệm có thể cho thấy bệnh nhân đã bị tiểu đường, nhưng hay gặp hơn là nó cho thấy đường huyết cao hơn bình thường, gợi ý bệnh nhân “đang trên đường tiến tới bệnh tiểu đường”.
 Giảm cân - chỉ cần khoảng 5kg - sẽ có thể làm giảm nồng độ đường huyết và giúp sạch hết tình trạng này. Bằng không, bác sĩ da liễu có thể điều trị bằng laser hoặc retina A bôi tại chỗ.

2. Thị lực thất thường
2. Thị lực đột nhiên tốt lên
Việc đột nhiên bỏ được kính không hoàn toàn là tin tốt. 
Nhìn mờ là một triệu chứng của bệnh tiểu đường. Nhưng trên thực tế, thị lực có thể thay đổi theo hướng tốt lên hoặc kém đi. Nhiều bệnh nhân cho biết thị lực của họ được cải thiện khi đường huyết tăng, và sau khi bắt đầu điều trị bệnh, thì họ lại phải đeo kính trở lại. Tại sao? Bệnh tiểu đường có thể làm thay đổi lượng dịch trong cơ thể, bao gồm cả ở trong mắt, dẫn đến thị lực được cải thiện.

3. Ngứa
3. Ngứa dai dẳng
Bệnh tiểu đường làm giảm tuần hoàn máu, có thể dẫn tới khô da và ngứa. 
Một số bệnh nhân mới có chẩn đoán bệnh cho biết họ bị ngứa ở các đầu chi - bàn tay, cẳng chân và bàn chân - vì thế bác sĩ nên xem xét kết hợp với các triệu chứng khác. Nếu việc sử dụng kem dưỡng ấm thông thường không làm hết ngứa, thì bạn cần nói với bác sĩ.

4. Thính lực suy giảm

4. Thính lực suy giảm
Nếu bạn thấy mình phải vặn to TV hoặc không nghe được cuộc trò chuyện mà không bắt người khác phải nhắc lại, thì nên hỏi bác sĩ xem có cần xét nghiệm đường máu không.
 Nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia Mỹ gợi ý giảm thính lực có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh tiểu đường: Những người có đường huyết cao hơn bình thường song chưa đến mức để chẩn đoán bệnh tiểu đường dễ bị tổn thương thính giác hơn 30% so với những người có đường huyết bình thường. Các nhà nghiên cứu tin rằng bệnh tiểu đường làm tổn thương các mạch máu và dây thần kinh của tai trong, dẫn tới nghe kém.

5. Ngáy to

5. Ngáy to
Khoảng một nửa số bệnh nhân tiểu đường bị rối loạn nhịp thở khi ngủ. Vì thế nếu bạn có chẩn đoán bị tình trạng này – điển hình là ngáy to và buồn ngủ vào ban ngày - thì tốt nhất là nên đi kiểm tra đường huyết. 
Một nghiên cứu Canada gần đây cho thấy 23% số bệnh nhân có chẩn đoán bị chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn nhẹ hoặc vừa – một rối loạn giấc ngủ phổ biến – cũng sẽ phát triển bệnh tiểu đường trong vòng 5,5 năm. 
Mối liên quan còn chưa được hiểu hết, nhưng có một mắt xích quan trọng giữa hai tình trạng này: Bệnh nhân bị rối loạn thở khi ngủ thường giải phóng ra các hoóc môn stress trong khi ngủ, có thể làm tăng nồng độ đường huyết.


Tác giả bài viết: Cẩm Tú

Nguồn tin: Theo MSN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập51
  • Hôm nay13,251
  • Tháng hiện tại278,084
  • Tổng lượt truy cập35,544,365
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây