Tại sao Giáo hoàng giúp việc ly dị trở nên dễ dàng hơn?

Thứ năm - 05/07/2018 08:52

Tại sao Giáo hoàng giúp việc ly dị trở nên dễ dàng hơn?

Vào ngày 8 tháng 9, Giáo hoàng Francis xuất hiện trên mặt báo toàn thế giới khi Ngài nói rằng Giáo hội Công giáo sẽ làm cho việc ly hôn của những đôi vợ chồng không hạnh phúc trở nên dễ dàng, nhanh chóng và ít tốn kém hơn

Posted on 26/09/2015 by The Observer

 

20150912_blp505

Nguồn: “Why the Pope is making it easier for Catholics to separate“, The Economist, 09/09/2015.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 8 tháng 9, Giáo hoàng Francis xuất hiện trên mặt báo toàn thế giới khi Ngài nói rằng Giáo hội Công giáo sẽ làm cho việc ly hôn của những đôi vợ chồng không hạnh phúc trở nên dễ dàng, nhanh chóng và ít tốn kém hơn. Các điều luật mới này chính là sự cải cách đáng kể nhất trong luật giải hôn, và rộng hơn là trong quan điểm của Giáo hội về hôn nhân kể từ nhiệm kỳ của Giáo hoàng Benedict XIV thời thế kỷ 18. Xét đến niềm tin của Giáo hội vào sự thiêng liêng của hôn nhân, thì tại sao Đức Giáo hoàng lại quyết định khiến việc ly hôn của các tín đồ Công giáo La Mã trở nên dễ dàng hơn?

Lý do chính là do thực tế. Giáo hội luôn tin rằng hôn nhân là không thể phân ly và không công nhận việc ly dị (theo các điều luật mới được trình bày trong hai bức thư của Giáo hoàng thì điều này không hề thay đổi và những giáo lý truyền thống của Giáo hội đều được tái khẳng định). Theo luật của Giáo hội, các tín đồ Công giáo đã ly dị và tái hôn là những kẻ ngoại tình, những người bị từ chối ban Thánh thể – một trong những bí tích (sacrament) chính của Giáo hội. Những tín đồ mộ đạo mong muốn ly hôn và muốn được sự công nhận của Giáo hội phải trải qua một quá trình giải hôn phối (annulment). Đây là bước công nhận hôn nhân không còn hiệu lực, như thể hôn nhân chưa từng tồn tại thật sự (có hàng loạt vấn đề khiến cho một cuộc hôn nhân vô hiệu lực, từ việc song hôn (bigamy) đến những vấn đề chủ quan hơn như tâm lý chưa đủ chín chắn).

Nhưng quá trình này từ lâu đã bị chỉ trích là kéo dài, nặng nề và tốn kém. Mỗi quyết định để đưa ra “xác nhận vô hiệu” phải được sự chấp thuận của không chỉ một mà là hai tòa án giám mục (diocesan tribunals), và quá trình này có thể mất hàng năm trời. Những thủ tục pháp lý kéo dài, dù chỉ liên quan đến các luật sư giáo hội hơn là các luật sư dân sự, cũng thường rất đắt đỏ.

Vậy nên Giáo hoàng Francis đã đơn giản hóa quá trình đó. Từ tháng 12, các giám mục sẽ có quyền phán quyết trực tiếp mà không cần đến các tòa án giáo hội đặc biệt. Giáo hoàng cũng tuyên bố rằng giải hôn sẽ miễn phí, ngoại trừ “một khoản thù lao hợp lý cho nhân viên tòa án.” Cả hai bước này đều giúp cho những tín đồ có điều kiện kinh tế thấp hơn dễ giải trừ hôn phối hơn, đặc biệt là tại những khu vực đang phát triển – những nơi không có nhiều tòa án đặc biệt và luật sư giáo hội.

Như những thay đổi thực tế này cho thấy, động thái của Giáo hoàng Francis là một phần trong kế hoạch lớn hơn của Ngài để khiến Giáo hội trở nên ân cần và có lòng trắc ẩn hơn. Theo lời Giáo hoàng vào ngày 8 tháng 9, những tín đồ Công giáo muốn giải hôn không nên bị “đàn áp bởi bóng tối của sự nghi ngờ” đối với tương lai của mình. Ngài cũng chỉ thị rằng các giám mục nên thể hiện “sự quan tâm cụ thể” đối với những tín đồ Công giáo đã ly hôn và tái hôn. Những điều luật mới sẽ có hiệu lực vào thời điểm bắt đầu của “năm hồng ân”, thời gian mà Đức Giáo hoàng Francis đã kêu gọi để tái kết nối với những tín đồ Công giáo bị xa lánh hay ở bên lề xã hội.

Rõ ràng những điều luật mới cũng được thúc đẩy bởi mong muốn khiến Giáo hội trở nên phù hợp hơn với cuộc sống. Ở phần lớn các nước phát triển, việc đi lễ ngày Chủ nhật đã giảm mạnh. Ngày càng ít tín đồ Công giáo kết hôn và khi hôn nhân thất bại, lại càng ít người muốn giải hôn. Ở Mỹ, nơi chiếm khoảng một nửa trường hợp giải hôn được chấp nhận trên thế giới, con số cũng đang tuột dốc, từ 72.308 vụ vào năm năm 1989 xuống còn 23.302 vụ trong năm 2014.

Trong thế giới ngày nay, việc cấm các tín đồ đã ly dị và tái hôn được ban Thánh thể cũng nhanh chóng mất sự ảnh hưởng. Nhiều linh mục thường bất chấp điều này (có lẽ vì tin rằng những người ly dị và tái hôn bị loại trừ thì giống như coi họ là những kẻ sát nhân bị kết án, vì ví dụ như một kẻ sát nhân có thể tìm cách để không bị kết án nhưng một người đã ly dị nay tái hôn thì không thể). Những điều luật mới của Đức Giáo hoàng Francis không bãi bỏ sự cấm đoán này nhưng nhiều người vẫn tin rằng những điều luật ấy làm cho một sự thay đổi như vậy trở nên tất yếu.

Tại sao Giáo hoàng giúp việc ly dị trở nên dễ dàng hơn?

Posted on 26/09/2015 by The Observer
 

20150912_blp505

Nguồn: “Why the Pope is making it easier for Catholics to separate“, The Economist, 09/09/2015.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 8 tháng 9, Giáo hoàng Francis xuất hiện trên mặt báo toàn thế giới khi Ngài nói rằng Giáo hội Công giáo sẽ làm cho việc ly hôn của những đôi vợ chồng không hạnh phúc trở nên dễ dàng, nhanh chóng và ít tốn kém hơn. Các điều luật mới này chính là sự cải cách đáng kể nhất trong luật giải hôn, và rộng hơn là trong quan điểm của Giáo hội về hôn nhân kể từ nhiệm kỳ của Giáo hoàng Benedict XIV thời thế kỷ 18. Xét đến niềm tin của Giáo hội vào sự thiêng liêng của hôn nhân, thì tại sao Đức Giáo hoàng lại quyết định khiến việc ly hôn của các tín đồ Công giáo La Mã trở nên dễ dàng hơn?

Lý do chính là do thực tế. Giáo hội luôn tin rằng hôn nhân là không thể phân ly và không công nhận việc ly dị (theo các điều luật mới được trình bày trong hai bức thư của Giáo hoàng thì điều này không hề thay đổi và những giáo lý truyền thống của Giáo hội đều được tái khẳng định). Theo luật của Giáo hội, các tín đồ Công giáo đã ly dị và tái hôn là những kẻ ngoại tình, những người bị từ chối ban Thánh thể – một trong những bí tích (sacrament) chính của Giáo hội. Những tín đồ mộ đạo mong muốn ly hôn và muốn được sự công nhận của Giáo hội phải trải qua một quá trình giải hôn phối (annulment). Đây là bước công nhận hôn nhân không còn hiệu lực, như thể hôn nhân chưa từng tồn tại thật sự (có hàng loạt vấn đề khiến cho một cuộc hôn nhân vô hiệu lực, từ việc song hôn (bigamy) đến những vấn đề chủ quan hơn như tâm lý chưa đủ chín chắn).

Nhưng quá trình này từ lâu đã bị chỉ trích là kéo dài, nặng nề và tốn kém. Mỗi quyết định để đưa ra “xác nhận vô hiệu” phải được sự chấp thuận của không chỉ một mà là hai tòa án giám mục (diocesan tribunals), và quá trình này có thể mất hàng năm trời. Những thủ tục pháp lý kéo dài, dù chỉ liên quan đến các luật sư giáo hội hơn là các luật sư dân sự, cũng thường rất đắt đỏ.

Vậy nên Giáo hoàng Francis đã đơn giản hóa quá trình đó. Từ tháng 12, các giám mục sẽ có quyền phán quyết trực tiếp mà không cần đến các tòa án giáo hội đặc biệt. Giáo hoàng cũng tuyên bố rằng giải hôn sẽ miễn phí, ngoại trừ “một khoản thù lao hợp lý cho nhân viên tòa án.” Cả hai bước này đều giúp cho những tín đồ có điều kiện kinh tế thấp hơn dễ giải trừ hôn phối hơn, đặc biệt là tại những khu vực đang phát triển – những nơi không có nhiều tòa án đặc biệt và luật sư giáo hội.

Như những thay đổi thực tế này cho thấy, động thái của Giáo hoàng Francis là một phần trong kế hoạch lớn hơn của Ngài để khiến Giáo hội trở nên ân cần và có lòng trắc ẩn hơn. Theo lời Giáo hoàng vào ngày 8 tháng 9, những tín đồ Công giáo muốn giải hôn không nên bị “đàn áp bởi bóng tối của sự nghi ngờ” đối với tương lai của mình. Ngài cũng chỉ thị rằng các giám mục nên thể hiện “sự quan tâm cụ thể” đối với những tín đồ Công giáo đã ly hôn và tái hôn. Những điều luật mới sẽ có hiệu lực vào thời điểm bắt đầu của “năm hồng ân”, thời gian mà Đức Giáo hoàng Francis đã kêu gọi để tái kết nối với những tín đồ Công giáo bị xa lánh hay ở bên lề xã hội.

Rõ ràng những điều luật mới cũng được thúc đẩy bởi mong muốn khiến Giáo hội trở nên phù hợp hơn với cuộc sống. Ở phần lớn các nước phát triển, việc đi lễ ngày Chủ nhật đã giảm mạnh. Ngày càng ít tín đồ Công giáo kết hôn và khi hôn nhân thất bại, lại càng ít người muốn giải hôn. Ở Mỹ, nơi chiếm khoảng một nửa trường hợp giải hôn được chấp nhận trên thế giới, con số cũng đang tuột dốc, từ 72.308 vụ vào năm năm 1989 xuống còn 23.302 vụ trong năm 2014.

Trong thế giới ngày nay, việc cấm các tín đồ đã ly dị và tái hôn được ban Thánh thể cũng nhanh chóng mất sự ảnh hưởng. Nhiều linh mục thường bất chấp điều này (có lẽ vì tin rằng những người ly dị và tái hôn bị loại trừ thì giống như coi họ là những kẻ sát nhân bị kết án, vì ví dụ như một kẻ sát nhân có thể tìm cách để không bị kết án nhưng một người đã ly dị nay tái hôn thì không thể). Những điều luật mới của Đức Giáo hoàng Francis không bãi bỏ sự cấm đoán này nhưng nhiều người vẫn tin rằng những điều luật ấy làm cho một sự thay đổi như vậy trở nên tất yếu.Tại sao Giáo hoàng giúp việc ly dị trở nên dễ dàng hơn?

Posted on 26/09/2015 by The Observer
 

20150912_blp505

Nguồn: “Why the Pope is making it easier for Catholics to separate“, The Economist, 09/09/2015.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 8 tháng 9, Giáo hoàng Francis xuất hiện trên mặt báo toàn thế giới khi Ngài nói rằng Giáo hội Công giáo sẽ làm cho việc ly hôn của những đôi vợ chồng không hạnh phúc trở nên dễ dàng, nhanh chóng và ít tốn kém hơn. Các điều luật mới này chính là sự cải cách đáng kể nhất trong luật giải hôn, và rộng hơn là trong quan điểm của Giáo hội về hôn nhân kể từ nhiệm kỳ của Giáo hoàng Benedict XIV thời thế kỷ 18. Xét đến niềm tin của Giáo hội vào sự thiêng liêng của hôn nhân, thì tại sao Đức Giáo hoàng lại quyết định khiến việc ly hôn của các tín đồ Công giáo La Mã trở nên dễ dàng hơn?

Lý do chính là do thực tế. Giáo hội luôn tin rằng hôn nhân là không thể phân ly và không công nhận việc ly dị (theo các điều luật mới được trình bày trong hai bức thư của Giáo hoàng thì điều này không hề thay đổi và những giáo lý truyền thống của Giáo hội đều được tái khẳng định). Theo luật của Giáo hội, các tín đồ Công giáo đã ly dị và tái hôn là những kẻ ngoại tình, những người bị từ chối ban Thánh thể – một trong những bí tích (sacrament) chính của Giáo hội. Những tín đồ mộ đạo mong muốn ly hôn và muốn được sự công nhận của Giáo hội phải trải qua một quá trình giải hôn phối (annulment). Đây là bước công nhận hôn nhân không còn hiệu lực, như thể hôn nhân chưa từng tồn tại thật sự (có hàng loạt vấn đề khiến cho một cuộc hôn nhân vô hiệu lực, từ việc song hôn (bigamy) đến những vấn đề chủ quan hơn như tâm lý chưa đủ chín chắn).

Nhưng quá trình này từ lâu đã bị chỉ trích là kéo dài, nặng nề và tốn kém. Mỗi quyết định để đưa ra “xác nhận vô hiệu” phải được sự chấp thuận của không chỉ một mà là hai tòa án giám mục (diocesan tribunals), và quá trình này có thể mất hàng năm trời. Những thủ tục pháp lý kéo dài, dù chỉ liên quan đến các luật sư giáo hội hơn là các luật sư dân sự, cũng thường rất đắt đỏ.

Vậy nên Giáo hoàng Francis đã đơn giản hóa quá trình đó. Từ tháng 12, các giám mục sẽ có quyền phán quyết trực tiếp mà không cần đến các tòa án giáo hội đặc biệt. Giáo hoàng cũng tuyên bố rằng giải hôn sẽ miễn phí, ngoại trừ “một khoản thù lao hợp lý cho nhân viên tòa án.” Cả hai bước này đều giúp cho những tín đồ có điều kiện kinh tế thấp hơn dễ giải trừ hôn phối hơn, đặc biệt là tại những khu vực đang phát triển – những nơi không có nhiều tòa án đặc biệt và luật sư giáo hội.

Như những thay đổi thực tế này cho thấy, động thái của Giáo hoàng Francis là một phần trong kế hoạch lớn hơn của Ngài để khiến Giáo hội trở nên ân cần và có lòng trắc ẩn hơn. Theo lời Giáo hoàng vào ngày 8 tháng 9, những tín đồ Công giáo muốn giải hôn không nên bị “đàn áp bởi bóng tối của sự nghi ngờ” đối với tương lai của mình. Ngài cũng chỉ thị rằng các giám mục nên thể hiện “sự quan tâm cụ thể” đối với những tín đồ Công giáo đã ly hôn và tái hôn. Những điều luật mới sẽ có hiệu lực vào thời điểm bắt đầu của “năm hồng ân”, thời gian mà Đức Giáo hoàng Francis đã kêu gọi để tái kết nối với những tín đồ Công giáo bị xa lánh hay ở bên lề xã hội.

Rõ ràng những điều luật mới cũng được thúc đẩy bởi mong muốn khiến Giáo hội trở nên phù hợp hơn với cuộc sống. Ở phần lớn các nước phát triển, việc đi lễ ngày Chủ nhật đã giảm mạnh. Ngày càng ít tín đồ Công giáo kết hôn và khi hôn nhân thất bại, lại càng ít người muốn giải hôn. Ở Mỹ, nơi chiếm khoảng một nửa trường hợp giải hôn được chấp nhận trên thế giới, con số cũng đang tuột dốc, từ 72.308 vụ vào năm năm 1989 xuống còn 23.302 vụ trong năm 2014.

Trong thế giới ngày nay, việc cấm các tín đồ đã ly dị và tái hôn được ban Thánh thể cũng nhanh chóng mất sự ảnh hưởng. Nhiều linh mục thường bất chấp điều này (có lẽ vì tin rằng những người ly dị và tái hôn bị loại trừ thì giống như coi họ là những kẻ sát nhân bị kết án, vì ví dụ như một kẻ sát nhân có thể tìm cách để không bị kết án nhưng một người đã ly dị nay tái hôn thì không thể). Những điều luật mới của Đức Giáo hoàng Francis không bãi bỏ sự cấm đoán này nhưng nhiều người vẫn tin rằng những điều luật ấy làm cho một sự thay đổi như vậy trở nên tất yếu.

 

Posted on 26/09/2015 by The Observer
 

20150912_blp505

 

Vào ngày 8 tháng 9, Giáo hoàng Francis xuất hiện trên mặt báo toàn thế giới khi Ngài nói rằng Giáo hội Công giáo sẽ làm cho việc ly hôn của những đôi vợ chồng không hạnh phúc trở nên dễ dàng, nhanh chóng và ít tốn kém hơn. Các điều luật mới này chính là sự cải cách đáng kể nhất trong luật giải hôn, và rộng hơn là trong quan điểm của Giáo hội về hôn nhân kể từ nhiệm kỳ của Giáo hoàng Benedict XIV thời thế kỷ 18. Xét đến niềm tin của Giáo hội vào sự thiêng liêng của hôn nhân, thì tại sao Đức Giáo hoàng lại quyết định khiến việc ly hôn của các tín đồ Công giáo La Mã trở nên dễ dàng hơn?

Lý do chính là do thực tế. Giáo hội luôn tin rằng hôn nhân là không thể phân ly và không công nhận việc ly dị (theo các điều luật mới được trình bày trong hai bức thư của Giáo hoàng thì điều này không hề thay đổi và những giáo lý truyền thống của Giáo hội đều được tái khẳng định). Theo luật của Giáo hội, các tín đồ Công giáo đã ly dị và tái hôn là những kẻ ngoại tình, những người bị từ chối ban Thánh thể – một trong những bí tích (sacrament) chính của Giáo hội. Những tín đồ mộ đạo mong muốn ly hôn và muốn được sự công nhận của Giáo hội phải trải qua một quá trình giải hôn phối (annulment). Đây là bước công nhận hôn nhân không còn hiệu lực, như thể hôn nhân chưa từng tồn tại thật sự (có hàng loạt vấn đề khiến cho một cuộc hôn nhân vô hiệu lực, từ việc song hôn (bigamy) đến những vấn đề chủ quan hơn như tâm lý chưa đủ chín chắn).

Nhưng quá trình này từ lâu đã bị chỉ trích là kéo dài, nặng nề và tốn kém. Mỗi quyết định để đưa ra “xác nhận vô hiệu” phải được sự chấp thuận của không chỉ một mà là hai tòa án giám mục (diocesan tribunals), và quá trình này có thể mất hàng năm trời. Những thủ tục pháp lý kéo dài, dù chỉ liên quan đến các luật sư giáo hội hơn là các luật sư dân sự, cũng thường rất đắt đỏ.

Vậy nên Giáo hoàng Francis đã đơn giản hóa quá trình đó. Từ tháng 12, các giám mục sẽ có quyền phán quyết trực tiếp mà không cần đến các tòa án giáo hội đặc biệt. Giáo hoàng cũng tuyên bố rằng giải hôn sẽ miễn phí, ngoại trừ “một khoản thù lao hợp lý cho nhân viên tòa án.” Cả hai bước này đều giúp cho những tín đồ có điều kiện kinh tế thấp hơn dễ giải trừ hôn phối hơn, đặc biệt là tại những khu vực đang phát triển – những nơi không có nhiều tòa án đặc biệt và luật sư giáo hội.

Như những thay đổi thực tế này cho thấy, động thái của Giáo hoàng Francis là một phần trong kế hoạch lớn hơn của Ngài để khiến Giáo hội trở nên ân cần và có lòng trắc ẩn hơn. Theo lời Giáo hoàng vào ngày 8 tháng 9, những tín đồ Công giáo muốn giải hôn không nên bị “đàn áp bởi bóng tối của sự nghi ngờ” đối với tương lai của mình. Ngài cũng chỉ thị rằng các giám mục nên thể hiện “sự quan tâm cụ thể” đối với những tín đồ Công giáo đã ly hôn và tái hôn. Những điều luật mới sẽ có hiệu lực vào thời điểm bắt đầu của “năm hồng ân”, thời gian mà Đức Giáo hoàng Francis đã kêu gọi để tái kết nối với những tín đồ Công giáo bị xa lánh hay ở bên lề xã hội.

Rõ ràng những điều luật mới cũng được thúc đẩy bởi mong muốn khiến Giáo hội trở nên phù hợp hơn với cuộc sống. Ở phần lớn các nước phát triển, việc đi lễ ngày Chủ nhật đã giảm mạnh. Ngày càng ít tín đồ Công giáo kết hôn và khi hôn nhân thất bại, lại càng ít người muốn giải hôn. Ở Mỹ, nơi chiếm khoảng một nửa trường hợp giải hôn được chấp nhận trên thế giới, con số cũng đang tuột dốc, từ 72.308 vụ vào năm năm 1989 xuống còn 23.302 vụ trong năm 2014.

Trong thế giới ngày nay, việc cấm các tín đồ đã ly dị và tái hôn được ban Thánh thể cũng nhanh chóng mất sự ảnh hưởng. Nhiều linh mục thường bất chấp điều này (có lẽ vì tin rằng những người ly dị và tái hôn bị loại trừ thì giống như coi họ là những kẻ sát nhân bị kết án, vì ví dụ như một kẻ sát nhân có thể tìm cách để không bị kết án nhưng một người đã ly dị nay tái hôn thì không thể). Những điều luật mới của Đức Giáo hoàng Francis không bãi bỏ sự cấm đoán này nhưng nhiều người vẫn tin rằng những điều luật ấy làm cho một sự thay đổi như vậy trở nên tất yếu.


Tác giả bài viết: Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nguồn tin: Nguồn: “Why the Pope is making it easier for Catholics to separate“, The Economist, 09/09/2015.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập97
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm96
  • Hôm nay14,491
  • Tháng hiện tại267,865
  • Tổng lượt truy cập35,914,210
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây