Vì đâu sinh viên dễ bị mất phương hướng

Chủ nhật - 29/11/2015 08:46

Vì đâu sinh viên dễ bị mất phương hướng

Hiện nay sinh viên rất dễ bị mất phương hướng. Do khi bước chân vào môi trường đại học, lần đầu tiên phải xa gia đình, rơi vào một môi trường khác, thực trạng giáo dục không như những gì đã mường tượng trước đó.

Nhiều sinh viên lần đầu bước chân vào giảng đường đại học với nhiều ước mơ khám phá kiến thức, nhưng trước thực trạng giáo dục không như ý, khác xa những gì tưởng tượng trước đói khiến nhiều sinh viên đâm ra chán học, không biết học để làm gì, rồi rơi vào trạng thái mất phương hướng.

Trên diễn đàn kenhsinhvien chia sẻ câu chuyện về Nguyên, sinh viên của trường Đại học Công nghệ Thông tin ở Sài Gòn. Nguyên theo học được 3 năm thì quá chán nản với chương trình học ở trường, cho rằng học thế này không giúp nhiều cho kiến thức của mình. Vốn ngưỡng mộ thiên tài Adamkhoo, một nhà kinh doanh giỏi của đất nước Singapo với tác phẩm nối tiếng “tôi tài giỏi bạn cũng thế”, Nguyên quyết định bỏ học để sang Singapore bất chấp sự phản đối quyết liệt của gia đình

Ngay sau đó Nguyên rất chăm chỉ học ngoại ngữ, từng bước xây dựng cho mình những kiến thức cần thiết cho một chuyến đi mạo hiểm, những người trong xóm trọ tin rằng cậu sẽ thành công, và niềm tin của cậu vào một ý tưởng mới đầy tính táo bạo đã làm cho nhiều người kính nể cậu.

Thế nhưng chuyến đi không thu được nhiều kết quả, khi về nước Nguyên phải làm công nhân may cho một nhà máy dệt, sống vật vờ dựa dẫm, nay người này, mai người khác, mọi người đặt cho cậu ta biêt danh “kẻ ăn bám”. Mọi người nói rất nhiều nhưng cậu chỉ lặng im, cậu chìm ngập trong game để quên đi chỉ trích và dư luận, rồi cờ bạc, rượu chè…
Các sinh viên khi còn ở  nhà thì học hành chăm chỉ, nhưng khi lên đại học xa nhà, không còn ai quản lý, dễ dàng sa đà vào game online đến bỏ cả giờ học, khiến kết quả học tập sa sút, trong khi đó gia đình vẫn gửi tiền đều đều và nghĩ rằng còn mình học hành rất nghiêm chỉnh.

Việc sinh viên bị mất phương hướng sống chủ yếu nhất là do các nguyên nhân sau:

Nghiện game online

Với việc phát triển mạnh mẽ của thị trường game online hiện nay, nhiều tiệm net đọc mọc lên xung quanh các trường đại học để áp ứng nhu cầu. Sinh viên rất dễ bị cuốn vào thế giới ảo này, trong khi đó thế giới thực thì dần dần quên lãng, mất dần phương hướng,  trong đầu chỉ toàn nghĩ đến game, bỏ cả buổi học vì quá nghiền game.

Ham công việc làm thêm

Nhiều sinh viên vì khó khăn nên muốn đi làm thêm một việc gì đó để có tiền trang trải chi phí, nhưng cũng có không ít sinh viên muốn có kinh nghiệm làm việc ngay từ khi đi học.

Thế nhưng khi bước vào môi trường công việc này, nhiều sinh viên vì mê tiền bạc vật chất mà bị cuốn đi với công việc, cứ thấy việc nào có tiền là làm, chỉ nghĩ đến đồng tiền trước mắt, mà không biết rằng điều lâu dài chính là học tập. Vì thế mà thời gian cho việc học tập không còn, khiến quả học tập kém, và phải học lại. Số lượng những sinh viên này hết sức nhiều.

Môi trường học tập không như ước muốn nên chán học

Đây mà điều mà hầu hết các sinh viên gặp phải, bởi chương và phương pháp giáo dục không giống như trước đấy tưởng tượng, khiến hụt hẫng. Nhất là các các chương trình giảng dạy không gắn liền với thực tiễn khiến các sinh viên không biết học những cái này để làm gì nên sinh ra chán học, mất phương hướng và động lực học tập.

Nhất là 2 năm đầu tiên lại phải học các môn liên quan đến triết học Mác Lê Nin, đây là môn mà gần hết 100% đều chán nản, không muốn học, học xong rồi cũng không biết cụ thể là học cái gì.

Mặt khác nhiều sinh viên phải học chuyên ngành mà mình không thích do bị gia đình ép buộc, hoặc không đậu nguyện vọng 1 nên phải chọn nguyện vọng 2, khiến mất dần hứng thú với việc học

Vậy khi bị rơi vào tình huống mất phương hướng này thì cần làm thế nào. Điều tốt nhất là các bạn trẻ cần tâm niệm rằng chán nản chỉ đến trong một giai đoạn, tương lai là ở cả phía trước.

 

 

 

Tác giả bài viết: Ngọn Hải Đăng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập90
  • Hôm nay11,365
  • Tháng hiện tại230,964
  • Tổng lượt truy cập35,877,309
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây