Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Trẻ em thường thấy ma nhiều hơn người lớn
Nếu bạn có một đứa cháu, hoặc đã lập gia đình và sinh con thì đôi khi, việc được nghe chúng kể về “người vô hình” nào đó hay lảng vảng xung quanh gần như là điều hiển nhiên.
Qua lời kể của bọn nhóc, “người bí ẩn” này có thể có bộ dạng rất kinh dị (như bê bết máu, người ướt đẫm… thậm chí ngủ trên trần nhà). Tất nhiên, khi kiểm tra thì bạn sẽ không thấy gì.
Với việc trẻ em thường nhìn thấy ma nhiều hơn người lớn, đã có giả thuyết cho vấn đề này:
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Thứ nhất, do khi mới sinh ra, chúng ta đã mang trong mình khả năng “kết nối với thế giới bên kia” – gọi là giác quan thứ sáu.
Thứ hai, do tầm nhìn trẻ em lớn hơn. Người trưởng thành có thể thấy ánh sáng nằm trong vùng quang phổ từ 400 – 700nm, tức nằm trong vùng hồng ngoại (750nm – 1mm) nên khả năng nhìn bị hạn chế, từ đó họ dễ dàng bỏ qua các hiện tượng xung quanh.
Trong khi trẻ em có thể nhìn thấy được vùng quang phổ từ 380nm – nằm trong khoảng tia cực tím (315 – 400nm) – nên có thể nhìn được những điều người lớn thường bỏ qua.
Những trường hợp người lớn gặp ma
Emily hiện là nhà văn nhưng lại có khả năng đặc biệt, đó là nhạy cảm với những thứ bị ma ám. Được biết, cô bị viêm đại tràng và hình ảnh ma quái hiện lên chỉ khi xảy ra cơn đau dữ dội.
Emily có thể cảm nhận được năng lượng từ những thứ xung quanh hay cả địa điểm mà cô chưa từng đến. Lúc “đỉnh điểm” (đau nhất), cô có thể thấy bàn ghế, vật dụng ở một nơi nào đó xa lạ, thậm chí là các linh hồn đang đi ngang trước mặt và làm những hành động y như cô.
Ảnh minh họa (Internet)
Trong khi đó, Hank – chủ một doanh nghiệp nhỏ – thì lại có thể cảm nhận được cảm giác của người khác, thậm chí là với người cõi âm. Anh có “năng lực đặc biệt” này sau khi gặp tai nạn ô tô, và bị chấn thương đầu khi 5 tuổi.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Cô Sally cũng có khả năng thấy sự hiện diện của linh hồn trước mặt dù không thường xuyên. Thậm chí, thỉnh thoảng cô còn nghe được một giọng nói từ không trung.
Ngoài ra, còn rất nhiều trường hợp khác, hoặc ban đêm, hoặc ban ngày có thể nhìn thấy những bóng ma, hay cảm nhận được “cái gì đó luôn đi theo mình khá rùng rợn”. Thế nhưng, không nhiều lời giải thích cụ thể và thuyết phục dành cho họ.
Những giải thích khoa học
Theo nghiên cứu khá thuyết phục mới đây từ Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sỹ (EPFL), trong não chúng ta có một vùng chịu trách nhiệm sản sinh ra các cảm giác ma quái.
Theo Tiến sĩ Giulio Rognini, thành viên nhóm nghiên cứu, đây là cảm giác khá sống động, những người đã-gặp-ma có cảm giác trước mắt mình xuất hiện nhiều hình bóng mờ mò ảo ảo, thậm chí là bắt chước hành động.
Để chứng minh, các nhà khoa học đã tiến hành thực nghiệm ở từng nhóm người khác nhau. Ở thí nghiệm đầu tiên, họ tuyển chọn được 12 người mắc phải các rối loạn thần kinh và từng thông báo đã gặp ma, rồi tiến hành quét não. Kết quả cho thấy, tất cả họ đều chịu chung dạng tổn thương nào đó ở các phần não gắn liền với sự tự ý thức, chuyển động và vị trí của cơ thể trong không gian.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Ở thí nghiệm thứ hai, nhóm đã tiến hành chọn ra 48 tình nguyện viên khỏe mạnh, chưa từng trải nghiệm hiện tượng bất thường trước đây. Những người này sau đó đã được lắp đặt thiết bị với vai trò tác động nhằm thay đổi các tín hiệu thần kinh ở một số vùng não chịu trách nhiệm gây cảm giác ma quái nói trên.
Cụ thể, các tình nguyện viên sẽ bịt mắt và được yêu cầu điều khiển một robot bằng tay. Trong khi đó, có thêm robot khác được đặt trên lưng nhằm mô tả chính xác các chuyển động của họ.
Khi các chuyển động ở phía trước và phía sau cơ thể người tình nguyện xảy ra chính xác cùng thời điểm, họ thông báo không có gì lạ. Dẫu vậy, khi xảy ra sự chênh lệch thời gian giữa các chuyển động, 1/3 số đối tượng nghiên cứu thông báo có cảm giác tồn tại bóng ma trong phòng, và một số người thậm chí nói cảm thấy tới 4 bóng ma ở đó.
“Khi hoạt động trong không gian, bộ não của chúng ta có nhiều mô tả về cơ thể. Nếu bình thường, nó có thể đạt được sự tự nhận thức thống nhất về bản thân từ những mô tả trên. Thế nhưng, khi hệ thống trục trặc vì bệnh tật (ở đây là tác động bởi robot) thì nó sẽ tạo ra bản mô tả thứ hai về chính cơ thể của chủ nhân, khiến nó không còn được cảm nhận là ‘chính tôi’, mà là của ai đó khác – và đó chính là ma. Sẽ có một vùng não ghi nhận những thay đổi đó”, tiến sĩ Giulio giải thích.
Như vậy, việc gặp ma hay không chỉ là một cảm giác do não chi phối. Chúng ta có thể hoàn toàn thấy ma khi bị tác động vào khu vực sản sinh cảm giác ma quái. Với những người đã gặp ma, có thể họ đã bị tác động bên ngoài (tai nạn, bị đánh đập…) hoặc từ bên trong (bệnh tật gây đau đớn…) lên vùng này.
Tác giả bài viết: Thanh Thanh
Nguồn tin: Theo ngaynay.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn