1. Đây là lý do vì sao bạn thấy choáng váng khi... đập đầu vào tường Não của bạn sẽ không bao giờ phát triển hết kích cỡ của hộp sọ, mà còn chừa ra một khoảng để giảm chấn động khi va đập. Nhưng với cái cách "lắc não" như thế này, chúng ta vẫn sẽ cảm thấy choáng váng nếu không may đập đầu vào đâu đó.
2. Còn đây là cách chúng ta nuốt thức ăn Thức ăn khi đưa xuống miệng sẽ qua họng, đi qua thực quản rồi xuống dạ dày
3. Thế giới của người mù màu trông ra sao?
Bệnh mù màu - còn gọi là chứng rối loạn sắc giác - là chứng bệnh khiến cho chúng ta không thể phân biệt được một số loại màu sắc. 8% đàn ông và 0,5% phụ nữ trên thế giới mắc gặp phải hội chứng này.
Và đây là cách họ thấy màu sắc hàng ngày.
4. Người ta gắn mắt cho búp bê như thế nào? Búp bê thường được sản xuất phần đầu và mắt tách rời. Để gắn được mắt vào, người ta sử dụng một cỗ máy chuyên biệt, tách phần hốc mắt ra rồi... nhét mắt vào. Khá là... kinh dị phải không?
5. Sự thật kinh dị khi giật nước bồn cầu Các chuyên gia y tế khuyên rằng khi giật nước bồn cầu, bạn cần đóng nắp xuống, vì các chất bẩn và vi khuẩn có thể... văng tung tóe ra nhà tắm của bạn.
Bạn sẽ thấy rằng các chuyên gia hoàn toàn... có lý sau khi xem bức hình dưới đây.
6. Cách các nhà khoa học thu thập dung nham
Các nhà khoa học tại khu vực núi lửa Kilauea thuộc Hawaii (Mỹ) hàng ngày vẫn phải thu thập các mẫu dung nham để phân tích hoạt động của ngọn núi này. Và họ đã làm như hình dưới đây.
Để làm được điều này, các nhà địa chất sẽ phải mặc đồ bảo hộ, vì hơi nóng của dung nham có thể gây bỏng ở khoảng cách xa. Sau đó, họ sử dụng cuốc đá để gạt bỏ lớp vỏ ngoài rồi "hớt" lấy phần dung nham nóng chảy với nhiều độ rơi vào khoảng 1.200 độ C.
Lớp dung nham sẽ rắn lại một chút do tiếp xúc với lưỡi cuốc có nhiệt độ thấp hơn đáng kể, do đó dễ dàng trượt vào xô nước. Nước có vai trò làm lạnh nhanh dung nham, nhằm hạn chế các thành phần hóa học bị biến đổi.
7. Quá trình "xì hơi" của cá nóc gai độc Chắc các bạn cũng đã từng nghe đến loài cá này. Chúng có danh pháp khoa học là Tetraodontidae và là một sinh vật có độc tính rất mạnh - đứng thứ 2 thế giới chỉ sau ếch độc phi tiêu vàng. Khi gặp nguy hiểm, chúng tự phình to cơ thể như một quả bóng.
Nhưng nghe vậy thôi, rất ít người trong chúng ta được chứng kiến cảnh chúng... xì hơi như thế nào đúng không? Bức ảnh dưới đây sẽ giải đáp giúp bạn điều này.
8. Đây là những gì các loài vật có vỏ (trai, sò, nghêu...) làm dưới đại dương Bên cạnh việc là những... món ngon khi lên đĩa, các loài trai, sò, nghêu, hàu... còn giúp cho nguồn nước dưới đại dương trở nên sạch hơn.
Cụ thể, theo các nhà khoa học tại ĐH Stanford (California, Mỹ), những sinh vật này lọc nước để ăn các vi khuẩn, và sinh vật phù du. Đồng thời, chúng cũng hấp thụ luôn các hóa chất độc hại và mầm bệnh xung quanh. Các thí nghiệm cho thấy chỉ trong 72h, các loài hàu, trai, sò, nghêu có thể làm sạch 80% nước đã bị nhiễm bẩn.
9. Cách một chú bồ nông xơi mồi Trong xã hội quá hiện đại như ngày nay, cơ hội để được chiêm ngưỡng những cảnh như bồ nông ăn mồi dưới đây là không nhiều.
Các loài bồ nông có chiếc mỏ dài và túi cổ họng lớn đặc trưng. Khi ăn, chúng ăn... giống như hình trên.
10. Cách in hình lên mũ nhanh nhất Những gì bạn được chứng kiến dưới đây là công nghệ mang tên hydrographics - hay còn gọi là
công nghệ in chuyển nước (water transfer printing).
Công nghệ này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí rất nhiều so với các in vẽ thủ công truyền thống.
11. Đây là những gì diễn ra đằng sau một cảnh phim rất ấn tượng Bằng kỹ xảo điện ảnh, các nhà làm phim đã biến những điều không thể trở thành có thể.
Thế mới thấy "Mẹ rồng" trong series phim truyền hình nổi tiếng Game of Thrones đã phải "diễn sâu" đến mức nào!
Nguồn: Viralnova, Natures, Huffington Post