Những bí ẩn chưa từng biết về loài gián

Thứ bảy - 05/12/2015 03:41

Những bí ẩn chưa từng biết về loài gián

Chẳng hạn, bạn đã biết những điều này chưa ?

Bí mật của loài gián

Cho dù bom nguyên tử có nổ, loài gián vẫn sống nhởn nhơ!

 

1. Nhiều người cho rằng chẳng con vật nào đáng ghê tởm hơn con gián. Trong tổng số hơn 4.000 loài gián thì trong nhà của chúng ta có đến 30 loại. Gián nhà có chiều dài từ 1,5 cm (gián nâu, Blattella germanica) đến 3 cm (gián Mỹ, Periplaneta americana). Thế vẫn còn nhỏ. Một đồng loại với nó sống tại vùng nhiệt đới dài những 9 cm. Đã ăn thua gì. Những con gián thời tiền sử, sống đồng thời với khủng long, chiều dài lên tới 0,5 m đấy.

2. Sức sống của gián rất mãnh liệt. Các nhà khoa học cho biết, các chú gián vẫn sống nhởn nhơ ở vùng nổ bom nguyên tử, đầy các chất phóng xạ. Chỉ gián với bò cạp chịu được môi trường độc hại đó. Điều này còn kỳ lạ hơn: Cắt đầu một con gián, nó vẫn thở, vẫn ngọ ngoạy, nghĩa là nó vẫn sống, vài ngày sau mới chịu về với Tổ tiên.

3. Năm 2007, một nghiên cứu tiến hành ở Nhật cho thấy gián có trí nhớ, cho phép chúng hình thành phản xạ có điều kiện và có thể “dạy dỗ” chúng được (làm các động tác xiếc chẳng hạn) nhờ sự phản xạ có điều kiện này. Nhà nghiên cứu luyện cho gián tiết nước bọt mỗi khi bị kích thích (giống như con chó của Pavlov) một thế kỷ trước hoặc thực hiện một động tác nào đó thì được uống nước đường. Phản xạ có điều kiện liên quan đến trí nhớ, mà người ta tưởng chỉ động vật có vú mới có.

4. Có một loài côn trùng cũng rất quen thuộc với chúng ta là mối, về hình dáng thì khá giống ong hoặc kiến. Chúng là loài côn trùng xã hội, trong quần thể có tổ chức và đẳng cấp chặt chẽ. Chúng dùng nước bọt để xây một cái tổ khá phức tạp. Thế nhưng lần theo gia phả thì rất lạ: mối lại là họ hàng gần của gián. Việc phân tích ADN chứng tỏ điều này. Những con mối nguyên thủy, cổ xưa nhất sống ở vùng Tây Bắc Australia giống gián một cách lạ lùng.

5. Gián nặng nhất thế giới: loài gián tê giác ở Australia có trọng lượng tới 30gam.

6. Gián nhỏ nhất hành tinh: Danh hiệu này thuộc về một loài gián ở Bắc Mỹ có tên khoa học Attaphila fungicola, có chiều dài vỏn vẹn 3mm – nhỉnh hơn so với con kiến lửa.

7. Gián có sải cánh lớn nhất: Loài Megaloblatta blaberoides phân bố ở Trung và Nam Mỹ có sải cánh dài tới 185mm.

8. Gián gây ồn nhất: Loài gián sống ở vùng Madagascar, phát ra âm thanh xì xì kéo dài.

Bí mật của loài gián

9. Gián biết giả chết : Bạn có thể kiểm nghiệm điều này trong thực tế, bạn dùng dép đập một con gián chúng sẽ nằm đơ ra như kiểu đã chết nhưng hãy quan sát 1 thời gian bạn sẽ bất ngờ đấy.

10. Gián cũng có thể học: Một nghiên cứu thú vị của các nhà khoa học nhật cho thấy loài gián cũng có khả năng học và ghi nhớ thông tin.

11. Gián là loài đồng trinh: nói thế này là vì loài gián có thể không cần phải có con đực mà vẫn có khả năng sinh sản. Tuy thế nhưng loài gián rất “mắn đẻ”, chúng thường đẻ từ 40-60 con trong một chu kỳ sinh sản. Một số con cái chỉ giao phối 1 lần mà có thể tiếp tục mang thai cả đời.

12. Trên thế giới có khoảng 4.500 loài gián được biết tới nhưng thực tế con số chưa được phát hiện có thể cao hơn gấp 2-3 lần.

13. Nhiều người cho rằng gián là sinh vật duy nhất có thể chịu được tác động của vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, chuyên gia nghiên cứu gián George Beccaloni cho rằng điều này không đúng bởi chúng có sức đề kháng mạnh hơn người nhưng thua xa nhiều loài côn trùng khác.

14. Một số nghiên cứu cho thấy loài gián có thể sống tới vài ngày sau khi bị chặt đầu.

15. Khi thời tiết khắc nghiệt, gián có thể ăn thịt lẫn nhau hoặc chất nhầy của chính mình để sinh tồn. Chúng là loài côn trùng quấy rối nhà bếp của bạn nhưng theo các nhà khoa học chỉ 1% loài gián là gây hại.

16. Gián có thể chạy đến vận tốc 5km/h nếu chúng có cùng trọng lượng với chúng ta vận tốc đó sẽ là 700 km/h nhanh hơn tất cả siêu xe nhanh nhất của chúng ta bây giờ. Không những thế chúng có thể đổi hướng chạy 25 lần/s một con số ấn tượng.

 

 

Những điều không thể ngờ và lợi ích của loài gián

 

Trang Modern Express cho biết, ít nhất 1 triệu con gián đã sổng chuồng khỏi một trang trại nuôi gián chữa bệnh tại thị xã Đại Phong, phía đông tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.

Trong chúng ta, có rất nhiều người ghét gián bởi chúng là loài côn trùng hôi hám với những chiếc chân có gai, bò khắp nhà, lên thức ăn, trong tủ quần áo, trở thành nỗi khiếp sợ của mọi gia đình.

Phản ứng của hầu hết mọi người khi gặp loài vật này là tiêu diệt chúng bằng mọi cách. Nhưng bạn có biết rằng, nếu loài gián tuyệt chủng trên Trái đất, đó sẽ là thảm họa diệt vong? Phải chăng loài vật xấu xí, hôi hám này lại có lợi ích đến vậy? Cùng điểm lại một vài những lợi ích của chúng qua bài viết dưới đây.

Từ những siêu khả năng không loài vật nào có được…

Những điều không thể ngờ và lợi ích của loài gián

Người ta nói rằng, gián có thể sống sót sau thảm họa hạt nhân. Điều này có thể chưa chính xác song có một sự thật, có thể gọi gián là “Superman” trong giới côn trùng.

Lý do là bởi, gián tồn tại trên Trái đất từ cách đây hàng trăm triệu năm. Chúng thậm chí xuất hiện trước cả khủng long và ngay cả khi khủng long bị tuyệt chủng, loài này vẫn sống "nhơn nhơn", chẳng có mấy thay đổi cho tới ngày nay.

Thứ hai, gián sở hữu nhiều khả năng mà ngay cả những vận động viên giỏi nhất cũng không làm nổi. Gián có thể nhịn thở dưới nước trong 40 phút đồng hồ mà chẳng hề hấn gì.

Gián chạy với tốc độ 5km/h, tức là mỗi giây chúng đi được quãng đường bằng 50 lần chiều dài cơ thể. Nếu đạt được kích thước bằng con người, tốc độ của gián là cỡ 700km/h, gấp hơn 5 lần so với báo đốm.

Gián còn có biệt tài giữ thăng bằng cực tốt, mỗi giây chúng có thể đổi hướng 25 lần khi đang chạy. Trong một thí nghiệm năm 2002, người ta đặt một khẩu đại bác cực nhỏ lên lưng gián. Khi chúng chạy, đại bác bị lệch sang một bên nhưng gần như ngay lập tức, gián đã lấy lại được thăng bằng và giữ vật nặng ngay ngắn trên lưng.

Thứ ba, có thể coi gián là côn trùng "bất tử". Bạn sẽ không thể tưởng tượng khả năng sống sót tuyệt vời của loài này. Gián không chỉ có một não bộ, chúng còn có các hạch thần kinh phân bố khắp cơ thể giúp phản ứng trước kẻ thù cực kỳ nhạy bén.

Các hạch thần kinh còn giúp chúng sống sót ngay cả khi không có đầu. Theo các nhà khoa học, ước tính gián sống được thêm 30 ngày dù mất đầu và có thể nhịn uống nước 2 tuần lễ. Nguyên nhân là vì gián không thở bằng đầu, máu của chúng cũng không làm nhiệm vụ tuần hoàn oxy nên chúng chỉ chết vì đói khát hoặc nhiễm trùng.

Những điều không thể ngờ và lợi ích của loài gián

Ngoài ra, gián cái chỉ cần giao phối 1 lần là có thể mang thai cả đời, đẻ tới hơn 300 gián con. Đó là lý do mà bạn đừng bao giờ nghĩ tới chuyện loài sinh vật này có thể tuyệt chủng.

Nếu như thông tin gián gần như bất tử khiến bạn lo lắng thì bạn có biết, ở những khía cạnh nhất định, gián cũng mang lại lợi ích không nhỏ với sự sống con người.

Cuộc sống sẽ ra sao nếu không có gián?

Đối với hệ sinh thái, gián là một mắt xích không thể thiếu. Theo giáo sư Srini Kambhampati, trưởng khoa Sinh học trường Đại học Texas, gián hầu như chỉ ăn chất hữu cơ thối rữa, đang phân hủy chứa rất nhiều nitơ.

Chất này sau đó qua phân gián ngấm vào đất, đem lại nguồn dinh dưỡng dồi dào, phục vụ quá trình sinh trưởng của cây cối. Với tầm quan trọng như vậy, có thể nói, nếu không có gián, những cánh rừng nguyên sinh, rừng nhiệt đới đã chết từ cách đây hàng triệu năm.

Ngoài ra, gián còn là thức ăn của các sinh vật trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái như chim, chuột. Ong bắp cày cũng đẻ trứng ký sinh vào gián. Như vậy, nếu loài côn trùng đáng ghét này biến mất, những tác động với giới sinh vật nói chung là rất đáng kể.

Đối với con người, ít ai biết rằng, từ xa xưa, có khá nhiều người coi trọng loài gián. Dược sĩ Hy Lạp - Pedanius Dioscorides (thế kỷ I) thậm chí còn khuyến khích dùng gián làm thuốc bằng cách pha chúng với tinh dầu hoặc luộc lên. Trong thập niên 1870, thậm chí người Orlean còn uống trà có gián "luộc" ở trong.

Những điều không thể ngờ và lợi ích của loài gián

Tính chính xác của những tài liệu lịch sử ấy có lẽ vẫn cần những kiểm chứng nghiêm túc. Song có một điều chắc chắn, ở góc độ xã hội, nhiều người nghèo đang ăn gián và các côn trùng nói chung như một cách để tồn tại, chống chọi với nạn nghèo đói trên toàn cầu.

Cuối cùng, ở khía cạnh sức khỏe, gián là đối tượng phục vụ rất nhiều nghiên cứu khoa học về y tế. Sống trong những môi trường bẩn thỉu, nhiều vi khuẩn nhưng gián rất khỏe mạnh. Cơ thể chúng chứa những hợp chất “siêu kháng sinh”, tiêu diệt được phần lớn các loại virus, vi khuẩn thông thường.

Theo nghiên cứu của Đại học Nottingham (Anh), chuyên gia Simon Lee công bố rằng, trong loài côn trùng này có một hợp chất có thể giết chết 90% khuẩn E.Coli. Vì vậy, nghiên cứu loài gián có thể mở đường cho con người tiến tới sản xuất một siêu thuốc kháng sinh, kháng được rất nhiều bệnh phổ biến hiện nay.

Tạm kết: Chúng ta biết rằng, gián là một loài côn trùng có thể mang mầm bệnh cho con người. Tuy nhiên, trước khi có ý định giết chúng, hãy dành chút thời gian để suy nghĩ những điều trên và biết đâu, nó sẽ làm thay đổi hành động của bạn.

Tác giả bài viết: Thanh Nguyên

 Tags: chẳng hạn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập31
  • Hôm nay16,867
  • Tháng hiện tại329,880
  • Tổng lượt truy cập35,976,225
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây