Những hiện tượng "kinh ngạc" trước và sau khi chết

Thứ hai - 30/11/2015 00:46

Những hiện tượng "kinh ngạc" trước và sau khi chết

Đã bao giờ bạn đặt câu hỏi: cơ thể người sẽ phản ứng thế nào khi đang hấp hối? Điều gì sẽ xảy ra khi một người tắt thở? Sự thật là cơ thể có những phản ứng khác nhau trước và sau khi chết. Dưới đây là những hiện tượng xuất hiện khi hấp hối và trong quá trình khám nghiệm tử thi.

1. Tiếng nấc hấp hối (Death Rattle)

6 hiện tượng 'kinh ngạc' trước và sau khi chết

Đây là từ được sử dụng khá nhiều trong bệnh viện, diễn tả âm thanh khá rùng rợn khi một người đang hấp hối. Khi cơ thể mất đi phản xạ ho và khả năng nuốt, dẫn đến việc ứ đọng nước bọt trong cổ họng, lúc này, những tiếng nấc hấp hối sẽ được phát ra. Âm thanh này thường khiến gia đình bệnh nhân lo sợ, thậm chí là ám ảnh, dù nó hiếm khi gây đau đớn cho người bệnh. Các bác sĩ thường sử dụng thuốc giảm đau, phương pháp hút hoặc uống thuốc an thần nhằm tạo sự thoải mái cho bệnh nhân, giúp họ ra đi thanh thản. Bên cạnh đó, điều này cũng tránh gây lo sợ cho gia đình.

2. Nhịp thở Cheynes Stokes (Cheynes Stokes Respiration)

6 hiện tượng 'kinh ngạc' trước và sau khi chết

Đây là hiện tượng thở bất thường, diễn ra luân phiên với biên độ lớn giữa giai đoạn thở rất nhanh và giai đoạn ngưng thở (apnea). Nguyên nhân của tình trạng này là do tim đã yếu và khi hoạt động quá mức, nó dẫn đến hiện tượng thở nhanh (hyperventilate). Ngay sau đó là giai đoạn ngưng thở do cơ thể không đủ năng lượng để duy trì. Khi tim đã yếu, các cơ quan trong cơ thể nhận được ít máu, oxy hơn, dẫn đến việc các tế bào chết dần và người bệnh sẽ tắt thở. Những người đang hấp hối thường có hiện tượng này nhưng nó cũng xảy ra ở bệnh nhân bị trụy tim hay rối loạn hô hấp.

3. Sự bài tiết (Defecation)

6 hiện tượng 'kinh ngạc' trước và sau khi chết

Sau khi chết, các cơ bắp không còn nhận được năng lượng, ruột sẽ buông lỏngvà xuất hiện sự bài tiết, đặc biệt là ở những người ăn trước khi chết. Điều này hỗ trợ rất nhiều cho việc khám nghiệm tử thi trong những trường hợp chết bất thường. Đối với bệnh nhân ở nhà tế bần, họ có thể không thấy ngon miệng vào những ngày cuối nên hiện tượng này hiếm khi xảy ra.

4. Sự co cứng (Rigor Mortis)

6 hiện tượng 'kinh ngạc' trước và sau khi chết

Nói đơn giản hơn thì đây là hiện tượng xác chết cứng lại. Sau khi chết, cơ thể không thể phá vỡ những liên kết làm co cơ dẫn đến sự co cứng vĩnh viễn. Trong hầu hết các trường hợp, sự co cứng diễn ra từ 1 tới 3 giờ sau khi chết và ở trạng thái cứng hoàn toàn sau 24 giờ. Hiện tượng này có cả ở mí mắt nên những trường hợp không nhắm mắt khi chết, các cơ mắt sẽ giữ cho mắt mở to (chết không nhắm mắt).

5. Hạ thân nhiệt (Algor Mortis)

6 hiện tượng 'kinh ngạc' trước và sau khi chết

Hiện tượng hạ thân nhiệt của cơ thể sau khi chết (hay còn gọi là tử thi lạnh) chỉ xảy ra khi nhiệt độ môi trường thấp hơn nhiệt độ cơ thể tại thời điểm chết. Mức độ lạnh cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: vị trí cơ thể (so với Mặt trời), quần áo và nhiệt độ phòng nơi chết. Người chết ở sàn nhà tắm sẽ lạnh nhanh hơn ở ngoài trời 35 độ. Ngoài ra, người béo phì cũng có thời gian lạnh lâu hơn, trẻ sơ sinh lại có mức độ lạnh tương đối nhanh. Thông thường, phải mất khoảng 24 giờ để một xác chết lạnh hoàn toàn.

6. Chảy dịch (Purge Fluid)

6 hiện tượng 'kinh ngạc' trước và sau khi chết

Hiện tượng thối rữa, tạo thành chất lỏng màu nâu đỏ có mùi thối, chảy ra từ miệng và mũi, được gọi là chảy dịch (Purge Fluid). Nó có thể khiến nhiều người nhầm với chấn thương não. Tình trạng này được giải thích là do sựhình thành khí trong cơ thể, tích tụ trong ruột và dạ dày khiến bụng căng lên, tạo áp lực khiến chảy dịch từ mũi, mồm, vùng kín, và cả trực tràng. Hiện tượng này giúp ích cho việc xác định thời gian chết. Ở những nơi có nhiệt độ cao, hiện tượng chảy dịch có thể xuất hiện dưới 24 giờ.

Tác giả bài viết: Thanh thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập69
  • Hôm nay17,025
  • Tháng hiện tại331,328
  • Tổng lượt truy cập36,385,883
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây