Tỷ lệ thư rác trong quý 3/2014 tăng 1,7 % so với quý trước, chiếm trung bình 66,9% lượng email. Ba nguồn phát tán thư rác hàng đầu là Mỹ (14%), Nga (6,1%) và Việt Nam đứng vị trí thứ 3 với 6%.
Việt Nam phát tán thư rác nhiều thứ 3 thế giới.
Trong đó, Trojan.JS.Redirector.adf - Trojan chuyển hướng người dùng đến một trang web độc hại, hiện đang đứng đầu bảng xếp hạng các file đính kèm mã độc được phát hiện bởi Kaspersky Lab.
Phần mềm độc hại Andromeda hiện đang đứng đầu bảng xếp hạng "gia đình" mã độc phổ biến nhất, chiếm 12,35% trong các phát hiện của Kaspersky Lab. Chúng giúp cho bọn tội phạm kiểm soát máy tính nạn nhân một cách bí mật. Vị trí thứ hai với 10,59% thuộc về "gia đình" độc hại Zeus/Zbot với mục đích tấn công ngân hàng trực tuyến.
Còn lừa đảo nhắm vào các dịch vụ tài chính trực tuyến chiếm 38.23% trong tất cả các phát hiện Kaspersky Lab, tăng 13,39% so với quý 2/2014.
Lừa đảo tấn công các ngân hàng tăng 6,16% cho thấy tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các loại lừa đảo tài chính. Phần lớn các phát hiện lừa đảo trong các loại hệ thống thanh toán nhắm mục tiêu đến người sử dụng PayPal (32.08%), Visa (31,51%) và American Express (24.83%).
Lừa đảo liên quan iPhone 6 và Bucket Challenge
Ngoài ra, những kẻ phát tán thư rác bắt đầu quan tâm khai thác sự phổ biến của iPhone. Bằng chứng là chúng bắt đầu gửi các bức thư về iPhone 6 trước khi nó chính thức trình làng. Theo đó, chiếc điện thoại thông minh này được giới thiệu như là một giải thưởng cho các cuộc thi và các cuộc khảo sát khác nhau.
Biểu đồ thể hiện sự gia tăng của lừa đảo mạng liên quan iPhone 6 qua các quý.
Cũng có những thư lừa đảo nói về việc giảm giá "khủng" cho dòng điện thoại này. Tất nhiên, tất cả chúng đều là thư giả mạo và nội dung không đúng sự thật. Chúng chỉ được sử dụng để thu hút người dùng đến một phần mềm gian lận hoặc một dịch vụ web mà tin tặc muốn phát triển.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng đã phát hiện thấy một số kiểu lừa đảo gia tăng nhanh chóng có liên quan đến sự ra mắt các sản phẩm mới của Apple như MacBook mới (cuối tháng 7) và iPhone 6 (đầu tháng 9). Năm ngoái, các chuyên gia Kaspersky Lab cũng có những phát hiện tương tự vào ngày ra mắt sản phẩm mới của Apple.
Trào lưu Ice Bucket Challenge - dội một xô nước chứa đầy đá lạnh lên đầu, ghi hình lại rồi tung lên mạng xã hội để được quyền thách thức một hoặc nhiều người khác cùng thực hiện, cũng được tin tặc tận dụng. Liên quan đến trào lưu này, các chuyên gia Kaspersky Lab phát hiện thư rác mời nạn nhân xem video của một người tham gia thử thách có đính kèm mã độc Backdoor.Win32.Androm.euop. Mã độc này cho phép tội phạm kiểm soát các máy tính bị xâm nhập.
Tác giả bài viết: Theo Ngọc Phạm
Nguồn tin: (Theo Kaspersky Lab)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn