“Bữa tối cuối cùng” (tiếng Ý: Il Cenacolo hay L’Ultima Cena) là bức bích họa nổi tiếng của danh họa Leonardo da Vinci. Tác phẩm như là một điểm khởi đầu của thời kỳ hoàng kim thời văn hóa Phục hưng, được sáng tác vào khoảng năm 1495 đến 1498. Bức bích họa được vẽ trực tiếp trên tường tại của Tu viện Santa Maria ở thành phố Milano.
Theo các sách phúc âm, bữa ăn tối cuối cùng là bữa ăn sau cùng Chúa Jesus chia sẻ với các môn đồ trước khi Ngài chịu chết.
Bức tranh của Vinci mô tả lại một đoạn trong sách Kinh Thánh rằng: Judas – một trong số các môn đệ của Chúa Jesus – nộp Thầy của mình cho các lực lượng đối lập với Chúa Jesus lúc bấy giờ, là giới lãnh đạo tôn giáo và nhà cầm quyền La Mã để đổi lấy 30 đồng bạc. Ở bữa ăn tối cuối cùng, Chúa Jesus (ở chính giữa bức tranh), đang nói với các môn đồ: “Trong các con có kẻ muốn nộp Ta”. Nhóm môn đồ có vẻ nghi hoặc, đau xót và bất an xôn xao, nhao nhao hỏi Jesus: “Lạy Chúa, là con sao?”
Để trình bày hình ảnh của tất cả các môn đồ, Leonardo da Vinci đã sắp xếp cảnh kịch tính này ở phòng ăn lớn, tập trung tại một chiếc bàn hẹp và dài, để Chúa Jesus và các môn đệ của Ngài đều có thể phải đối mặt với người xem; khắc họa từng khoảnh khắc biểu hiện của từng môn đồ một cách sống động. Bố cục lấy Chúa Jesus làm trung tâm rồi mở rộng ra hai bên, tựa như một tam giác đều. Sau đó lấy các động tác cao thấp nhấp nhô của nhân vật tạo thành bộ bốn hình tam giác nhỏ 3 người để làm cho hình ảnh trông hài hòa cân bằng và sinh động.
Da Vinci còn vận dụng chính xác phương pháp thấu thị để thể hiện thành công “Bữa tối cuối cùng” trong kết cấu không gian lập thể. Phương pháp thấu thị (perspective) cũng gọi là “phương pháp hình chiếu”, là đem vật dụng hoặc cảnh vật thực tế 3 chiều miêu tả trên mặt phẳng 2 chiều. Bởi vì ở mặt phẳng 2 chiều thông thường lại phải biểu hiện ra cảnh vật như có cảm giác 3 chiều lập thể, vậy nên nhất định phải giải quyết vấn đề về góc nhìn thay đổi khác nhau, đạt tới hiệu quả thị giác giống như thật.
Bức bích họa cao 4,6 m, rộng 8,8 m được Leonardo da Vinci vẽ trực tiếp tại Tu viện Santa Maria ở thành phố Milano. (Ảnh: Pinterest)“Giao điểm thấu thị” trong bức “Bữa tối cuối cùng” này chính là cảnh trên trần nhà, góc tường, gạch, vách tường cột trụ, hai bên phải trái cái bàn, đường biên khung cửa sổ cao thấp … tựa như kéo dài, hình ảnh giao nhau tại một điểm ở một chỗ sâu rồi dần dần biến mất, tạo ra cảm giác như đang đi sâu vào cảnh thực.
Phòng ăn trong bức tranh, hai bên tường và trên trần nhà đều hõm vào hướng lui về phía sau, tạo thành một hiệu ứng chiều sâu, cuối cùng tụ lại và dần dần biến mất phía sau cửa sổ trên đầu Chúa Jesus, điểm này đúng là tâm điểm của cả bức bích họa. cũng là tiêu điểm thị giác. Ánh sáng trên cửa sổ cực kỳ tự nhiên dừng ở trên đầu Chúa Jesus, tạo thành hiệu ứng quầng sáng, biểu đạt thần tính hoàn mỹ của Chúa Jesus; có thể nói là vận dụng phương pháp thấu thị cực kỳ thành công.
Bức tranh cao 4,6 m, rộng 8,8 m, sử dụng nguyên lý thấu thị, khiến người xem cảm giác hình ảnh gian phòng được kéo dài một cách tự nhiên. Do kết cấu khiến các môn đồ ngồi với khoảng cách gần hơn so với bữa ăn thông thường, cũng chia làm 4 nhóm, ở xung quanh Chúa Jesus tạo thành hình dạng gợn sóng có trình tự. Môn đồ càng ở gần Chúa Jesus thì càng có vẻ xao động. Jesus ngồi ở chính giữa, hai tay Ngài mở ra bình tĩnh như thường, so với hình ảnh môn đồ khẩn trương căng thẳng xung quanh đã tạo nên sự tương phản rõ nét. Sau lưng Jesus là khung cảnh tường hòa ngoài cửa sổ, bầu trời sáng trong ở trên đầu của Ngài tựa như một vầng hào quang. Hai mắt của Ngài nhìn chăm chú, giống như nhìn thấu hết thảy mọi chuyện của thế gian.
Chúa Jesus cùng 12 môn đồ của Ngài ngồi bên cạnh bàn ăn, bữa ăn là dịp kỷ niệm Lễ Vượt qua. Bên cạnh bàn ăn, Jesus nói với môn đồ của Ngài, trong bọn họ sẽ xuất hiện kẻ phản bội Ngài; nhưng Jesus vẫn chưa nói người đó chính là Judas, đám đông môn đồ cũng không biết ai sẽ bán đứng Chúa Jesus. Dọc theo bàn ăn là 12 môn đồ, tạo thành 4 nhóm, Jesus ngồi ở chính giữa. Ngài đang có vẻ thương cảm, hai tay mở ra, ý bảo trong môn đồ có người bán rẻ Ngài.
Chúa Jesus có vẻ thương cảm, hai tay mở ra, ý bảo trong môn đồ có người bán rẻ Ngài. (Ảnh: Wikipedia)
Đại đa số môn đồ đều kích động nhảy dựng lên, nhưng Jesus vẫn giữ vẻ bình tĩnh như vậy. Chúng ta có thể nhìn thấy bối cảnh bên ngoài cửa sổ đã làm nền cho hình ảnh của Ngài, thông qua cửa sổ, chúng ta thấy được cảnh sắc điềm tĩnh, bầu trời xanh thẳm tựa như một vầng hòa quang vờn trên đầu Chúa Jesus.
Trong nhóm môn đồ bên phải Jesus, chúng ta nhìn thấy một khuôn mặt hắc ám, lưng hơi ngả về sau, tay nắm chặt một túi tiền. Chúng ta biết hắn chính là tên phản đồ, Judas Iscariot. Túi tiền trong tay Judas tượng trưng rằng, hắn chính là người giữ tiền bạc của Chúa Jesus và các môn đồ khác, trong túi tiền có chứa 30 đồng bạc tiền bán đứng Jesus.
Sau lưng Judas là một khoảng tối. Thánh đồ Peter, cả đầu màu bạc chỉ tay ghé sát về phía thánh John. Bàn tay phải của Peter rũ xuống nắm lấy một thanh đao, như thể là tình cờ, đao nhọn như muốn đâm từ phía sau lưng Judas. Thánh John đầu buông thõng hướng xuống Peter. Ở trong tất cả môn đồ, hẳn là Jesus hài lòng nhất về thánh John, bởi ông vẫn giữ được vẻ bình tĩnh như Jesus vậy, ông dường như đã lĩnh ngộ được lời nói của thầy.
Bên trái Jesus là James “Nhỏ”, ông đã cố gắng để hiểu những gì khủng khiếp trong lời được nghe, ông dang rộng tay kêu lên kinh hãi. Nhìn từ bên vai của James “Nhỏ”, chúng ta thấy được Thomas với vẻ nghi hoặc khó hiểu, thần sắc hoài nghi của ông biểu hiện thông qua ngón tay được giơ lên. Ở bên cạnh James “Nhỏ” là thánh Philip đang cố hướng tới sát Jesus, hay tay đặt ở trước ngực tựa hồ như muốn nói: “Ngài có biết lòng con, Ngài có biết là con vĩnh viễn không bao giờ bán đứng Ngài”. Khuôn mặt của ông cho thấy sự yêu mến và trung thành và hiện ra vẻ đau khổ.
Bartholomew và James “Lớn” thân thể như nghiêng về phía trước, Andrew bên cạnh không đứng dậy, nhưng ông muốn nghe xem, vì thế liền giơ tay lên tựa hồ yêu cầu im lặng. Bên phải còn thừa lại nhóm môn đồ cuối cùng, họ đang thảo luận về câu nói của Jesus, ngón tay của họ cũng chỉ hướng về trung tâm bàn ăn.
Lẳng lặng quan sát bức họa bất hủ này, từ quầng sáng tự nhiên sau lưng Chúa Jesus trong bức tranh, từ nét mặt bình tĩnh thản nhiên của Ngài, ta cảm nhận được sự từ bi. Hai tay Ngài mở rộng tỏ rõ đối với việc bị Judas bán đứng, sắp phải chịu hình phạt là kết cục bất đắc dĩ.
Chúa Jesus sẵn sàng chịu khổ nạn cho chúng sinh, và rằng với bao nhiêu tội lỗi của các loại tư tưởng xấu mòn, cùng với bao ràng buộc không giải được; Chúa Jesus chỉ có thể đem thân mình để chuộc lỗi cho tất cả chúng sinh. Vì việc cứu độ chúng sinh, mà buông bỏ tất cả, đây chẳng phải là sự từ bi hay sao?
Từ bi là năng lượng của chính thần, từ bi càng lớn thì năng lượng càng mạnh, những gì không tốt đều có thể bị giải thể hủy rớt. Từ bi này là không nói điều kiện, là không tính giá cả, không ghi tên, không cầu hồi báo, không có bất kể tư tâm nào, hết thảy chỉ vì chúng sinh. Nó là vĩnh hằng, sẽ không vì thời gian, hoàn cảnh mà biến hóa, là biểu lộ của trạng thái tự nhiên của Thần, chứ không phải cố ý tạo ra, cố ý làm ra cho người ta xem. Từ bi khiến cho hết thảy tà ác sợ hãi, tiêu tán, ẩn giấu biến mất. Từ bi là đến từ sự thăng hoa, vĩnh viễn là điều tốt đẹp cao thượng.
(Theo zhengjian.org)
Tác giả bài viết: Bảo An
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn