Tìm hiểu về kỹ thuật trồng cây cổ xưa Daisugi

Chủ nhật - 12/05/2024 22:32
Tìm hiểu về kỹ thuật trồng cây cổ xưa Daisugi

Daisugi là một kỹ thuật trồng cây đã có tuổi đời hàng thế kỷ và được phát triển tại Nhật Bản. Kỹ thuật này thường được sử dụng để trồng cây tuyết tùng và không phải vùng đất nào cũng có. Ngày nay kỹ thuật này đã xuất hiện ở nhiều khu vườn trang trí trên thế giới.

 

Tìm hiểu về kỹ thuật trồng cây cổ xưa Daisugi giúp tạo ra nhiều cây gỗ mới từ một gốc cây - Ảnh 1.

 

Xuất hiện từ thế kỷ 14, kỹ thuật daisugi cho phép trồng cây tuyết tùng ở Kitayama, một loại cây thường mọc thẳng và không có nhánh. Nó đặc biệt quan trọng vào thời điểm nhu cầu đất trồng lớn.

Tương tự như nghệ thuật bonsai, kỹ thuật trồng cây daisugi về cơ bản liên quan đến cách cắt tỉa cây tuyết tùng gốc để chỉ những chồi thẳng nhất mới được phép phát triển và vươn cao. Việc cắt tỉa các nhánh cây được thực hiện khoảng 3-4 năm/lần và đảm bảo rằng cây mọc thẳng và không có bất kỳ nhánh nào.

Sau khoảng 20 năm, những chồi cây khổng lồ đó đã trở thành những cây tuyết tùng khổng lồ và có thể khai thác để lấy gỗ hoặc trồng lại để tái sinh rừng.

 

Tìm hiểu về kỹ thuật trồng cây cổ xưa Daisugi giúp tạo ra nhiều cây gỗ mới từ một gốc cây - Ảnh 2.

 

 

Tìm hiểu về kỹ thuật trồng cây cổ xưa Daisugi giúp tạo ra nhiều cây gỗ mới từ một gốc cây - Ảnh 3.

 

 

Tìm hiểu về kỹ thuật trồng cây cổ xưa Daisugi giúp tạo ra nhiều cây gỗ mới từ một gốc cây - Ảnh 4.

 

 

Tìm hiểu về kỹ thuật trồng cây cổ xưa Daisugi giúp tạo ra nhiều cây gỗ mới từ một gốc cây - Ảnh 5.

 

Hai thập kỷ có thể là một thời gian dài nhưng cây tuyết tùng được trồng bằng phương pháp daisugi thực sự phát triển với tốc độ nhanh hơn so với khi trồng trên đất. Không chỉ vậy, kỹ thuật lâm nghiệp này còn đem tới lợi ích, đó là giúp gỗ của vùng Kitayama có độ đàn hồi tốt hơn tới 140% và khả năng chịu lực mạnh hơn tới 200% so với gỗ thông thường.

Được biết kỹ thuật daisugi được phát triển vào thế kỷ 14 khi phong cách kiến trúc Sukiya-zukuri, đặc trưng sử dụng các vật liệu tự nhiên, đặc biệt là gỗ trở nên nở rộ. Các khúc gỗ Kitayama thẳng thớm, không có nhánh được sử dụng làm trụ cột trong các ngôi nhà có kiến trúc Sukiya-zukuri . Ngoài ra nó còn được dùng làm đũa hoặc đồ nội thất.

 

Tìm hiểu về kỹ thuật trồng cây cổ xưa Daisugi giúp tạo ra nhiều cây gỗ mới từ một gốc cây - Ảnh 6.

Trụ cột trong nhà được làm từ loại gỗ Kitayama

 

Tuy nhiên do thiếu quỹ đất để trồng rừng nên phương pháp daisugi đã ra đời để giải quyết bài toán đó.

Những cây gỗ mẹ Kitayama có thể chứa được hàng chục chồi thẳng mọc cùng lúc và có tuổi thọ lên tới 200-300 năm trước khi không thể nuôi thêm được cây nữa.

 

Tìm hiểu về kỹ thuật trồng cây cổ xưa Daisugi giúp tạo ra nhiều cây gỗ mới từ một gốc cây - Ảnh 7.

 

Hiện tại có thể tìm thấy những cây mẹ này ở một số khu vực nhất định trên khắp Nhật Bản và một trong số chúng có đường kính thân cây lên tới 15 mét.

Nhu cầu về cây tuyết tùng Kitayama đã giảm xuống kể từ thế kỷ 15, dẫn tới kỹ thuật daisugi cũng dần bị quên lãng. Tuy nhiên người ta vẫn có thể bắt gặp kỹ thuật độc đáo này trong các khu vường trang trí trên khắp Nhật Bản.

Tham khảo Odditycentral

 

Cứ đặt gìn giữ môi trường tự nhiên lên đầu

 

Theo báo cáo mới được đăng tải trên Forum Kinh tế Thế giới (WEF), tính tới năm 2030, những ngành giải quyết khủng hoảng tự nhiên sẽ tạo ra được 400 triệu việc làm và sẽ có giá trị 10 nghìn tỷ USD. Ta nhận thấy tiềm năng lớn trước những con số tăng trưởng quá đỗi ấn tượng, càng thấy hứng khởi khi mà thứ tạo nên nó lại giải quyết được một trong những vấn đề cấp bách nhất hiện nay.

Báo cáo cảnh báo rằng khi thế giới hồi phục sau đại dịch virus corona, tình cảnh thế giới sẽ biến chuyển mạnh mẽ, trong khi đó những mối đe dọa tới thiên nhiên Trái Đất vẫn còn đó và lại có thể khiến GDP toàn cầu giảm một nửa. Từ năm 2019, các nhà khoa học đã lên tiếng cảnh báo về sự xuống cấp của hệ thống hỗ trợ sự sống toàn cầu, xã hội con người có thể lâm nguy khi viễn cảnh đó trở thành sự thực.

Báo cáo mới đăng tải trên WEF là kết quả nghiên cứu của dự án Kinh tế Tự nhiên Mới. Trong đó, các nhà khoa học và kinh tế học cho rằng những mô hình kinh doanh và bộ máy chính phủ đặt việc giải quyết vấn đề tự nhiên lên đầu sẽ giải quyết được cả vấn đề việc làm.

Sẽ chẳng tìm đâu ra việc làm hay gặt hái được thành công nào trên một hành tinh chết cả”, Alan Jope, CEO của Unilever và đối tác của WEF cho hay.

 

Cứ đặt gìn giữ môi trường tự nhiên lên đầu, những nỗ lực phục hồi kinh tế từ giờ tới 2030 sẽ có giá trị 10 nghìn tỷ USD - Ảnh 1.

Vườn sân thượng của Thư viện Đại học Warsaw, Ba Lan.

 

Theo lời phân tích trong sự kiện gặp mặt thường niên Davos của WEF, thì có ba mảng đe dọa tới 80% số loài động vật đang trong diện nguy hiểm - đó là ngành thực phẩm đi kèm việc sử dụng đất, việc xây dựng cơ sở hạ tầng và nhà cửa, ngành sản xuất năng lượng và đào mỏ tìm kiếm khoáng sản. Tuy nhiên, đây lại cũng là 3 mảng nhận về nhiều lợi ích nhất khi ứng dụng những biện pháp hồi phục xanh, thân thiện với môi trường trong thời kỳ hậu Covid-19.

Báo cáo mới viết: “Chúng ta đang sắp chạm ngưỡng mà tại đó, tự nhiên và khí hậu không thể về trạng thái ban đầu nữa. Nếu như nỗ lực phục hồi không xử lý được những khủng hoảng toàn cầu, ta sẽ để vuột mất cơ hội tránh những ảnh hưởng tồi tệ nhất. Những quyết định phân bổ các gói kích cầu nhiều khả năng sẽ định hình xã hội và kinh tế suốt nhiều thập kỷ sau này”.

Akanksha Khatri, người đứng đầu Chương trình Hành động vì Tự nhiên của WEF nói: “Thiên nhiên có thể tạo ra những việc làm mà nền kinh tế đang cần. Chẳng có rào cản nào ngăn các doanh nghiệp, các chính phủ ứng dụng những kế hoạch xanh kia ở quy mô lớn, nhằm đưa hàng triệu người đang thất nghiệp quay lại thị trường lao động”.

Tổng thống Costa Rica, ông Carlos Alvarado Quesada, nói: “Chúng ta phải coi khủng hoảng virus corona như một cơ hội để tái thiết lập mối quan hệ của nhân loại với thiên nhiên. Đất nước tôi đã cho thấy việc chuyển đổi sang một nền kinh tế trung lập carbon sẽ mang lại thịnh vượng cũng như việc làm. Đây là lúc ta áp dụng mô hình này rộng rãi hơn”.

 

Cứ đặt gìn giữ môi trường tự nhiên lên đầu, những nỗ lực phục hồi kinh tế từ giờ tới 2030 sẽ có giá trị 10 nghìn tỷ USD - Ảnh 2.

Trang trại năng lượng Mặt Trời nổi ngoài khơi nước Anh.

 

Một báo cáo khác cũng được công bố trong tháng Bảy này kết luận rằng ta có thể bảo vệ khoảng gần 1/3 đất và biển hiện tại mà lại vừa thúc đẩy cho nền kinh tế tăng trưởng. Liên Hợp Quốc cũng cảnh báo rằng các nước đang chỉ tập trung vào những triệu chứng mà đại dịch gây ra cho sức khỏe cộng đồng và nền kinh tế, mà quên mất nguyên nhân hình thành đại dịch chính là việc tàn phá môi trường.

Báo cáo mới được công bố tại WEF đưa ra một loạt giải pháp nhằm tăng số lượng việc làm và kích cầu kinh tế, từ việc xây dựng những silo và kho chứa lớn nhằm ngăn thực phẩm hỏng, điều tiết cá tự nhiên sao cho hiệu quả nhằm tạo ra 14 triệu việc làm và tăng thêm 170 tỷ USD cho tổng giá trị sản xuất ngành đánh bắt thủy hải sản. Bên cạnh đó, báo cáo còn chỉ ra việc nên điều hướng các khoản trợ cấp nông nghiệp (vốn được dùng trong xây dựng trang trại, phá rừng canh tác và mua phân bón, thuốc trừ sâu) sang đầu tư cho những phương pháp canh tác xanh khác như lưu trữ carbon, trồng rừng, giảm phế thải nông nghiệp, sản xuất thức ăn có lợi hơn cho sức khỏe.

Còn tại các thành phố lớn, việc sử dụng điện hiệu quả sẽ tiết kiệm được 825 tỷ USD tính tới năm 2030. Ngay lúc này, giá trị thị trường pin Mặt Trời lắp mái nhà dân đã có giá trị 9 tỷ USD và vẫn còn tiềm năng phát triển tiếp. Ta cũng đang đứng trước cơ hội đầu tư năng lượng tái tạo; tại 30 quốc gia, giá thành sản xuất điện sạch đã tương đương mức giá năng lượng tạo ra nhờ nhiên liệu hóa thạch.

 

Cứ đặt gìn giữ môi trường tự nhiên lên đầu, những nỗ lực phục hồi kinh tế từ giờ tới 2030 sẽ có giá trị 10 nghìn tỷ USD - Ảnh 3.

Năng lượng gió cũng là một hướng đi hợp lý để thay thế nhiên liệu hóa thạch.

 

WEF thừa nhận sẽ có nhiều người mất việc làm khi những ngành công nghiệp biến mất trong thời đại mới, vì thế họ hối thúc chính phủ các nước đào tạo lại lực lượng lao động để việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh được công bằng, không ai bị bỏ lại khi đất nước bước sang trang mới. Theo ước tính, khoản đầu tư hàng năm để trợ cấp cho mọi cơ hội cách tân được nêu trong báo cáo chỉ là 2,7 nghìn tỷ USD, tương đương với gói kích cầu kinh tế Mỹ đề xuất trong tháng Ba năm nay.

Jennifer Morris, người đứng đầu Ủy ban Bảo vệ Thiên nhiên có trụ sở tại Hoa Kỳ, nhận định: “Thiên nhiên không thể chờ chúng ta hành động được nữa. Rõ ràng điều này không đơn giản, khi mà ta phải thay đổi hệ thống và các bộ máy làm việc ở quy mô lớn như vậy. Nhưng báo cáo nêu ra tại WEF chỉ rõ đây là trách nhiệm chung của chúng ta để thay đổi cách ăn, sinh sống, nuôi trồng, xây dựng và cung cấp năng lượng cho cuộc sống con người”.

   

Nguồn tin: Tham khảo The Guardian

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập20
  • Hôm nay8,909
  • Tháng hiện tại102,381
  • Tổng lượt truy cập34,735,100
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây