Khí quyển Trái Đất có cấu trúc phân lớp từ dưới lên trên như sau: tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng trung gian, tầng nhiệt, tầng điện ly. Tầng đối lưu ở gần Trái Đất nhất và cũng là tầng mỏng nhất, đây là nơi hỗ trợ sự sống cho con người. Nó có độ cao từ 0 đến 16 km.
Hầu hết sa mạc trên Trái Đất không được cấu tạo hoàn toàn từ cát, 85% trong số đó gồm đá và sỏi. Sahara là sa mạc ớn nhất thế giới, chiếm 1/3 diện tích châu Phi.
Trên thực tế, Trái Đất không thực sự tròn. Nó là một khối cầu dẹt ở hai cực.
Nếu chúng ta làm bay hơi hết nước trong tất cả các đại dương, chúng ta sẽ thu được lượng muối đủ để bao phủ một lớp dày 152 m trên toàn bộ đất liền Trái Đất.
Biển kín lớn nhất thế giới là Biển Caspi (đôi khi gọi là hồ). Nó nằm ở biên giới giữa hai nước Iran và Nga.
Andes là dãy núi dài nhất thế giới (dài khoảng 7280 km), dài thứ hai là dãy núi Rocky, dài thứ ba là dãy Himalaya. Theo ước tính, mỗi khi chúng ta trèo lên núi thêm 300 mét, nhiệt độ giảm xuống từ 0,5 đến 1,5 độ.
Hồ sâu nhất thế giới là hồ Baikal. Nó có chiều sâu là 1,63 km, chiều dài 643 km, chiều rộng khoảng 48 km. Hồ Baikal đủ lớn để chứa tất cả lượng nước của 5 hồ lớn nhất tiếp theo.
Khoảng một triệu trận động đất xảy ra trên Trái Đất mỗi năm. Hiện tượng này có thể gây ra những tàn phá thảm khốc và khiến nhiều người thiệt mạng.
Hầu hết mọi người tin rằng Thung Lũng Chết ở California, Mỹ, là nơi nóng nhất trên Trái Đất. Tuy nhiên, nhiệt độ nóng nhất từng được ghi nhận ở Azizia, Libya, là 57,8 độ C, vào ngày 13/9/1922. Nhiệt độ nóng nhất ở Thung Lũng Chết chỉ đạt 56,6 độ C, vào ngày 10/7/1913
Các chuyên gia thuộc Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) ước tính có khoảng 1.000 tấn mảnh vụn không gian rơi xuống Trái Đất mỗi năm.