Sẽ không khó để bắt gặp những loài động vật này bởi chúng thường cư trú tại nhiều vùng biển trên thế giới. Tuy nhiên, sự tồn tại của những loài vật trong suốt, đặc biệt này vẫn luôn là điều bí ẩn đối với các nhà khoa học.
Những sinh vật trong suốt có tên gọi là sứa velella này thường sống trôi nổi trên bề mặt đại dương. Cơ thể của sứa velella dài không quá 7cm, thường có màu xanh đậm, trong suốt như chiếc giấy bóng kính với cánh buồm cứng nhỏ ở phía trên giúp đón gió và di chuyển trên mặt biển.
Đặc biệt hơn, loài sinh vật này là loài ăn thịt. Chúng săn sinh vật phù du bằng những xúc tu chứa chất độc. Tuy nhiên, lượng chất độc này chỉ đủ hạ gục con mồi chứ không đủ gây hại cho ta bởi chúng không thể đi qua da được.
Sinh vật có tên gọi Salps này sống ở biển và chủ yếu ăn sinh vật phù du. Salps được biết đến là loài có cách sinh sống khá độc đáo, tùy từng chu kỳ mà chúng sống đơn lẻ hay tập thể.
Với chu kỳ sống theo nhóm, Salps sẽ liên kết cơ thể của chúng thành một chuỗi lớn và cùng di chuyển, cùng ăn và phát triển.
Mực ống kính có 60 loài khác nhau, sống chủ yếu tại những vùng nước biển nông, nhiều ánh sáng. Hình dáng cơ thể của mực ống kinh có thể thay đổi theo tuổi trưởng thành, dài ra - co lại nên đây được coi là một trong những khả năng giúp chúng có thể ngụy trang tài tình hơn trước kẻ thù.
Được tìm thấy trong một cuộc thám hiểm ở vùng biển sâu tại Bắc Đại Tây Dương, loài sinh vậtPhronima có hình dạng giống tôm này rất nhỏ, dài không quá 2,5cm và trong suốt đến khó tin.
Có lẽ chính bởi vẻ ngoài trong suốt mà chúng có thể ngụy trang tài tình, hòa lẫn với môi trường nước xung quanh tại không gian tăm tối dưới biển sâu.
Được phát hiện chỉ vài năm trước đây, loài cá Cyanogaster (tên khoa học Cyanogaster noctivage) với chiếc bụng màu xanh này rất nhỏ, chỉ dài có vài mm. Chúng thường sống tại một nhánh sông ở Amazon và chỉ có một chiếc răng hình nón duy nhất trong miệng.
Cá vây gai Nam Cực thường sống ở những vùng nước lạnh xung quanh Nam Cực và phía Nam Nam Mỹ. Thức ăn ưa thích của loài cá này là những loài nhuyễn thể hay loài cá nhỏ khác. Máu của cá vây gai trong suốt, không có tế bào hồng cầu nên không có màu.
Sự trao đổi chất của cá vây gai diễn ra dựa vào khí oxy phân hủy trong máu, được hấp thụ ngay tại chính bộ da không màu này.
Loài sinh vật trông nhẹ nhàng này thực chất là loài sên biển, thuộc nhóm động vật chân bụng. Với cơ thể gần như trong suốt và bơi theo hướng thẳng đứng với các vây mềm nên trông chúng giống như những đôi cánh thiên thần.
Sên biển là một loài ăn thịt, thức ăn của chúng là những con sứa độc. Không những miễn dịch với chất độc của sứa mà những chú sên biển còn lợi dụng chính độc tố này để làm vũ khí tự vệ cho mình bằng cách chuyển chúng tới các gai nhọn trên thân mình.
Cá da trơn châu Á là một trong những loài động vật có xương sống lộ rõ nhất trên Trái đất. Chúng thường cư ngụ trong những con suối ở Thái Lan, Malaysia và Indonesia.
Những chú cá da trơn này thường dài khoảng 8cm và có hai chiếc râu dài. Phần nội tạng, tim của cá tập trung ở phần đầu. Khi ánh sáng chiếu vào cơ thể cá da trơn tạo thành một vầng sáng óng ánh như cầu vồng. Sau khi chết, cơ thể của cá da trơn chuyển sang màu trắng sữa.
Sứa lược Leidyi (tên khoa học: Mnemiopsis leidyi) là một loài sứa bản địa của vùng tây Đại Tây Dương. Chính sự bùng nổ số lượng quần thể của chúng ở vùng Biển Đen đã dẫn đến sự thay đổi lớn đối với cấu trúc hệ sinh thái ở đây do sứa lớn ăn thịt sứa con.
Ngoài ra chúng cũng ăn thịt cả các loài thân mềm sống trôi nổi và ấu trùng các loài động vật giáp xác. Tuy nhiên, loài động vật trong suốt này sẽ khiến bạn mê mẩn với những xúc tu ánh màu cầu vồng.
Cá mắt trống (Macropinna microstoma) sống dưới đại dương sâu thẳm sở hữu cho mình chiếc đầu trong suốt với đôi mắt là hai khối cầu hình ống màu xanh lục nằm trên đỉnh đầu.
Đôi mắt được bao quanh bởi bộ phận hình khiên trong suốt chứa đầy dịch lỏng. Sắc tố xanh lá cây trong đôi mắt của cá mắt trống có thể lọc ánh sáng đến trực tiếp từ mặt biển, giúp cá xác định điểm phát sáng sinh học của sứa hay các loài động vật khác ở ngay trên đầu chúng.
Sống trong môi trường nước ngọt, tôm ma hay tôm lính là một loài vật ăn tạp. Chúng thường không bỏ sót bất cứ loại thức ăn đã bị thối rữa, các loại ký sinh trùng hay mô chết. Đôi khi, loài này còn ăn thịt cả đồng loại của chúng trong mùa sinh sản nữa.
Thường sống ở vùng rừng mây ở Trung và Nam Mỹ, ếch thủy tinh được biết đến như một loài sinh vật lạ lùng khi phô bày gần như toàn bộ các bộ phận nội tạng như tim, gan, hệ thống tiêu hóa.
Lớp da trong suốt của ếch thủy tinh không chỉ giúp chúng có tác dụng ngụy trang mà còn làm nhiều việc khác như thở để hấp thụ nước. Tuy nhiên, đây cũng là nhược điểm lớn nhất của loài này vì đó là nguyên nhân khiến chúng bị nhiễm trùng da.
Xuất hiện ở vùng Trung Mỹ, bướm cánh thủy tinh là loài bướm lớn có đôi cánh gần như trong suốt kỳ diệu. Đôi cánh dài khoảng 5,6 - 6,1cm của bướm thủy tinh có màng nối giữa các gân cánh không màu, trong suốt; phần viền cánh lại chứa nhiều tế bào sắc tố như đỏ, cam hay nâu.
Loài bướm này có thể bỏ ra hàng giờ đậu trên một bông hoa duy nhất để hút mật.