Phượng Tím tên khoa học là Jacaranda mimosifolia, thuộc họ Bignoniaceae, nguồn gốc Nam Mỹ, không cùng họ với Phượng Đỏ , được kỹ sư Lương Văn Sáu sinh năm 1942, quê An Giang, tốt nghiệp kỹ sư Canh Nông Pháp mang từ Pháp về trồng tại Đà Lạt năm 1962 Cây phải trồng bằng hạt, vì thế sau khi đã du nhập một số cây vào Việt Nam, việc nhân rộng khá chậm chạp vì không thể giâm cành, mãi đến năm 1994, kỹ sư nông học Lương Văn Sáu mới thành công việc nhân giống Phượng Tím bằng phương pháp chiết cành, rồi dùng một loại hoá chất kích thích việc mọc rễ và đã thành công .
Sau ông , nhiều chuyên viên sinh học đã áp dụng phương pháp này nên từ khởi đầu chỉ có 3 cây phượng tím , ở đầu dốc trục đường Nguyễn Thị Minh Khai (Chợ đêm Đà Lạt), ở vườn hoa Bích Câu (gần Vườn hoa Đà Lạt) và ở trước cổng vào nhà hàng Thủy Tạ ( Khoảng năm 2009 cây này ngã đỗ vì bão và đã được trồng cây khác vào đúng vị trí ấy và năm 2019, lại bị ngã đổ lần nữa và cũng được trồng lại ).
Nay Đà Lạt đã có đường Phượng Tím, trải dài 6200m từ đầu đường Trúc Lâm Yên Tử. Từ đầu đường Nguyễn Thị Minh Khai tới Trung tâm chợ Đà Lạt Hiện nay ở Sài Gòn, Khánh Hoà, Cần Thơ, Hà Nội cũng đã lác đác trồng Phượng Tím. Ở Huế cũng có vài cây Phượng Tím nhưng ra hoa rất ít. Loại cây này thích hợp với khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới Tại Mỹ, Phượng Tím có thể thấy ở bang California, tây nam Arizona, đông nam Texas và Florida...
Ở Châu Âu, ta có thể thấy trên toàn bộ bờ biển Địa Trung Hải của Tây Ban Nha, quần đảo Balearic, Andalusia, Bồ Đào Nha, Hy Lạp,Ý và đảo Malta, Sip Phượng Tím cũng được trồng nhiều ở Úc và được xem là hoa thi cử. Các cô cậu học trò vẫn kháo nhau nếu hoa phượng tím rớt trên đầu, kết quả thi cử chắc chắn sẽ tốt.
Phượng Tím ra hoa rộ vào tháng 3, 4 ở Việt Nam . Mầu tím nên thơ, rợp cả một khoảng trời thơ mộng góp thêm bội phần cảm hứng và lãng mạn cho tâm hồn du khách ngắm nhìn.