Sinh vật kỳ dị ở Việt Nam.

Thứ hai - 25/01/2021 09:04
unnamed (1)
unnamed (1)

1. Bọ lá siêu ngụy trang

Trong ảnh là một con bọ lá do David Hegner chụp tại Việt Nam năm 2012.
Kích thước khoảng 5–10 cm là một họ các côn trùng giống bản sao tuyệt vời lá cây mà nó sống trên đó kể cả gân lá. Trứng của chúng lại giống như hạt cây này. Bọ lá có mặt khắp Nam Á đến Đông Nam Á và Australia.
 

2. Rùa lá ngực đen

Rùa lá ngực đen
Rùa lá ngực đen Việt Nam được dân mạng để ý vì nó là một trong những loài rùa nhỏ nhất trên thế giới. Một con rùa đực trưởng thành thường chỉ đạt chiều dài từ 7 đến 11 cm và trọng lượng 90 đến 125 gram đối và rùa cái thì nặng hơn một chút từ 150-190 gram. Rùa lá ngực đen còn được tìm thấy ở Lào, Trung Quốc và Việt Nam, tuy vậy tên tiếng Anh của nó là Vietnamese leaf turtle.

3. Ve sầu vòi voi

Ve sầu vòi voi
Một chú ve sầu vòi voi được chụp tại Đồng Nai

Ve sầu vòi voi cánh vàng Pyrops caldelaria được coi là một trong những kiệt tác của tự nhiên.
Ve sầu vòi voi thường xuất hiện khi có những cơn mưa đầu mùa lúc trời tối tại các cánh rừng thường xanh. Đây là loài côn trùng có khả năng bật nhảy rất nhanh nên rất khó bắt cũng như khó có cơ hội chụp hình được khoảnh khắc nó bắt đầu xoè đôi cánh lung linh sắc màu vụt bay. Loài ve sầu vòi voi cánh vàng sống nhiều ở khu vực Đồng Nai, Bình Phước.
 
4. Cheo cheo, động vật móng guốc nhỏ như chuột
Cheo cheo
Cheo cheo lưng bạc sau 30 năm vắng bóng

Khi nói về động vật móng guốc ta thường nghĩ tới những con vật to lớn như trâu bò, hươu nai hay ít ra cũng hơi to to như con dê. Thế nhưng ít người biết về loài móng guốc nhỏ nhất thế giới sống tại Việt Nam, loài cheo cheo, cái tên tiếng Anh cũng cho biết kích thước khiêm tốn của nó: mouse deer (nai-chuột). Nổi tiếng nhất tại Việt Nam là cheo cheo lưng bạc và cheo cheo Nam Dương.
Cheo cheo Nam Dương là loài móng guốc nhỏ nhất thế giới, kích thước không lớn hơn một con mèo nhà, chiều dài thân trung bình khoảng hơn 40 cm, trọng lượng đạt từ 0,7 – 2 kg. Khuôn mặt cheo cheo nhỏ khá giống con chuột, bốn chân gầy nhẳng như que củi.
Còn cheo cheo lưng bạc trước đây được cho là đã tuyệt chủng, cho đến tháng 11 năm 2019, một nhóm khoa học gia đã chụp được ảnh (bằng bẫy camera) cheo cheo lưng bạc trong một khu rừng ở Việt Nam, lần đầu tiên sau 30 năm vắng bóng.

5. Ếch cây sần Bắc Bộ, một cục đá mọc rêu

Ếch cây sần Bắc Bộ
Loài ếch này sống trong các khu rừng ẩm ướt đất thấp nhiệt đới, đầm nước ngọt tại miền bắc Việt Nam và miền nam TQ.
Tên gọi ếch cây sần xuất phát từ đặc điểm da sần, có đốm như rêu của chúng (tên tiếng Anh - Vietnamese Mossy Frog có nghĩa là ếch rêu Việt Nam). Lớp da sần sùi màu xanh này giúp nó trở thành bậc thầy ngụy trang, vừa giúp trốn kẻ thù vừa thuận tiện bắt mồi.

6. Loài bướm đêm kỳ dị

Bướm đêm kỳ dị
Một sinh vật kỳ dị giống như Pokemon xuất hiện tại Gia Lai đã từng gây kinh ngạc cộng đồng mạng. Cuối cùng nó được xác định là loài bướm Creatonotos gangis thuộc phân họ bướm đêm Arctiinae.
 

7. Voọc mũi hếch Bắc Bộ với khuôn mặt vui vẻ... hơi quạo


Cà đác hay còn được biết đến với tên gọi Voọc mũi hếch Bắc Bộ. Loài động vật linh trưởng này có khuôn mặt khá hài hước với mũi và môi có màu hồng cùng một vùng chuyển màu xanh đặc biệt quanh mắt. Chúng thường được tìm thấy ở độ cao 200 đến 1.200m trong những khu rừng ở Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Cao Bằng, Quảng Ninh.

8. Rùa đầu to... bất thường

Rùa đầu to
Rùa đầu to từng được xuất hiện trên tem bưu chính năm 1988

Rùa đầu to thuộc họ Platysternidae, chúng sống ở các khe suối trong rừng, nơi có nhiều đá tảng, nước sâu, trong và có dòng chảy chậm. Ban ngày rùa ẩn dưới các tảng đá hoặc phơi nắng trên bờ suối, chúng đi tìm mồi lúc sẩm tối hoặc ban đêm. Thức ăn chủ yếu là cá nhỏ, thân mềm, cua, giun đất và những động vật không xương sống khác.

9. Bọ ngựa cánh xanh điểm mặt cười


Loài côn trùng sặc sỡ này giống như một tác phẩm nghệ thuật của thiên nhiên, không những thế cánh của nó còn được tạo hóa "vẽ" thêm hình mặt cười smiley vô cùng đáng yêu.
Bọ ngựa cánh xanh khá hiếm, tại Việt Nam chỉ gặp ở các khu rừng thuộc Vườn quốc gia Tam Đảo, Vườn quốc gia Cúc Phương, Vườn quốc gia Bạch Mã.

10. Thằn lằn chân ngắn, có chân chỉ để làm cảnh

Thằn lằn chân ngắn
Thằn lằn chân ngắn thuộc họ Lacertidae, phân bố tại Việt Nam và Đông nam Á. Chúng có kích thước khá nhỏ với chiều dài chỉ 15cm. Các chi mặc dù thu nhỏ nhưng vẫn có đủ 5 ngón. Đôi chân của loài thằn lằn này mọc ra chỉ để làm cảnh vì hầu như nó không đủ mạnh để nâng đỡ cơ thể chúng.

11. Thằn lằn bay Đông Dương


Thằn lằn bay Đông Dương thuộc họ Agamidae, sống tại Campuchia và miền nam Việt Nam. Chiều dài thân khoảng 10cm, thằn lằn bay là một loài sống trên cây và ít khi xuống đất. Người ta biết rất ít về chế độ ăn uống và hành vi của nó.

12. Bồ câu Nicoba mượn áo của công chăng?

Bồ câu Nicoba
Loài bồ câu Nicoba sặc sỡ như chim công này được tìm thấy tại các hòn đảo nhỏ và những vùng bờ biển tại quần đảo Nicobar (Ấn Độ) tới quần đảo Mã Lai và một số đảo Thái Bình Dương.
Tại Việt Nam, bồ câu Nicoba chỉ được tìm thấy ở Côn Đảo.

13. Cá thòi lòi, loài cá biết chạy nhảy

Cá thòi lòi
Cá thòi lòi là một loài cá thuộc họ Gobiidae, chúng sinh sống khu vực cửa sông, hạ lưu sông và biển ở vùng nhiệt đới. Cá thòi lòi có khả năng di chuyển trên mặt bùn khá nhanh, gần như chạy nhảy. Với hệ thống hô hấp bằng phổi cá thòi lòi có thể thở trên cạn, khi xuống nước thì dùng mang.
Loài cá này phổ biến khắp các cửa sông tại ĐBSCL.

Nguồn tin: Nguyen Van Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập922
  • Hôm nay12,073
  • Tháng hiện tại281,970
  • Tổng lượt truy cập36,336,525
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây