3 câu nói làm kim chỉ nam

Thứ tư - 10/04/2019 23:57

3 câu nói làm kim chỉ nam

Cuộc đời vốn không thể tránh khỏi những điều không như ý, những thời điểm khó khăn trùng trùng, những thất bại khiến người ta gục ngã… Làm thế nào để vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất của cuộc đời? 3 câu nói sau đây có thể làm kim chỉ nam cho bạn.

 

 

1. “Nếu gặp nghịch cảnh khó khăn, đừng mất thời gian tức giận hay phàn nàn.”

Trong cuộc sống, 10 điều thì có đến 9 điều không như ý. Trong cuộc sống mưu sinh vất vả này, có quá nhiều lý do khiến chúng ta muốn tức giận và phàn nàn. Hôm nay làm việc không suôn sẻ, bị sếp mắng vì những chuyện không đâu, đồng nghiệp chê bai, nói xấu… Hôm qua thì bị người yêu phản bội, cha mẹ trách móc… Nếu cứ trái ý một chút chúng ta lại nổi trận lôi đình, trút giận lên đầu người khác thì bạn nghĩ xem cuộc sống sẽ ra sao?

Khi không thể kiềm chế cảm xúc, chúng ta rất dễ làm ra những hành động ngu ngốc để sau này phải hối hận. (Ảnh minh hoạ: mlady.com)

Mỗi người đều có cách biểu lộ trạng thái “nóng” của mình khác nhau. Có người phàn nàn, chửi mắng, đập phá đồ đạc, thậm chí ẩu đả đối phương… Có người thì kìm nén và mang tức giận đó về nhà, rồi trút lên đầu những người thân yêu, và họ phải chịu đựng những vô lí đó của bạn.

Thế nhưng, hãy xem kết quả của những lần tức giận hành xử bộc phát:

Vấn đề không thể giải quyết, thậm chí có khi trở nên phức tạp và hỏng bét. 

Những người thân sẽ trực tiếp trở thành nạn nhân của những cơn nóng giận. Vì một chuyện chẳng đâu mà làm tổn thương người bao dung và yêu thương mình nhất liệu có đáng?

Còn với người ngoài, họ sẽ nghĩ mọi cách, tìm cơ hội một ngày nào đó sẽ đem sự tức giận trả lại cho bạn. Chẳng phải cổ nhân đã dạy “thêm bạn bớt thù”? 

Khi không thể kiềm chế cảm xúc, chúng ta rất dễ làm ra những hành động ngu ngốc để sau này phải hối hận. Vì vậy, cho dù đang phải đối mặt với khó khăn, nghịch cảnh cỡ nào, trước tiên hãy bình tĩnh để tìm hiểu và sau đó nghĩ biện pháp ứng phó. Phản ứng đầu tiên của một người thực sự thông minh khi gặp vấn đề phải là tỉnh táo tìm cách giải quyết chứ không phải tức giận hay phàn nàn.

2. “Khi gặp phải biến cố thay đổi đột ngột, đừng hoảng sợ.”

Trái đất đang chuyển động và cuộc sống này của chúng ta cũng luôn vận động không ngừng. Bạn không thể mong cầu mọi thứ mãi suôn sẻ, đều thuận buồm xuôi gió. Đứng trước những ngã rẽ mang tới biến cố thay đổi cả cuộc đời sau này, khả năng thích ứng của một người sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thành tích của anh ta.

Muốn làm được việc lớn, dù trời sụp núi đổ trước mặt, chúng ta cũng phải giữ trạng thái tốt nhất, tỉnh táo để ứng phó. (Ảnh minh hoạ: Đại Kỷ Nguyên)

Nếu chỉ một chút biến động xảy đến mà đã đánh mất bình tĩnh, hoang mang lo sợ, bạn không thể xây dựng niềm tin vững chắc cho những người xung quanh, càng không thể tự mình đứng vững.

Muốn làm được việc lớn, dù trời sụp núi đổ trước mặt, chúng ta cũng phải giữ trạng thái tốt nhất, tỉnh táo để ứng phó. Những thay đổi xung quanh, những biến cố đột ngột ập đến chính là cơ hội để bạn rèn luyện, mài dũa bản thân thêm cứng cỏi và thành thục.

Hãy phân tích ưu và nhược điểm của từng thay đổi đến từ môi trường, từ đó tìm ra hướng phát triển đúng đắn nhất cho bản thân thay vì cho phép nỗi sợ hãi kiểm soát chính mình.

3. “Khi bị người khác phỉ báng, chỉ trích nói xấu, bạn không cần thiết phải giải thích với đối phương.”

Khi bị người khác chỉ trích, phản ứng đầu tiên của một người khôn ngoan không phải là tranh luận mà cần suy xét lại hành vi của chính mình, liệu rằng những lời buộc tội đó có hợp lý hay không. Nếu đó là lời chỉ trích mang tính thiện ý, giúp chúng ta nhận ra sai lầm thì chúng ta nên phải biết ơn họ và gắng sức hoàn thiện bản thân.

“Khi bị người khác phỉ báng, chỉ trích nói xấu, bạn không cần thiết phải giải thích với đối phương.” (Ảnh minh hoạ: quantrimang)

Trong trường hợp bị “đặt điều nói xấu” một cách vô lý thì chúng ta có giải thích thế nào cũng chẳng đem lại tác dụng gì. Người ta chỉ tin vào những điều bản thân muốn tin và nghe những điều bản thân muốn nghe. Cho dù bạn giải thích hết nước hết cái, trong mắt họ cũng chỉ là lời ngụy biện. Vậy có cần thiết phải mất thời gian biện giải?

Đừng bao giờ giải thích; bạn bè thật sự không cần nó, và kẻ thù đằng nào cũng chẳng tin bạn đâu.

Thực ra, trong hầu hết trường hợp bị chỉ trích vô lý khiến bạn tức giận, nếu nhìn sâu vào bản thân mình, bạn sẽ nhận ra mình cũng có lỗi ở trong đó. Người xưa có câu ” Nếu không có cái tâm đó thì người khác có nói thế nào cũng không động đến được tâm của mình.” Bạn tức giận. chẳng phải là đang để tâm đến nó sao?

Hiểu Minh

3 câu nói làm kim chỉ nam

 

Cuộc đời vốn không thể tránh khỏi những điều không như ý, những thời điểm khó khăn trùng trùng, những thất bại khiến người ta gục ngã… Làm thế nào để vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất của cuộc đời? 3 câu nói sau đây có thể làm kim chỉ nam cho bạn.

1. “Nếu gặp nghịch cảnh khó khăn, đừng mất thời gian tức giận hay phàn nàn.”

Trong cuộc sống, 10 điều thì có đến 9 điều không như ý. Trong cuộc sống mưu sinh vất vả này, có quá nhiều lý do khiến chúng ta muốn tức giận và phàn nàn. Hôm nay làm việc không suôn sẻ, bị sếp mắng vì những chuyện không đâu, đồng nghiệp chê bai, nói xấu… Hôm qua thì bị người yêu phản bội, cha mẹ trách móc… Nếu cứ trái ý một chút chúng ta lại nổi trận lôi đình, trút giận lên đầu người khác thì bạn nghĩ xem cuộc sống sẽ ra sao?

Khi không thể kiềm chế cảm xúc, chúng ta rất dễ làm ra những hành động ngu ngốc để sau này phải hối hận. (Ảnh minh hoạ: mlady.com)

Mỗi người đều có cách biểu lộ trạng thái “nóng” của mình khác nhau. Có người phàn nàn, chửi mắng, đập phá đồ đạc, thậm chí ẩu đả đối phương… Có người thì kìm nén và mang tức giận đó về nhà, rồi trút lên đầu những người thân yêu, và họ phải chịu đựng những vô lí đó của bạn.

Thế nhưng, hãy xem kết quả của những lần tức giận hành xử bộc phát:

Vấn đề không thể giải quyết, thậm chí có khi trở nên phức tạp và hỏng bét. 

Những người thân sẽ trực tiếp trở thành nạn nhân của những cơn nóng giận. Vì một chuyện chẳng đâu mà làm tổn thương người bao dung và yêu thương mình nhất liệu có đáng?

Còn với người ngoài, họ sẽ nghĩ mọi cách, tìm cơ hội một ngày nào đó sẽ đem sự tức giận trả lại cho bạn. Chẳng phải cổ nhân đã dạy “thêm bạn bớt thù”? 

Khi không thể kiềm chế cảm xúc, chúng ta rất dễ làm ra những hành động ngu ngốc để sau này phải hối hận. Vì vậy, cho dù đang phải đối mặt với khó khăn, nghịch cảnh cỡ nào, trước tiên hãy bình tĩnh để tìm hiểu và sau đó nghĩ biện pháp ứng phó. Phản ứng đầu tiên của một người thực sự thông minh khi gặp vấn đề phải là tỉnh táo tìm cách giải quyết chứ không phải tức giận hay phàn nàn.

2. “Khi gặp phải biến cố thay đổi đột ngột, đừng hoảng sợ.”

Trái đất đang chuyển động và cuộc sống này của chúng ta cũng luôn vận động không ngừng. Bạn không thể mong cầu mọi thứ mãi suôn sẻ, đều thuận buồm xuôi gió. Đứng trước những ngã rẽ mang tới biến cố thay đổi cả cuộc đời sau này, khả năng thích ứng của một người sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thành tích của anh ta.

Muốn làm được việc lớn, dù trời sụp núi đổ trước mặt, chúng ta cũng phải giữ trạng thái tốt nhất, tỉnh táo để ứng phó. (Ảnh minh hoạ: Đại Kỷ Nguyên)

Nếu chỉ một chút biến động xảy đến mà đã đánh mất bình tĩnh, hoang mang lo sợ, bạn không thể xây dựng niềm tin vững chắc cho những người xung quanh, càng không thể tự mình đứng vững.

Muốn làm được việc lớn, dù trời sụp núi đổ trước mặt, chúng ta cũng phải giữ trạng thái tốt nhất, tỉnh táo để ứng phó. Những thay đổi xung quanh, những biến cố đột ngột ập đến chính là cơ hội để bạn rèn luyện, mài dũa bản thân thêm cứng cỏi và thành thục.

Hãy phân tích ưu và nhược điểm của từng thay đổi đến từ môi trường, từ đó tìm ra hướng phát triển đúng đắn nhất cho bản thân thay vì cho phép nỗi sợ hãi kiểm soát chính mình.

3. “Khi bị người khác phỉ báng, chỉ trích nói xấu, bạn không cần thiết phải giải thích với đối phương.”

Khi bị người khác chỉ trích, phản ứng đầu tiên của một người khôn ngoan không phải là tranh luận mà cần suy xét lại hành vi của chính mình, liệu rằng những lời buộc tội đó có hợp lý hay không. Nếu đó là lời chỉ trích mang tính thiện ý, giúp chúng ta nhận ra sai lầm thì chúng ta nên phải biết ơn họ và gắng sức hoàn thiện bản thân.

“Khi bị người khác phỉ báng, chỉ trích nói xấu, bạn không cần thiết phải giải thích với đối phương.” (Ảnh minh hoạ: quantrimang)

Trong trường hợp bị “đặt điều nói xấu” một cách vô lý thì chúng ta có giải thích thế nào cũng chẳng đem lại tác dụng gì. Người ta chỉ tin vào những điều bản thân muốn tin và nghe những điều bản thân muốn nghe. Cho dù bạn giải thích hết nước hết cái, trong mắt họ cũng chỉ là lời ngụy biện. Vậy có cần thiết phải mất thời gian biện giải?

Đừng bao giờ giải thích; bạn bè thật sự không cần nó, và kẻ thù đằng nào cũng chẳng tin bạn đâu.

Thực ra, trong hầu hết trường hợp bị chỉ trích vô lý khiến bạn tức giận, nếu nhìn sâu vào bản thân mình, bạn sẽ nhận ra mình cũng có lỗi ở trong đó. Người xưa có câu ” Nếu không có cái tâm đó thì người khác có nói thế nào cũng không động đến được tâm của mình.” Bạn tức giận. chẳng phải là đang để tâm đến nó sao?

Hiểu Minh


Tác giả bài viết: Van Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập184
  • Hôm nay11,444
  • Tháng hiện tại81,119
  • Tổng lượt truy cập36,135,674
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây