phút tỉnh ngộ sau cùng của anh hùng Lương Sơn Lỗ Trí Thâm

Thứ bảy - 05/09/2015 05:25

phút tỉnh ngộ sau cùng của anh hùng Lương Sơn Lỗ Trí Thâm

Lỗ Trí Thâm là một trong 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc. Ông người có căn cơ từ kiếp trước, chỉ vì tục duyên chưa dứt, còn nặng nợ sát sinh, nên phải long đong nơi trần thế, nhưng đến cuối cuộc đời ông đã nhận ra được “ta là ta”. Còn bạn thì sao, suốt cuộc đời bạn truy cầu điều gì? Bạn đã biết bản thân mình là ai? Bạn từ đâu đến chưa?

Trí Chân đại sư, tỉnh ngộ, Lương Sơn Bạc, Lỗ Trí Thâm, Bài chọn lọc,

Lỗ Trí Thâm là một nhân vật trong truyện Thủy Hử  của Thi Nại Am, sống vào những năm thời Bắc Tống, xếp thứ 13 trong 108 thủ lĩnh của Lương Sơn Bạc.

Lỗ Trí Thâm tính khí cương liệt, thô lỗ thẳng thắn, phóng khoáng rộng rãi, trọng nghĩa khinh tài, yêu ghét rõ ràng, coi ác như thù.

Lỗ Trí Thâm vốn tên Lỗ Đạt, làm chức quan nhỏ dưới trướng Tiểu Chủng kinh lược tướng công ở Vị Châu, đảm nhiệm chức đề hạt ở Kinh Lược phủ. Vì cứu cô gái yếu đuối Kim Thúy Liên, ông đã ba quyền đánh chết Trấn Quan Tây, bị quan phủ đuổi bắt.

Trên đường chạy trốn, được Triệu viên ngoại giới thiệu, Lỗ Đạt đến tự viện Văn Thù ở núi Ngũ Đài xuống tóc làm hòa thượng. Trí Chân trưởng lão đọc câu kệ tặng Pháp danh, rằng: “Linh Quang một điểm, giá trị ngàn vàng. Phật Pháp rộng lớn, ban tên Trí Thâm”. Ông đã có nơi an thân, mai danh ẩn tính sống qua ngày.

Tuy nhiên, Trí Thâm ở trong chùa khó giữ thanh quy Phật môn, sau cùng đã đại náo Ngũ Đài sơn, Trí Chân trưởng lão đành phải để ông đi đến chùa Đại Tướng Quốc ở Biện Lương, Đông Kinh, khi chia tay, sư phụ tặng bốn câu kệ nói: “Ngộ Lâm nhi khởi, ngộ Sơn nhi phú. Ngộ Thủy nhi hưng, ngộ Giang nhi chỉ”. ( Lâm tức chỉ Lâm Xung; Sơn là nói đến Nhị Long sơn, nơi Lỗ Trí Thâm làm đầu lĩnh; Thủy ám chỉ  vùng đầm lầy Lương Sơn; Giang ắt nói đến Tống Giang, vậy câu này có nghĩa là gặp Lâm Xung thì bắt đầu, đến Nhị Long sơn thì giàu có. Bước vào vùng Lương Sơn thì hưng thịnh, đến khi gặp Tống Giang là kết thúc).

Khi tới chùa Tướng Quốc, Lỗ Trí Thâm phụ trách việc trông coi vườn rau. Một hôm, để thu phục bọn lưu manh, Trí Thâm đã nhổ bật gốc cây dương liễu, qua đây tình cờ gặp được Lâm Xung, hai người kết nghĩa huynh đệ.

Lâm Xung gặp nạn, bị thích chữ lên mặt và đày đến Thương Châu, Lỗ Trí Thâm đi theo suốt dọc đường âm thầm bảo hộ. Khi đến khu rừng Dã Trư, quân áp giải là Đổng Siêu, Tiết Bá muốn mưu hại Lâm Xung. Lỗ Trí Thâm kịp thời ra tay, đã cứu Lâm Xung một mạng, sau đó một mạch hộ tống Lâm Xung thẳng đến Thương Châu ngoài bảy mươi dặm. Lỗ Trí Thâm vì vậy mà bị Cao Cầu bức hại, phải chạy trốn lần nữa.

Về sau, 108 tướng lĩnh Lương Sơn tề tựu, xếp định vị trí, Lỗ Trí Thâm là Thiên Cô tinh, liệt vào vị trí thứ 13, trong hàng ngũ chiến đấu là thủ lĩnh đứng đầu bộ binh.

Không lâu sau, Tống Giang trong bài từ Mãn Giang Hồng lộ ý muốn chiêu an, Võ Tòng, Lý Quỳ không vui. Lỗ Trí Thâm nói: “Ngày nay văn võ khắp triều, đều là bọn gian tà cả, vùi đầu bậc thánh hiền. Cứ như phường áo cà sa như tôi đây, đã nhuộm thành đen rồi, có giặt cũng giặt không sạch được nữa! Chiêu an không giải quyết được vấn đề! Vậy xin bái biệt từ đây, ngày mai ai đi đường nấy vậy”. 

Một hôm, Tống Giang và các tướng chỉ đưa theo một ít quân mã tuỳ tòng cùng đi với Lỗ Trí Thâm. Đến chân núi Ngũ Đài, Tống Giang sai dựng trại cho quân sĩ nghỉ ngơi rồi cho người lên chùa báo tin. Tống Giang và các tướng đều thay mặc thường phục, đi bộ lên núi . Vừa đến trước cổng chùa đã nghe bên trong tiếng trống dóng chuông khua, rồi các sư đều ra cổng ngoài đón tiếp, chắp tay vái chào Tống Giang, Lỗ Trí Thâm và các đầu lĩnh cùng đi .

Tống Giang mời Trí Chân trưởng lão ngồi ghế thượng tọa rồi thấy hương làm lễ bái kiến. Các đầu lĩnh xếp hàng cùng lạy. Lễ xong, Lỗ Trí Thâm lại bước lên dâng hương lạy chào riêng. Trí Chân trưởng lão nói: “Đồ đệ ra đi đã mấy năm nhưng tính hay đốt nhà giết người xem ra vẫn chưa bỏ được”. Hôm ấy, anh em Tống Giang ngủ đêm ở chùa Ngũ Đài sơn.

Ngày hôm sau, trước lúc chia tay, Trí Chân trưởng lão lại tặng Lỗ Trí Thâm bốn câu kệ, nói: “Phùng Hạ nhi cầm, phùng Lạp nhi chấp. Thính triều nhi viên, văn tín nhi tịch”. (Thực tế, gặp Hạ thì bắt, ông đã bắt sống tướng Hạ Hầu Thành của Phương Lạp; gặp Lạp thì trói – ông đã bắt trói Phương Lạp; khi nghe tiếng sóng triều cũng là lúc viên tịch). Lỗ Trí Thâm lạy nhận bài kệ, đọc đi đọc lại mấy lần để ghi nhớ trong tâm.

Một ngày kia, Lỗ Trí Thâm nghỉ lại tại chùa Lục Hòa ở Hàng Châu, trong đêm đột nhiên bị tiếng sóng trên sông Tiền Đường làm cho giật mình tỉnh giấc, ông tưởng là tiếng trống trận đang vang lên, vội nhặt cây Thiền trượng lên muốn chạy ra ngoài giết chóc, liền bị tăng nhân trong chùa ngăn lại, nói với ông đây là tiếng sóng triều bên sông.

Lỗ Trí Thâm vừa nghe những lời này xong, đột nhiên nhớ đến lời kệ mà Trí Chân trưởng lão tặng ông năm xưa: “Thính triều nhi viên, văn tín nhi tịch”. Liền lập tức đốn ngộ, sau khi để lại một câu kệ liền ngồi tọa hóa, câu kệ này viết rằng: “Bình sinh chẳng tu thiện quả, chỉ thích giết người phóng hỏa. Chợt tỉnh tháo tung dây thừng vàng, tới đây giật phăng chiếc khóa ngọc. Tiền đường nghe sóng triều vang dội, mới tỉnh ra rằng ta là ta”.

Kính Sơn Đại Huệ thiền sư cuối cùng chỉ vào quan tài của Lỗ Trí Thâm mà rằng: “Lỗ Trí Thâm, Lỗ Trí Thâm! Khởi thán tự rừng xanh. Hai con mắt phóng hỏa, một mảnh tâm sát nhân. Bỗng đi theo thủy triều, quả nhiên tìm không ra. Ồ! Thân được giải thoát khắp trời đều là bạch ngọc, khiến cho mặt đất thành hoàng kim”.

Hai câu sau “thân được giải thoát khắp trời đều là bạch ngọc, khiến cho mặt đất thành hoàng kim” là thần tích xuất hiện khi một người đã giác ngộ, là Phật mới có được vinh diệu này. Vì vậy Lỗ Trí Thâm sau khi chết đã được giải thoát, trở thành Đấng Giác Ngộ.

Trước khi Lỗ Trí Thâm tọa hóa đã để lại một câu “hôm nay mới biết ta là ta” để cho người đời tự mình tham ngộ. Năm xưa, Tây Vương Mẫu vì người đời đã mê mất bản tính, luân chuyển chịu khổ không ngừng nghỉ trong sáu nẻo luân hồi mà xót xa rơi nước mắt, than rằng: “Những người ngu mê không chịu tỉnh kia, không thấy được đống xương đã chết qua bao đời bao kiếp kia nay chất cao như núi rồi!”.

Tiếc rằng con người thế gian là nhìn đời người qua sương khói, cứ mãi mê mờ trong mộng ảo mà không chịu tỉnh, dù biết bao anh hùng đã bạc đầu, biết bao mỹ nhân đã xế chiều, nhưng lại chưa từng suy nghĩ một cách nghiêm túc rằng ta là ai? Ai là bản thân ta đây? Cái gì mới là diện mục thật sự của bản thân mình?

Trí Chân đại sư, tỉnh ngộ, Lương Sơn Bạc, Lỗ Trí Thâm, Bài chọn lọc,

Cũng có người hình dung cuộc đời như vậy. Một câu chuyện nói về cuộc đời của con người kể rằng: Có anh chàng kia không cẩn thận bị vấp phải một cái giếng sâu, trong lúc nguy cấp, anh ta vớ được một sợi dây leo, anh ta thở phào nhẹ nhõm, thấy tính mạng tạm thời được bảo toàn. Thật không may, ở phía trên có một con chuột đang không ngừng gặm chiếc dây leo ấy, anh nhìn xuống dưới thì lại thấy muốn đám súc sinh nhao nhao muốn ăn thịt mình, lòng anh ta bàng hoàng lo sợ vì mình thật sự đang trong nguy hiểm tan xương nát thịt.

Lúc này lại đột nhiên có những giọt mật ong đang từng giọt, từng giọt rớt xuống, anh ta đưa cái lưỡi ra liếm liếm, thấy thật ngọt ngào và hạnh phúc. Cái ngọt ngào hạnh phúc tạm bợ này vậy mà đã khiến anh ta quên mất rằng bản thân mình đang ở trong hoàn cảnh vô vàn nguy hiểm, tính mệnh đang lâm nguy rồi.

 

 

 

Tác giả bài viết: Tiểu Thiện, dịch từ ntdtv.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập179
  • Hôm nay9,225
  • Tháng hiện tại272,387
  • Tổng lượt truy cập35,918,732
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây