'Lúc phê thuốc, con tôi tưởng tôi là quái vật’

Thứ ba - 04/11/2014 18:28

Con nghiện tiêm chích công khai giữa công viên. Ảnh: Nguyễn Tâm

Con nghiện tiêm chích công khai giữa công viên. Ảnh: Nguyễn Tâm
Lúc mà nó phê thuốc, nó đâu còn coi tui là người nữa, nó tưởng là ma, quỷ hay quái vật gì đó không à. Nên nó đòi giết cha mẹ, anh em..." Bà Nguyễn Thị U. – một người mẹ có con nghiện ma túy đá tâm sự với chúng tôi như thế. Gia đình bà U. không phải là trường hợp cá biệt, nhưng cho đến nay, họ vẫn phải “sống chung với sợ hãi” vì luật lệ, quy trình đưa người nghiện đi cai quá phức tạp.
05:08 04-11-2014
Mài dao đòi giết mẹ ruột

Đưa chúng tôi vào một con hẻm nhỏ của khu Mã Lạng – Đồng Tiến cũ, nay thuộc phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP.HCM, người dẫn đường luôn miệng nhắc nhở rằng: “Cẩn thận túi xách, để xe cũng coi kỹ đó nha, ở đây con nghiện nhiều lắm, mất đồ như chơi”.

Mới đây thôi, nó phê thuốc, đóng cửa phòng, lấy gối đè lên mặt vợ nó. Hai đứa con kêu khóc quá trời nó cũng không buông. May có thằng em ruột ở nhà, phá cửa chạy vô cứu, chứ không là không biết chuyện gì sẽ xảy ra nữa. 

Mà quả thật vậy, bà Nguyễn Thị U. (sinh năm 1961, ngụ Đồng Tiến) phải tiếp chuyện chúng tôi trước cửa nhà để tiện … việc coi xe dù đã dùng tới mấy lần khóa. Bà U. có người con tên T. nghiện ma túy hơn chục năm. Năm 2013, anh T. chuyển sang nghiện ma túy đá. Từ đó, theo lời bà U. gia đình bà không khác nào đang sống chung với “cơn ác mộng triền miên”.

Mỗi lần “ngáo đá”, nhẹ thì T. đập phá đồ đạc, nặng thì xách dao đi lòng vòng nhà, thậm chí T. xem những người thân xung quanh như ma quỷ. Những lúc như thế, T. vừa tỏ vẻ sợ hãi, vừa cầm hung khí dọa giết người khiến cả gia đình bà U. lúc nào cũng sống trong tình trạng khủng hoảng tinh thần.

Bà U. kể lại: “Mới đây thôi, nó phê thuốc, đóng cửa phòng, lấy gối đè lên mặt vợ nó. Hai đứa con kêu khóc quá trời nó cũng không buông. May có thằng em ruột ở nhà, phá cửa chạy vô cứu, chứ không là không biết chuyện gì sẽ xảy ra nữa. 
Nhiều lần, nửa đêm nửa hôm, tụi tui phải chạy ra công an phường, nhờ bắt nó, tại nó phê thuốc, xách dao, xách kéo đi lòng vòng trong nhà. Năm sáu mặt người nhà tui cứ nằm im thin thít, không dám động đậy, sợ nó lên cơn, nó chém”.
Do quá ức chế về tinh thần, gia đình bà U. phải chạy vạy một số tiền lớn để đưa anh T. đi cai nghiện dịch vụ. 
Bà U. tâm sự: “Nhà cũng không khá giả gì, nhưng cũng phải đưa nó đi. Nó còn ở nhà ngày nào, là ngày đó tụi tui sống không yên. Hôm đưa nó đi, cả nhà phối hợp với công an, dân phòng bắt trói đi. Nó đang trong cơn ảo giác, nói sẽ xách bao tiền, kêu giang hồ xử gia đình, xử luôn công an. Nó đi rồi, tụi tui mở cái “bao tiền” ra, thấy toàn vàng mã. Nó điên rồi”.
nghien ma tuy da hinh anh2
 Bà Nguyễn Thị U. trải lòng về việc phải sống chung với đứa con nghiện ma túy đá nặng
Bà Trần Thị N. sống tại khu Mã Lạng cũng cùng hoàn cảnh như gia đình bà U. Bà N. chỉ có duy nhất một đứa con trai, nhưng do nghiện ma túy đá, con trai của bà cũng trở thành cơn ác mộng của gia đình. Bà N. bán nước giải khát gần bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM, thu nhập không bao nhiêu còn phải cung phụng cho đứa con nghiện ma túy.
Bà N. kể lại chuyện con mình mà không giấu được vẻ ngại ngùng: “Nó hay xin tiền đi mua thuốc, tui không có tiền, nó điên lên, chửi tui là đồ điếm đàng, mạt sát mẹ nó không còn từ nào để diễn tả. Đêm nào nó cũng chửi. Có hôm tui nằm ngủ, nó ở nhà sau mài dao ken két, vừa mài dao vừa chửi, tui cũng mong nó đâm tui một nhát cho chết rồi đi, sống chi mà khổ quá”.  
Có hôm tui nằm ngủ, nó ở nhà sau mài dao ken két, vừa mài dao vừa chửi, tui cũng mong nó đâm tui một nhát cho chết rồi đi, sống chi mà khổ quá”.
Hàng xóm với bà U., bà Nguyễn Thị B. (sinh năm 1951) cũng có người con trai là Phan Thủy T. nghiện ma túy lâu năm. Không những vậy, anh T. còn nhiễm HIV. Ban ngày, anh T. ra công viên 23 – 9 “kiếm tiền” mua ma túy, đến tối mịt mới về nhà. 
Bà B. buồn rầu nói: “Nhà tui lúc nào cũng sống trong lo lắng, phần sợ thằng T. “đói thuốc” làm liều, phần lại lo nó thù đời, lây HIV cho những người xung quanh. Mà năm lần bảy lượt xin cho nó đi cai nghiện, mà không có được”…

Có nên coi người nghiện là nạn nhân?

Sở dĩ gia đình của những người nghiện phải sống trong lo lắng, sợ hãi hằng ngày, hằng giờ là bởi quy trình, thủ tục xem xét để đưa người nghiện đi giáo dưỡng hết sức phức tạp. Trước khi đưa cai nghiện tâp trung, luật quy định phải cai nghiện tại nhà, giáo dục tại địa phương từ 3 – 6 tháng. Nếu vẫn không cai được, thì đi xét nghiệm, nếu kết quả dương tính với ma túy mới được đưa vào các tổ chức xã hội, rồi ra tòa để tòa án quyết định.

Quy trình này, khiến việc đưa người nghiện đi cai có thể kéo dài đến cả năm. Dẫn đến hàng trăm ngàn người nghiện ở ngoài xã hội, khiến tình hình an ninh trật tự vô cùng phức tạp. 
Thậm chí, mạng sống, sự an toàn của người dân đang bị đe dọa nghiêm trọng khi các đối tượng nghiện ma túy đá ngày càng tăng lên và số lượng các vụ thảm án do “ngáo đá” cũng ngày một nhiều.
nghien ma tuy da hinh anh3
 Bà Nguyễn Thị B. luôn lo sợ đứa con nghiện ngập của mình "làm liều"
Phức tạp nhất phải kể đến thành phố Hồ Chí Minh với hơn 19.000 người nghiện ở ngoài xã hội, và hơn 60% các vụ phạm pháp có liên quan đến con nghiện. Chưa kể, việc truy bắt các đối tượng buôn bán ma túy dường như trở thành “không xuể” với các cơ quan chức năng. Điều này dần biến TP.HCM trở thành “đất lành” của dân chơi ma túy.

Như bà Nguyễn Thị U. bức xúc phản ánh: “Có khi tụi nó hút ma túy ban ngày ban mặt luôn, con nít, người lớn chạy qua chạy lại tụi nó cũng không hề hấn gì. Thằng con tui, nó đem ma túy về nhà chơi tại chỗ. Tui đi báo công an thì công an cũng tới bắt nó, rồi phạt 1 triệu rưỡi do tội “tàng trữ chất ma túy” rồi thả nó ra, rồi đâu cũng vào đó. Không giải quyết được chuyện gì”.

Bà Trần Thị N. vì quá sợ đứa con hằng đêm dọa giết mẹ mà phải rao bán, cho thuê nhà để lấy tiền, gửi con trai đi cai nghiện dịch vụ. Bà N. nói: “Tui đi xuống đi lên xin cho thằng con cai nghiện hoài, mà thủ tục phức tạp lắm. Phải để cho nó cai tại nhà từ 3 – 6 tháng, có chữ ký của nó, mà đời nào nó chịu ký. Nó mà biết tui đi báo công an là mệt với nó, để nó ở nhà 3 – 6 tháng là chắc tui cũng chết rồi chứ còn sống nữa đâu”.

Nhà nước vốn dĩ coi người nghiện là nạn nhân, cần đối xử nhân đạo nên luật lệ, quy trình đưa người nghiện đi cai chủ yếu dựa trên sự tự nguyện của họ. Nhưng ma túy đã đáng sợ, người nghiện ma túy đá dẫn đến loạn thần, ảo giác còn đáng sợ hơn. 
Mạng sống, sự an toàn của người dân đang bị đe dọa nghiêm trọng khi các đối tượng nghiện ma túy đá ngày càng tăng lên và số lượng các vụ thảm án do “ngáo đá” cũng ngày một nhiều.
Thời trước, ma túy đá chưa "thịnh hành", còn có thể coi người nghiện là nạn nhân, còn giờ đây với tình trạng dân “ngáo đá” giết người, thảm sát tràn lan thì thử hỏi ai mới là nạn nhân của ai?  

Theo Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi 2008) và Luật Xử lý vi phạm hành chính (có hiệu lực từ 1.1.2014) theo quan điểm người nghiện là nạn nhân, không phải là tội phạm nên không thể bắt giữ, trấn áp. Nhưng suy cho cùng, sử dụng trái phép chất ma túy dẫn đến nghiện ngập, một phần ảnh hưởng từ những kẻ buôn bán chất ma túy và phần còn lại hoàn toàn là do chủ quan, đạo đức lối sống mà nên.

Xã hội phát triển, thay đổi đến đâu, thiết nghĩ luật cũng phải điều chỉnh sao cho phù hợp. Không thể vì một số vướng mắc quẩn quanh mà hiện trạng con nghiện hoành hành, đe dọa đến cuộc sống người dân cứ kéo dài không có hồi kết.

 

 

Tác giả bài viết: Hồ Ngọc Giàu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập81
  • Hôm nay17,025
  • Tháng hiện tại328,046
  • Tổng lượt truy cập36,382,601
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây