Nhận xét báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế, xã hội năm 2014, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (Chủ tịch Hội đồng nhân dân TP.HCM) cho rằng giữa báo cáo và thực tế còn nhiều khoảng cách. Báo cáo của Chính phủ chưa chỉ ra được cụ thể nguyên nhân còn những yếu kém.
Vị nữ đại biểu của TP.HCM đã đi thẳng vào vấn đề còn nhức nhối trong thời gian vừa qua. Khi nhắc đến tham nhũng, hiện nay có nhiều người thường dùng cụm từ “tham nhũng vặt”. Bà Tâm cho rằng nói chúng ta không thể coi tham nhũng vặt là nhỏ. “Tham nhũng vặt dù gọi là nhỏ nhưng đánh vào suy nghĩ của người dân khi quan hệ với cán bộ công chức, chính quyền từ cơ sở đi lên”, vị đại biểu này chia sẻ. Qua tiếp xúc, cử tri đã nêu rất nhiều vấn đề chống tham nhũng. Cử tri hoan nghênh một số vụ việc đã được đưa ra xét xử. “Những vụ án lớn, những vụ tham nhũng nghiêm trọng chúng ta đưa ra xử rồi thì cử tri muốn biết còn bao nhiêu vụ nữa và cần đúc kết vì sao chúng ta đưa ra xử được những vụ như thế. Việc này cần phát huy hơn nữa”, bà Tâm nói. Vừa qua, báo chí nói nhiều đến tham nhũng vặt. Đó là những khoản tiền lót tay, những chiếc phong bì được đưa để các cán bộ xử lý công việc nhanh hơn. "Các đồng chí cứ thử xuống gặp dân mà xem. 10 người dân mà tôi gặp thì 7-8 người nói rằng bức xúc vấn đề này. Đi đâu phải có phong bì thì công việc mới trôi chảy được", bà Tâm nêu vấn đề.
Khi đại biểu có hỏi, người dân không dám chỉ cán bộ đã nhận phong bì của mình. Người dân bảo phải có khoản phong bì thì công việc mới được giải quyết nhanh hơn. Ở đây, nổi lên vấn đề trong xử lý thủ tục hành chính. Trong vấn đề này có sự thiếu minh bạch, vẫn có những ngõ ngách, có những góc khuất để cán bộ công chức có điều kiện nhũng nhiễu nhân dân. Chủ tịch Hội đồng nhân dân TP.HCM đặt vấn đề: "Vấn đề thiếu minh bạch, cái làm nhũng nhiễu nhân dân chính là chính quyền bộ máy. Sắp tới thế nào, có giảm biên chế hay không, có giảm tầng lớp trung gian không?" Bà Tâm cũng chỉ ra một phần nguyên nhân của nạn tham nhũng vặt do lương bổng của cán bộ công chức rất thấp. “Lương thấp 3-4 triệu thì cách nào mà sống. Bộ máy thì cồng kềnh, giải quyết công việc thì chồng chéo”. Đề xuất giải quyết tình trạng này, đại biểu Tâm cho rằng phải giải quyết thủ tục hành chính để minh bạch. Bên cạnh đó, bộ máy hành chính phải tinh và gọn mới giải quyết được. Thu nhập của công chức phải cao hơn nữa. Để giải quyết được tham nhũng thì con người phải có tự trọng. Liên quan đến vần đề đó chính là văn hóa của mỗi người. Báo cáo của Chính phủ chưa nói bật được văn hóa quan hệ như thế nào đến đời sống xã hội, văn hóa phải là nền tảng tinh thần của xã hội. Vấn đề văn hóa, vấn đề đạo đức xã hội cũng được người dân rất quan tâm. Chính phủ chưa phân tích cái được và chưa được trong việc phát triển văn hóa, xã hội. Kinh tế phục hồi chậm Phát biểu tại tổ, nhiều đại biểu tỏ ra khá lo ngại về những con số trong bản báo cáo tình hình kinh tế, xã hội năm 2014 được Chính Phủ báo cáo Quốc hội trong buổi sáng ngày khai mạc Kỳ họp thứ 8. Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm cho rằng báo cáo chỉ ra hầu hết các chỉ tiêutình hình kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng đều có sự chuyển biến.Nhưng thực tế doanh nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn nhiề. Vì vậy, Chính phủ cần phải làm rõ các giải pháp đó tác động vào doanh nghiệp thế nào. “Ngườidân đọc báo cáo đó mà nhìn lại thực tế cuộc sống mà không giống nhauthì lòng tin của người dân sẽ bị suy giảm. Tôi rất lo ngại ở vấn đề này.Viết ở báo cáo là thế nhưng đánh giá đó có sát với thực tế hay không?”,đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm nói. Vịđại biểu này cho rằng người dân nhìn vào cách chúng ta nói thì đánh giáhoạt động bộ máy của mình. “Mình nói đúng thì dân tin, nói không đúngthì dân sẽ giảm lòng tin”. BàTâm cho rằng cách nói của Chính phủ mới chỉ dừng lại ở việc “động viênnhau”. Thực tế, rất nhiều đại biểu đều biết rõ nên cách nói như trongbáo cáo là không phù hợp và chỉ để “vỗ về lẫn nhau”. Giữa báo cáo vàtình hình thực tiễn phải có suy nghĩ hơn nữa, nhìn thẳng vào sự thậthơn. “Trách nhiệm của mỗi người như thế nào thì phải phân định cho rõ”, bà Tâm đề xuất. Nhận xét về tình hình kinh tế năm 2014, đại biểu Trần Hoàng Ngân cho biết GDP nước ta trong 4 năm qua bình quân chỉ tăng 5,4%/ năm. Chỉ số này dù có nhích lên qua từng năm song vẫn là giai đoạn trì trệ nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Cũng có cùng quan điểm này, đại biểu Trần Du Lịch cho rằng kinh tế nước ta có sự phục hồi nhưng chậm chạp và thiếu bền vững. “Kinh tế vẫn quá yếu, khỏe không ra khỏe, bệnh không ra bệnh. Nhưng đọc tất cả báo cáo thì không thấy có quyết sách gì đột phá. Giải pháp nào nghe cũng đúng, nhưng tác động không rõ ràng. Khát vọng của chúng ta là trở thành một nước công nghiệp phát triển; ta ở một vị thế địa chính trị mà buộc phải mạnh lên thì mới giữ vững chủ quyền, đảm bảo an ninh chính trị, xã hội. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng những năm gần đây của ta còn kém cả Lào, Campuchia, Myanmar. Mà đó là chưa nói đến chất lượng tăng trưởng”, đại biểu Trần Du Lịch nói. Cũng có cùng quan điểm này, đại biểu Phạm Huy Hùng (Hà Nội) cũng tỏ ra không lạc quan về những số liệu kinh tế, xã hội trong báo cáo của Chính phủ. Ông Hùng nêu thực tế năm vừa qua có 2.000 doanh nghiệp mới đăng ký, nhưng số vốn thực sự đưa vào nền kinh tế cũng rất hạn chế. Vẫn chủ yếu là các doanh nghiệp bị nợ nhiều, năng lực tài chính rất thấp và dẫn tới phá sản. “Nợ xấu tăng nhanh. Tỉ lệ mất vốn trên tỉ lệ thu hồi vốn tại các ngân hàng thương mại là rất cao”, ông Hùng nhận định. Vị đại biểu này cũng nhận định nhiều khoản nợ xấu khác cũng chưa được tính hết như nợ tồn ở các công ty con của hệ thống ngân hàng thương mại, quỹ đầu tư. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần chọn kiểm toán toàn diện ngành ngân hàng mới có đánh giá đúng về vấn đề này. |
Tác giả bài viết: Thanh Nguyên
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn