Đói, lả, một bé gái 9 tuổi té xuống kênh rồi chết đuối

Thứ ba - 30/09/2014 01:01

Đám tang bé Phạm Thị Nhung chết vì đói. (Hình: Thanh Niên)

Đám tang bé Phạm Thị Nhung chết vì đói. (Hình: Thanh Niên)
Bé Phạm Thị Nhung, 9 tuổi, học sinh lớp ba trường Tiểu học Đức Bồng, ở huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh vừa thiệt mạng vì đói, lả, té xuống kênh rồi chết đuối.
HÀ TĨNH (NV) .-
 
Cô giáo của bé Nhung cho biết, cuối buổi sáng hôm Thứ Năm 25 tháng 9-2014, cô nữ sinh Nhung bị xỉu trong lớp vì đói. Cô giáo này đã cho bé Nhung một hộp sữa để uống cầm hơi rồi nhờ người báo với cha mẹ bẹ đến trường mang bé về.
Trên đường đi đón bé Nhung, cha của bé tạt vào một trường mẫu giáo, đón em của bé Nhung trước. Cũng vì vậy, khi ông đến trường Tiểu học Đức Bồng thì bé Nhung đã tự về. Khi đi ngang cầu Động, bé Nhung lại lả đi một lần nữa và rớt xuống kênh Ngàn Trươi, sâu khoảng 2 mét, rồi chết đuối.
Theo báo chí Việt Nam, cha mẹ bé Nhung có bốn đứa con. Họ nghèo tới mức khi bé chết, hàng xóm phải góp gạo, góp trứng để làm mâm cơm cúng. Bởi bé Nhung không có bộ đồ nào lành lặn, hàng xóm phải góp tiền, mua cho bé một manh áo mới trước khi tẩn liệm.
Bé Nhung không phải là trường hợp cá biệt. Trong vài năm gần đây, tin cha, mẹ giết con rồi quyên sinh vì nghèo, xuất hiện trên báo chí Việt Nam mỗi ngày một nhiều. Kinh tế suy thoái, thất nghiệp tràn lan, mùa màng thất bát, thiên tai liên tục, nông sản làm ra không có người mua đã đẩy nhiều triệu người Việt ở cả các đô thi lẫn nông thôn lún sâu hơn trong nghèo đói. Tuy nhiên các con số thống kê về đói nghèo tại Việt Nam do nhà cầm quyền công bố lại càng ngày càng sáng sủa.
Hồi tháng 5 năm nay, Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội Việt Nam công bố “Kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2013”. Theo đó, tại Việt Nam có khoảng 1.8 triệu gia đình nghèo, giảm 1.8% so với năm 2012. Tổng số gia đình thuộc diện cận nghèo là 1.4 triệu, giảm 0.25% so với năm 2012.
Mới đây, ngày 25 tháng 9-2014, tại một buổi họp báo về tình hình văn hóa – xã hội của thành phố Hà Nội 
Nước đun đi đun lại nhiều lần khiến cho nước tăng hàm lượng nitrite khi dung nạp vào cơ thể con người có thể tạo ra amin nitrit gây ung thư. Nhiều gia đình hiện có thói quen đun nước sôi để nguội đổ vào bình lọc và để lưu cữu từ ngày này qua ngày khác. Thói quen này đã vô tình biến sự cẩn thận của họ trở thành vô ích.
trong 9 tháng đầu năm, đại diện Sở Kế hoạch – Đầu tư của thành phố này thú nhận, trong 46,000 gia đình thuộc diện nghèo, có 24,000 gia đình thuộc loại không thể thoát nghèo. Tuy nhiên bà  Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Chủ tịch thành phố Hà Nội vẫn yêu cầu thuộc cấp phải “phấn đấu giảm số gia đình nghèo xuống còn 14,500 gia đình đúng với… chỉ tiêu đã giao”.
Trên giấy tờ, trong các thống kê, tỷ lệ gia đình nghèo tại Việt Nam tiếp tục giảm rất nhanh song đó không phải vì dân chúng đã hết nghèo mà bởi chính quyền đặt định “chỉ tiêu”. Cũng vì vậy, tình cảnh của người nghèo thêm thê thảm.
Hồi tháng 5 năm ngoái, một số chuyên gia và báo giới Việt Nam từng cảnh báo, việc chạy theo chỉ tiêu, giảm số gia đình nghèo tại Việt Nam đã khiến người nghèo tại Việt Nam thêm khốn cùng.
Không được công nhận là người nghèo thì con cái khi đi học, sẽ không được miễn, giảm học phí, lúc đau ốm không có khả năng khám bệnh, chữa bệnh. Chưa kể không được nhận một số hình thức hỗ trợ khác, vốn chẳng đáng là bao nhưng thật sự quan trọng đối với người nghèo.
Lúc đó, tờ Nông nghiệp Việt Nam công bố một phóng sự cho thấy, hiếm có chuyện nào bất nhân hơn việc xét nghèo phải theo “chỉ tiêu”.
Ông Hà Tiến Sớ, 75 tuổi và vợ, bà Trương Thị Vườn, 68 tuổi ngụ tại thôn 1, xã An Ninh, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam vốn thuộc loại nghèo mãn kiếp. Họ đang ở trong ngôi nhà do chính quyền hỗ trợ để “xóa nhà không an toàn”. Tuy vợ chồng ông Sớ đang bệnh song không rõ bệnh gì vì họ không có tiền khám bệnh, cũng không được hưởng bào hiểm y tế dành cho người nghèo. Ông Sớ, bà Vườn đang sống nhờ khoai, cháo do những người hàng xóm chia sẻ. Thiếu cơm ăn, đau bệnh không có tiền chữa chạy nhưng vợ chồng ông Sớ không được công nhận là gia đình nghèo.
Tờ Nông nghiệp Việt Nam kể rằng, ở huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam có nhiều gia đình giống như vợ chồng ông Sớ.
Ông Trương Đình Điển, Trưởng thôn 1 – nơi vợ chồng ông Sớ cư ngụ, kể thêm, ông mong những người nghèo như vợ chông ông Sớ được công nhận là người nghèo để được khám bệnh, chữa bệnh, để mỗi dịp Tết, được tặng vài chục ký gạo sống qua ngày,… nhưng ông Điền không làm gì được vì “xét hộ nghèo căng lắm”. Ông Điển tiết lộ, lãnh đạo xã An Ninh chỉ cho các thôn “tuyển” 10% gia đình nghèo.
Chẳng riêng Hà Nam, ấn định “chỉ tiêu” công nhận gia đình nghèo là chuyện phổ biến trên toàn Việt Nam. Trong hàng chục năm qua, Việt Nam đã được Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF) hỗ trợ hàng trăm triệu USD để thực hiện các chương trình “xóa đói, giảm nghèo”.
Gần đây, Việt Nam liên tục được WB, ADB, IMF khen ngợi vì gặt hái được nhiều thành công trong việc thực hiện các chương trình này. “Chỉ tiêu” công nhận gia đình nghèo đang giảm dần, khi thành tích “xóa đói giảm nghèo” tăng lên. Chưa thấy có dấu hiệu nào chứng tỏ WB, ADB, IMF đã biết đến những thảm cảnh này. (G.Đ)

Tác giả bài viết: Nguyen Quang Duy

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập348
  • Hôm nay11,830
  • Tháng hiện tại278,517
  • Tổng lượt truy cập36,333,072
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây