Tuy nhiên, có nhiều biện pháp rất hiệu quả… trên giấy tờ, nhưng khi bắt tay vào thực hiện thì không những không đem lại hiệu ứng tích cực mà thậm chí còn gây ra hậu quả trái ngược.
1. Chăm sóc bướm vua "đến tận răng" khiến loài này trở nên lười biếng Bướm vua có tập tính chọn những cây cỏ bông tai làm nơi "an cư lạc nghiệp". Vào thập niên 90 của thế kỷ trước, loài cỏ bông tai bị tàn phá trên diện rộng, đẩy bướm vua đến bờ tuyệt chủng.
Trong nỗ lực cứu lấy loài bướm vua, nhiều thợ làm vườn tại Mỹ đã nảy ra sáng kiến trồng hàng loạt những cây cỏ bông tai trong vườn mình để thúc đẩy sự sinh sôi của loài côn trùng này. Tuy nhiên hành động này đã vô tình làm ảnh hưởng đến tập tính di cư để duy trì vòng đời của bướm vua, khiến khả năng sinh sôi của loài này bị giảm mạnh. Nếu hiện tượng này không sớm chấm dứt, loài bướm vua sẽ trở thành sinh vật phụ thuộc hoàn toàn vào con người. Tức là nếu không có chúng ta, chúng sẽ không thể tồn tại được nữa.
2. Giảm đánh bắt cá, tăng thu hoạch dừa để rồi khiến cá chết Người dân tại Kiribati, một quốc đảo nhỏ ở Thái Bình Dương sống chủ yếu dựa vào 2 nguồn tài nguyên chính: đánh cá và thu hoạch dầu dừa. Tuy nhiên, vào một ngày chính phủ Kiribati chợt cảm thấy lo ngại vấn đề đánh cá quá mức sẽ khiến biển không còn cá. Vì vậy, một ý tưởng được đưa ra đó là tăng cường hỗ trợ cho công nghiệp thu hoạch dầu dừa để hướng người dân sang ngành này.
Tuy nhiên, kế hoạch trên lại khiến cho số cá bị đánh bắt tăng tới 33%. Sự hỗ trợ đến từ chính phủ giúp việc thu hoạch dầu dừa quá dễ dàng, khiến người dân… rảnh hơn, buộc họ giết thời gian và tăng gia sản xuất bằng việc đánh cá!
3. Cắt giảm nước để... đổ đi Mùa hè năm 2015, thị trưởng thành phố Poway, bang California (Mỹ) ban sắc lệnh cho toàn bộ hộ dân trên thành phố phải tiết kiệm tối đa việc sử dụng nước.
Mỹ quả là quốc gia tuyệt vời. Ngay khi lệnh được ban ra, người dân tuân thủ một cách nghiêm ngặt, lượng nước được sử dụng đã giảm tới 45%. Điều này khiến hồ chứa nước của thành phố luôn trong trạng thái đầy ắp.
Tuy nhiên, cái nóng của California và lượng hóa chất tồn đọng đã khiến lượng nước trong hồ chứa không thể sử dụng. Và để giải quyết, thành phố buộc phải giải tán hết toàn bộ buộc thị trưởng phải ra lệnh xả hết gần 2 triệu lit nước. Phí phạm không để đâu cho hết!
4. Diệt chuột mà thành diệt cả đảo Trong quá trình khai phá, có khá nhiều tàu thủy đã vô tình đưa chuột lên hòn đảo Macquarie lúc cập bến. Việc liên tục bị chuột quấy nhiễu khiến người dân buộc phải đưa "thiên địch" của chuột là loài mèo lên đảo.
Sự có mặt của loài mèo đúng là đã giúp giảm bớt số lượng chuột. Nhưng đồng thời, nó lại đẩy cả một loài vật khác vào vòng hiểm nguy, đó là thỏ. Người dân trên đảo thường xuyên ăn thịt thỏ, và có vẻ như những chú mèo cưng cũng được ăn ké, đâm ra chúng không thèm chuột nữa. Để giải quyết tình trạng này, chính quyền trên đảo quyết định diệt hết thỏ để mèo chú tâm vào bắt chuột. Thế nhưng khổ nỗi, mèo vẫn cứ chê chuột, mà chúng chuyển sang đối tượng mới đó là loài chim.
Lần này thì không thể diệt nốt chim được nữa! Vì vậy sau tất cả, chính quyền đảo Macquarie buộc phải "xử lý" những chú mèo. Tổng kết lại, việc đưa mèo lên đảo Macquarie không những không làm suy giảm lượng chuột mà thậm chí còn đe dọa đến 2 loài động vật khác. Nguồn: Cracked, National Public Radio, Business Insider
| |
|
Tác giả bài viết: Thanh Ngyen
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn