10 nguyên tắc phụ huynh cần biết để nuôi dạy con cái nên người

Thứ sáu - 29/11/2019 09:35

10 nguyên tắc phụ huynh cần biết để nuôi dạy con cái nên người

Sự trưởng thành của một người được thể hiện trên nhiều khía cạnh: cảm xúc, đạo đức, xã hội, thể chất, trí tuệ. Và các bậc phụ huynh chính là những người đóng vai trò chủ chốt trong việc giúp trẻ phát triển những khía cạnh cần thiết đó, tạo nên một con người trưởng thành.

1. Giúp chúng học cách tự lập

(Ảnh qua Bright Side)

 

Chúng ta không nên làm mọi thứ hộ trẻ. Chúng phải được học cách tự thay quần áo, tự buộc dây giày và soạn sách vở đến trường… Tất nhiên, phụ huynh thường có thể làm những thứ đó nhanh chóng và dễ dàng với nhiều kỹ năng và mẹo hơn, nhưng chúng ta cần sự bình tĩnh và để trẻ tự tìm tòi ra những điều đó. Không nên lúc nào cũng giúp đỡ trẻ mà nên để chúng hiểu rằng chúng có thể tự mình làm mọi thứ. 

2. Tạo cơ hội cho trẻ lựa chọn những điều mà chúng muốn

(Ảnh qua Bright Side)

 

Hãy cho trẻ cơ hội được lựa chọn. Chúng ta không nên quyết định rằng chúng cần thích cái gì và ghét cái gì. Hãy cho trẻ những lời khuyên và thảo luận về sự lựa chọn của mình với chúng. Và bạn cũng không được suy nghĩ rằng bạn hiểu biết hơn chúng, hãy cho trẻ cơ hội được chọn thứ mà chúng muốn.

3. Để trẻ tự làm mọi thứ một mình

(Ảnh qua Bright Side)

 

Không nhất thiết lúc nào cũng phải đi kè kè ngay sát con mình. Khi trẻ lớn lên, chúng có thể tự đi học một mình hoặc tự bắt xe buýt đến trường. Đương nhiên, việc đi cùng trẻ sẽ khiến bạn thấy an tâm hơn và chắc chắn được rằng chúng đã đến trường an toàn. 

Nhưng khi đến một độ tuổi nhất định và trẻ đã có nhiều phát triển về nhận thức, chúng sẽ tự biết được những quy tắc an toàn và hiểu rằng cần làm những gì khi đi trên đường. Thêm nữa, nếu trẻ có bạn bè đồng trang lứa, hãy để chúng đi học cùng nhau và thảo luận về bài tập hay những món đồ chơi mới trên đường đi.

4. Dạy trẻ cách tự kiểm soát

(Ảnh qua Bright Side)

 

Đương nhiên, trẻ em rất nhạy cảm. Chúng có thể vô cùng hạnh phúc hoặc có khi sẽ khóc thét rất to khi ở trên đường. Đó chính là lúc bạn có thể dạy trẻ cách làm chủ cảm xúc của chính mình. Chúng cần tự ý thức được điều gì đang diễn ra, và nếu bạn mặc kệ những tiếng la thét đó, chúng sẽ dần quen và thể hiện tính xấu này ở mọi lúc mọi nơi. 

5. Dạy trẻ phát triển tính kỷ luật, tự giác

(Ảnh qua Bright Side)

 

Trẻ cần được dạy cách đặt mình vào khuôn phép kỷ luật và ý thức làm những việc cần thiết, kể cả khi những việc đó không liên quan đến vui chơi giải trí. 

Đánh răng trước khi ngủ, cất đồ chơi đi và làm bài tập về nhà là những điều thiết yếu trong lộ trình một ngày của trẻ. Và thay vì kiểm soát chúng làm gì, hãy để cho trẻ tự làm bài tập về nhà và nhắc chúng đánh răng trước khi ngủ.

6. Để trẻ tự trả lời các câu hỏi

(Ảnh qua Bright Side)

 

Việc để cho trẻ tự giao tiếp là một điều cần thiết. Đây là yếu tố quan trọng liên quan đến sự phát triển tư duy cũng như kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Một đứa trẻ không nên lo lắng khi có ai đó hỏi chúng một điều gì, chúng nên được học cách tự trả lời câu hỏi và việc này nên trở thành một phản ứng tự phát với chúng. Nếu không, chúng sẽ trở nên rụt rè và ngại giao tiếp với mọi người.

7. Học cách lý giải nguyên nhân và hậu quả cho trẻ

(Ảnh qua Bright Side)

 

Hãy tập cách giải thích với trẻ. Nếu bạn quát chúng, hãy chắc chắn rằng bạn đã giải thích vì sao bạn lại làm thế và lí giải chúng đã phạm phải lỗi gì. 

Việc trẻ nhận ra những sai lầm của mình và tự rút ra bài học là một điều vô cùng quan trọng. Chúng nên được biết rằng hành động của chúng có thể dẫn đến những hậu quả nhất định gì.

8. Để trẻ mắc sai lầm

(Ảnh qua Bright Side)

 

Đừng nên bao bọc trẻ quá mức. Tất nhiên, sẽ cần thiết khi khuyên bảo trẻ những điều gì gây nguy hiểm tới cuộc sống của chúng, nhưng chúng ta vẫn nên cho trẻ sự tự do ở các việc làm khác. 

Điều này sẽ tạo cơ hội cho trẻ học được từ những sai lầm của mình và tự đúc kết lấy được những kinh nghiệm hữu ích cho tương lai. Hãy luôn nhớ rằng sai lầm, thất bại và những thất vọng luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người.

9. Giúp trẻ hình thành chính kiến riêng

(Ảnh qua Bright Side)

 

Sẽ rất hữu ích nếu chúng ta dạy trẻ được cách phản ánh và nhìn nhận nghiêm túc một vấn đề nào đó thông qua cảm xúc và sự hiểu biết của chúng. 

Việc để trẻ được thể hiện quan điểm là một điều quan trọng vì nó giúp cho trẻ không bị tổn thương trước những trò đùa của bạn bè hay hành xử lạ theo chiều hướng xấu chỉ để chứng minh bản thân của mình với người khác. 

Nếu trẻ có được khả năng này thì trong tương lai, đứa trẻ đó sẽ có trong mình sự kiên định và không bị lung lay trước tác động của một ai đó.

10. Đừng lúc nào cũng coi chúng như một đứa trẻ con

(Ảnh qua Bright Side)

 

Khi trẻ 3 tuổi, hãy dần để chúng làm một số công việc trong nhà, ví dụ như dọn đồ chơi vào đúng chỗ, rồi dần dần mở rộng danh sách những việc nhà mà chúng cần làm khi lớn dần lên. 

Điều này sẽ tác động đến sự phát triển, thấm nhuần sự siêng năng và tính kỷ luật vào trẻ cũng như dạy cho trẻ biết giúp đỡ người khác và tôn trọng công việc của mọi người.

Thanh Thiên (Theo Bright Side)

Cách dạy con kiểm soát cơn giận có 1-0-2 của tộc người Bắc Cực

 

Không đánh, không mắng, không cách ly, tộc người Inuit đối xử với con cái hết sức dịu dàng và đã tạo nên những thế hệ lý trí, có cách kiểm soát cơn giận cực kỳ tốt. Bí quyết của họ nay đã được khám phá và lan truyền để tạo cảm hứng cho những bậc phụ huynh khác.

Cách dạy con kiểm soát cơn giận có 1-0-2 của tộc người Inuit. Ảnh 1Người Inuit chào đón nhà nhân chủng học Jean Briggs sống chung với họ trong hơn 30 năm để bà nghiên cứu cách họ nuôi dạy con. Briggs chụp chung với người dân địa phương trong chuyến thăm đến đảo Baffin năm 1974. (Ảnh: Bộ sưu tập Jean Briggs / Hiệp hội triết học Mỹ)

 

Khi nghiên cứu ở Bắc Cực, nhà nhân chủng học Jean Briggs khám phá ra người Inuit (còn gọi là Eskimo) có khả năng kiểm soát cơn giận hết sức tốt. Nếu có ai đó tức giận đập phá đồ đạc thì những người ngồi xung quanh đó vẫn bình thản. Kẻ gây chuyện sẽ nhanh chóng bình tĩnh và khắc phục sự cố. Nếu sợi dây câu của họ bị hỏng thì cũng không ai nao núng và giận dữ, người ta chỉ nói nhẹ nhàng: “Hãy buộc dây câu lại”.

Không la mắng, không phạt, không cách ly

Các lớp học làm cha mẹ của cộng đồng người Inuit ở Canada được tổ chức thường xuyên để lưu truyền phương pháp dạy con truyền thống. Có một nguyên tắc vàng xuyên suốt ở các lớp học: Đừng la hét hay mắng trẻ.

Người Inuit được xếp hàng đầu thế giới về sự kỹ lưỡng và dịu dàng trong cách nuôi dạy con. Họ dành cho em bé một nụ hôn đặc biệt, áp mũi họ vào má và ngửi làn da của bé. Lisa Ipeelie, một người mẹ Inuit, chia sẻ: “Khi chúng còn nhỏ, bạn to tiếng cũng không giúp ích gì. Điều đó chỉ làm cho nhịp tim của bạn tăng lên”.

Cách dạy con kiểm soát cơn giận có 1-0-2 của tộc người Inuit. Ảnh 2Cha mẹ Inuit nhẹ nhàng và dịu dàng. Họ gọi nụ hôn đặc biệt dành cho trẻ là kunik. (Ảnh: Johan Hallberg-Campbell, NPR)

 

Ngay cả khi con họ đánh hoặc cắn họ, họ cũng không to tiếng. Ipeelie vừa nói vừa cười khúc khích: “Với trẻ nhỏ, bạn thường nghĩ rằng chúng đang làm bạn tức giận, nhưng không phải vậy. Chúng đang buồn vì chuyện gì đó, và bạn phải tìm ra điều gì khiến chúng buồn”.

Người Inuit cho rằng mắng mỏ trẻ con là tự làm mất phẩm giá của mình. Khi người lớn nổi cơn thịnh nộ, thì về cơ bản, họ đang ứng xử ngang tầm với trẻ con.

— Nhà nhân loại học Briggs.

Goota Jaw, đứng lớp nuôi dạy con tại Đại học Bắc cực, cũng có phong cách làm mẹ vô cùng dịu dàng. Thậm chí đối với cô, cách ly những trẻ phạm lỗi trong một thời gian ngắn cũng là không phù hợp.

Cô Jaw nói: “Hét lên rằng: ‘Con hãy suy nghĩ về những gì con vừa làm. Đi về phòng của con ngay!’. Tôi không đồng ý cách cư xử như vậy. Đó không phải là cách chúng tôi dạy con. Thay vào đó, bạn chỉ dạy con cái chạy mất”.

Làm như vậy chính là đang huấn luyện con trẻ la hét mỗi khi thấy buồn và rằng la hét có thể giải quyết vấn đề. Ngược lại, khi các bậc cha mẹ kiểm soát tốt cơn giận của chính mình thì sẽ khiến con cái học theo.

Con đánh mẹ đi!

Cách dạy con kiểm soát cơn giận có 1-0-2 của tộc người Inuit. Ảnh 3Kể từ khi chính phủ Canada buộc các gia đình Inuit phải định cư ở các thị trấn, cuộc sống của họ đã thay đổi rất nhiều. Tuy nhiên, người Inuit vẫn đang cố gắng duy trì cách dạy con truyền thống. (Ảnh: Johan Hallberg-Campbell cho NPR)

 

Các bậc cha mẹ người Inuit không bao giờ phạt con, họ đợi khi đứa trẻ bình tĩnh lại, chọn lúc bình yên nhất để diễn một vở kịch có kèm hậu quả thực tế của hành vi sai trái với phong cách hài hước, vui đùa. Thông thường, buổi biểu diễn bắt đầu bằng một câu hỏi để gợi ý rằng trẻ đã làm sai.

Ví dụ, nếu đứa trẻ đánh người, người mẹ có thể bắt đầu vở kịch bằng câu hỏi: “Tại sao con không đánh mẹ?”.

Sau đó, đứa trẻ buộc phải suy nghĩ: “Con nên làm gì?”. Nếu đứa trẻ làm theo và đánh mẹ nó, nó cũng không bị la rầy, người mẹ chỉ kêu lên: “Ôi, đau quá!”.

Người mẹ tiếp tục cho con thấy hậu quả qua những câu hỏi tiếp theo: “Con không yêu mẹ hả?”, hoặc “Có phải con còn nhỏ lắm không?”. Những câu hỏi khôi hài này gợi ý rằng rằng đánh đập người khác làm tổn thương cảm xúc của họ, và ‘những người trưởng thành’ sẽ không đánh nhau.

Cách dạy con kiểm soát cơn giận có 1-0-2 của tộc người Inuit. Ảnh 4Cha mẹ Inuit luôn khiến con cái vui vẻ ngay cả khi kép chúng vào kỷ luật. Ảnh của cô Maata Jaw và con gái. (Ảnh: Johan Hallberg-Campbell cho NPR)

 

Cha mẹ diễn đi diễn lại đoạn kịch đến khi nào con thôi không đánh mẹ và kết thúc hành vi sai trái.

Ishulutak, bé gái được đề cập trong tác phẩm của Briggs nay đã làm mẹ, chia sẻ: “Những câu chuyện này dạy bạn phải mạnh mẽ về mặt cảm xúc, không làm mọi chuyện trở nên quá nghiêm trọng hoặc sợ bị trêu chọc”.

Qua đó, đứa trẻ sẽ học cách suy nghĩ thấu đáo và duy trì trạng thái cân bằng, đồng thời mang đến cho trẻ cơ hội luyện tập cách kiểm soát cơn giận khi chúng bình tĩnh.

Một khi đã tức giận, người ta không dễ mau hết cơn giận hay thay đổi cảm xúc – ngay cả đối với người lớn. Nhưng nếu có thể luyện tập cách ứng xử vào những lúc bình thường, người đó sẽ có nhiều khả năng để kiểm soát cơn giận vào những lúc thật sự “bốc hỏa”.

Việc luyện tập cảm xúc đối với trẻ em rất quan trọng vì não của các bé vẫn đang phát triển các mạch cần thiết để hình thành cơ chế tự kiểm soát.

“Trẻ em có tất cả các loại cảm xúc mạnh mẽ. Vỏ não trước trán của chúng chưa phát triển nhiều. Vì vậy, những gì chúng ta làm để đáp ứng cảm xúc của con cái chúng ta sẽ giúp chúng phát triển não bộ”, Lisa Feldman Barrett, nhà tâm lý học tại Đại học Đông Bắc chuyên nghiên cứu về cảm xúc cho biết.

Vậy thì chúng ta có thể học theo người Inuit: đợi đến khi cơn giận của trẻ qua đi, chúng ta sẽ dùng thú nhồi bông để diễn lại những gì xảy ra với đứa trẻ. Khi con làm sai, đầu tiên, hãy đặt ra nhiều câu hỏi cho trẻ. Ví dụ, nếu đứa trẻ hay đánh nhau, bạn có thể dừng đoạn kịch giữa chừng và hỏi: “Bé cưng, bây giờ con còn muốn đánh nhau không? Có nên không?”.

Và đặc biệt là câu chuyện phải thật hài hước. Nhiều phụ huynh lấy việc cấm trẻ vui chơi là một hình thức kỷ luật, nhưng bạn hãy tưởng tượng xem vui chơi sẽ mang lại vô số cơ hội để dạy trẻ điều hay lẽ phải.

Vui chơi là việc của trẻ con. Đó là cách chúng tìm hiểu về thế giới và có thêm nhiều kinh nghiệm”.

— Nhà tâm lý học lâm sàng Laura Markham.

Xuân Nhạn biên dịch

 

10 nguyên tắc phụ huynh cần biết để nuôi dạy con cái nên người

Sự trưởng thành của một người được thể hiện trên nhiều khía cạnh: cảm xúc, đạo đức, xã hội, thể chất, trí tuệ. Và các bậc phụ huynh chính là những người đóng vai trò chủ chốt trong việc giúp trẻ phát triển những khía cạnh cần thiết đó, tạo nên một con người trưởng thành.

1. Giúp chúng học cách tự lập

(Ảnh qua Bright Side)

 

Chúng ta không nên làm mọi thứ hộ trẻ. Chúng phải được học cách tự thay quần áo, tự buộc dây giày và soạn sách vở đến trường… Tất nhiên, phụ huynh thường có thể làm những thứ đó nhanh chóng và dễ dàng với nhiều kỹ năng và mẹo hơn, nhưng chúng ta cần sự bình tĩnh và để trẻ tự tìm tòi ra những điều đó. Không nên lúc nào cũng giúp đỡ trẻ mà nên để chúng hiểu rằng chúng có thể tự mình làm mọi thứ. 

2. Tạo cơ hội cho trẻ lựa chọn những điều mà chúng muốn

(Ảnh qua Bright Side)

 

Hãy cho trẻ cơ hội được lựa chọn. Chúng ta không nên quyết định rằng chúng cần thích cái gì và ghét cái gì. Hãy cho trẻ những lời khuyên và thảo luận về sự lựa chọn của mình với chúng. Và bạn cũng không được suy nghĩ rằng bạn hiểu biết hơn chúng, hãy cho trẻ cơ hội được chọn thứ mà chúng muốn.

3. Để trẻ tự làm mọi thứ một mình

(Ảnh qua Bright Side)

 

Không nhất thiết lúc nào cũng phải đi kè kè ngay sát con mình. Khi trẻ lớn lên, chúng có thể tự đi học một mình hoặc tự bắt xe buýt đến trường. Đương nhiên, việc đi cùng trẻ sẽ khiến bạn thấy an tâm hơn và chắc chắn được rằng chúng đã đến trường an toàn. 

Nhưng khi đến một độ tuổi nhất định và trẻ đã có nhiều phát triển về nhận thức, chúng sẽ tự biết được những quy tắc an toàn và hiểu rằng cần làm những gì khi đi trên đường. Thêm nữa, nếu trẻ có bạn bè đồng trang lứa, hãy để chúng đi học cùng nhau và thảo luận về bài tập hay những món đồ chơi mới trên đường đi.

4. Dạy trẻ cách tự kiểm soát

(Ảnh qua Bright Side)

 

Đương nhiên, trẻ em rất nhạy cảm. Chúng có thể vô cùng hạnh phúc hoặc có khi sẽ khóc thét rất to khi ở trên đường. Đó chính là lúc bạn có thể dạy trẻ cách làm chủ cảm xúc của chính mình. Chúng cần tự ý thức được điều gì đang diễn ra, và nếu bạn mặc kệ những tiếng la thét đó, chúng sẽ dần quen và thể hiện tính xấu này ở mọi lúc mọi nơi. 

5. Dạy trẻ phát triển tính kỷ luật, tự giác

(Ảnh qua Bright Side)

 

Trẻ cần được dạy cách đặt mình vào khuôn phép kỷ luật và ý thức làm những việc cần thiết, kể cả khi những việc đó không liên quan đến vui chơi giải trí. 

Đánh răng trước khi ngủ, cất đồ chơi đi và làm bài tập về nhà là những điều thiết yếu trong lộ trình một ngày của trẻ. Và thay vì kiểm soát chúng làm gì, hãy để cho trẻ tự làm bài tập về nhà và nhắc chúng đánh răng trước khi ngủ.

6. Để trẻ tự trả lời các câu hỏi

(Ảnh qua Bright Side)

 

Việc để cho trẻ tự giao tiếp là một điều cần thiết. Đây là yếu tố quan trọng liên quan đến sự phát triển tư duy cũng như kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Một đứa trẻ không nên lo lắng khi có ai đó hỏi chúng một điều gì, chúng nên được học cách tự trả lời câu hỏi và việc này nên trở thành một phản ứng tự phát với chúng. Nếu không, chúng sẽ trở nên rụt rè và ngại giao tiếp với mọi người.

7. Học cách lý giải nguyên nhân và hậu quả cho trẻ

(Ảnh qua Bright Side)

 

Hãy tập cách giải thích với trẻ. Nếu bạn quát chúng, hãy chắc chắn rằng bạn đã giải thích vì sao bạn lại làm thế và lí giải chúng đã phạm phải lỗi gì. 

Việc trẻ nhận ra những sai lầm của mình và tự rút ra bài học là một điều vô cùng quan trọng. Chúng nên được biết rằng hành động của chúng có thể dẫn đến những hậu quả nhất định gì.

8. Để trẻ mắc sai lầm

(Ảnh qua Bright Side)

 

Đừng nên bao bọc trẻ quá mức. Tất nhiên, sẽ cần thiết khi khuyên bảo trẻ những điều gì gây nguy hiểm tới cuộc sống của chúng, nhưng chúng ta vẫn nên cho trẻ sự tự do ở các việc làm khác. 

Điều này sẽ tạo cơ hội cho trẻ học được từ những sai lầm của mình và tự đúc kết lấy được những kinh nghiệm hữu ích cho tương lai. Hãy luôn nhớ rằng sai lầm, thất bại và những thất vọng luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người.

9. Giúp trẻ hình thành chính kiến riêng

(Ảnh qua Bright Side)

 

Sẽ rất hữu ích nếu chúng ta dạy trẻ được cách phản ánh và nhìn nhận nghiêm túc một vấn đề nào đó thông qua cảm xúc và sự hiểu biết của chúng. 

Việc để trẻ được thể hiện quan điểm là một điều quan trọng vì nó giúp cho trẻ không bị tổn thương trước những trò đùa của bạn bè hay hành xử lạ theo chiều hướng xấu chỉ để chứng minh bản thân của mình với người khác. 

Nếu trẻ có được khả năng này thì trong tương lai, đứa trẻ đó sẽ có trong mình sự kiên định và không bị lung lay trước tác động của một ai đó.

10. Đừng lúc nào cũng coi chúng như một đứa trẻ con

(Ảnh qua Bright Side)

 

Khi trẻ 3 tuổi, hãy dần để chúng làm một số công việc trong nhà, ví dụ như dọn đồ chơi vào đúng chỗ, rồi dần dần mở rộng danh sách những việc nhà mà chúng cần làm khi lớn dần lên. 

Điều này sẽ tác động đến sự phát triển, thấm nhuần sự siêng năng và tính kỷ luật vào trẻ cũng như dạy cho trẻ biết giúp đỡ người khác và tôn trọng công việc của mọi người.

Thanh Thiên (Theo Bright Side)

Cách dạy con kiểm soát cơn giận có 1-0-2 của tộc người Bắc Cực

 

Không đánh, không mắng, không cách ly, tộc người Inuit đối xử với con cái hết sức dịu dàng và đã tạo nên những thế hệ lý trí, có cách kiểm soát cơn giận cực kỳ tốt. Bí quyết của họ nay đã được khám phá và lan truyền để tạo cảm hứng cho những bậc phụ huynh khác.

Cách dạy con kiểm soát cơn giận có 1-0-2 của tộc người Inuit. Ảnh 1Người Inuit chào đón nhà nhân chủng học Jean Briggs sống chung với họ trong hơn 30 năm để bà nghiên cứu cách họ nuôi dạy con. Briggs chụp chung với người dân địa phương trong chuyến thăm đến đảo Baffin năm 1974. (Ảnh: Bộ sưu tập Jean Briggs / Hiệp hội triết học Mỹ)

 

Khi nghiên cứu ở Bắc Cực, nhà nhân chủng học Jean Briggs khám phá ra người Inuit (còn gọi là Eskimo) có khả năng kiểm soát cơn giận hết sức tốt. Nếu có ai đó tức giận đập phá đồ đạc thì những người ngồi xung quanh đó vẫn bình thản. Kẻ gây chuyện sẽ nhanh chóng bình tĩnh và khắc phục sự cố. Nếu sợi dây câu của họ bị hỏng thì cũng không ai nao núng và giận dữ, người ta chỉ nói nhẹ nhàng: “Hãy buộc dây câu lại”.

Không la mắng, không phạt, không cách ly

Các lớp học làm cha mẹ của cộng đồng người Inuit ở Canada được tổ chức thường xuyên để lưu truyền phương pháp dạy con truyền thống. Có một nguyên tắc vàng xuyên suốt ở các lớp học: Đừng la hét hay mắng trẻ.

Người Inuit được xếp hàng đầu thế giới về sự kỹ lưỡng và dịu dàng trong cách nuôi dạy con. Họ dành cho em bé một nụ hôn đặc biệt, áp mũi họ vào má và ngửi làn da của bé. Lisa Ipeelie, một người mẹ Inuit, chia sẻ: “Khi chúng còn nhỏ, bạn to tiếng cũng không giúp ích gì. Điều đó chỉ làm cho nhịp tim của bạn tăng lên”.

Cách dạy con kiểm soát cơn giận có 1-0-2 của tộc người Inuit. Ảnh 2Cha mẹ Inuit nhẹ nhàng và dịu dàng. Họ gọi nụ hôn đặc biệt dành cho trẻ là kunik. (Ảnh: Johan Hallberg-Campbell, NPR)

 

Ngay cả khi con họ đánh hoặc cắn họ, họ cũng không to tiếng. Ipeelie vừa nói vừa cười khúc khích: “Với trẻ nhỏ, bạn thường nghĩ rằng chúng đang làm bạn tức giận, nhưng không phải vậy. Chúng đang buồn vì chuyện gì đó, và bạn phải tìm ra điều gì khiến chúng buồn”.

Người Inuit cho rằng mắng mỏ trẻ con là tự làm mất phẩm giá của mình. Khi người lớn nổi cơn thịnh nộ, thì về cơ bản, họ đang ứng xử ngang tầm với trẻ con.

— Nhà nhân loại học Briggs.

Goota Jaw, đứng lớp nuôi dạy con tại Đại học Bắc cực, cũng có phong cách làm mẹ vô cùng dịu dàng. Thậm chí đối với cô, cách ly những trẻ phạm lỗi trong một thời gian ngắn cũng là không phù hợp.

Cô Jaw nói: “Hét lên rằng: ‘Con hãy suy nghĩ về những gì con vừa làm. Đi về phòng của con ngay!’. Tôi không đồng ý cách cư xử như vậy. Đó không phải là cách chúng tôi dạy con. Thay vào đó, bạn chỉ dạy con cái chạy mất”.

Làm như vậy chính là đang huấn luyện con trẻ la hét mỗi khi thấy buồn và rằng la hét có thể giải quyết vấn đề. Ngược lại, khi các bậc cha mẹ kiểm soát tốt cơn giận của chính mình thì sẽ khiến con cái học theo.

Con đánh mẹ đi!

Cách dạy con kiểm soát cơn giận có 1-0-2 của tộc người Inuit. Ảnh 3Kể từ khi chính phủ Canada buộc các gia đình Inuit phải định cư ở các thị trấn, cuộc sống của họ đã thay đổi rất nhiều. Tuy nhiên, người Inuit vẫn đang cố gắng duy trì cách dạy con truyền thống. (Ảnh: Johan Hallberg-Campbell cho NPR)

 

Các bậc cha mẹ người Inuit không bao giờ phạt con, họ đợi khi đứa trẻ bình tĩnh lại, chọn lúc bình yên nhất để diễn một vở kịch có kèm hậu quả thực tế của hành vi sai trái với phong cách hài hước, vui đùa. Thông thường, buổi biểu diễn bắt đầu bằng một câu hỏi để gợi ý rằng trẻ đã làm sai.

Ví dụ, nếu đứa trẻ đánh người, người mẹ có thể bắt đầu vở kịch bằng câu hỏi: “Tại sao con không đánh mẹ?”.

Sau đó, đứa trẻ buộc phải suy nghĩ: “Con nên làm gì?”. Nếu đứa trẻ làm theo và đánh mẹ nó, nó cũng không bị la rầy, người mẹ chỉ kêu lên: “Ôi, đau quá!”.

Người mẹ tiếp tục cho con thấy hậu quả qua những câu hỏi tiếp theo: “Con không yêu mẹ hả?”, hoặc “Có phải con còn nhỏ lắm không?”. Những câu hỏi khôi hài này gợi ý rằng rằng đánh đập người khác làm tổn thương cảm xúc của họ, và ‘những người trưởng thành’ sẽ không đánh nhau.

Cách dạy con kiểm soát cơn giận có 1-0-2 của tộc người Inuit. Ảnh 4Cha mẹ Inuit luôn khiến con cái vui vẻ ngay cả khi kép chúng vào kỷ luật. Ảnh của cô Maata Jaw và con gái. (Ảnh: Johan Hallberg-Campbell cho NPR)

 

Cha mẹ diễn đi diễn lại đoạn kịch đến khi nào con thôi không đánh mẹ và kết thúc hành vi sai trái.

Ishulutak, bé gái được đề cập trong tác phẩm của Briggs nay đã làm mẹ, chia sẻ: “Những câu chuyện này dạy bạn phải mạnh mẽ về mặt cảm xúc, không làm mọi chuyện trở nên quá nghiêm trọng hoặc sợ bị trêu chọc”.

Qua đó, đứa trẻ sẽ học cách suy nghĩ thấu đáo và duy trì trạng thái cân bằng, đồng thời mang đến cho trẻ cơ hội luyện tập cách kiểm soát cơn giận khi chúng bình tĩnh.

Một khi đã tức giận, người ta không dễ mau hết cơn giận hay thay đổi cảm xúc – ngay cả đối với người lớn. Nhưng nếu có thể luyện tập cách ứng xử vào những lúc bình thường, người đó sẽ có nhiều khả năng để kiểm soát cơn giận vào những lúc thật sự “bốc hỏa”.

Việc luyện tập cảm xúc đối với trẻ em rất quan trọng vì não của các bé vẫn đang phát triển các mạch cần thiết để hình thành cơ chế tự kiểm soát.

“Trẻ em có tất cả các loại cảm xúc mạnh mẽ. Vỏ não trước trán của chúng chưa phát triển nhiều. Vì vậy, những gì chúng ta làm để đáp ứng cảm xúc của con cái chúng ta sẽ giúp chúng phát triển não bộ”, Lisa Feldman Barrett, nhà tâm lý học tại Đại học Đông Bắc chuyên nghiên cứu về cảm xúc cho biết.

Vậy thì chúng ta có thể học theo người Inuit: đợi đến khi cơn giận của trẻ qua đi, chúng ta sẽ dùng thú nhồi bông để diễn lại những gì xảy ra với đứa trẻ. Khi con làm sai, đầu tiên, hãy đặt ra nhiều câu hỏi cho trẻ. Ví dụ, nếu đứa trẻ hay đánh nhau, bạn có thể dừng đoạn kịch giữa chừng và hỏi: “Bé cưng, bây giờ con còn muốn đánh nhau không? Có nên không?”.

Và đặc biệt là câu chuyện phải thật hài hước. Nhiều phụ huynh lấy việc cấm trẻ vui chơi là một hình thức kỷ luật, nhưng bạn hãy tưởng tượng xem vui chơi sẽ mang lại vô số cơ hội để dạy trẻ điều hay lẽ phải.

Vui chơi là việc của trẻ con. Đó là cách chúng tìm hiểu về thế giới và có thêm nhiều kinh nghiệm”.

— Nhà tâm lý học lâm sàng Laura Markham.

 

 
 

Tác giả bài viết: Xuân Nhạn biên dịch

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập44
  • Hôm nay7,379
  • Tháng hiện tại270,078
  • Tổng lượt truy cập35,536,359
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây