Số này đã bị đưa vào những nhà tù mà chính quyền Bắc Kinh gọi là "trung tâm giáo dục và đào tạo".
Các "trung tâm giáo dục và đào tạo" này phải được quản lý như một nhà tù có mức độ an ninh cao. ICIJ công bố kết quả điều tra do các phóng viên của 17 cơ quan truyền thống quốc tế thực hiện về những điều kiện khắc nghiệt tại các nhà tù ở Tân Cương, tây bắc Trung Quốc.
Những thông tin mới về các nhà tù ở Tân Cương được ICIJ công bố bao gồm một tài liệu dài 9 trang do ông Chu Hải Luân (Zhu Hailu), lãnh đạo an ninh Tân Cương, gửi đến nhân viên các trại tù. Văn bản này quy định rõ những "hình thức kỷ luật và hình phạt nghiêm khắc" nhắm vào những người bị giam giữ, mà tài liệu này gọi là những "học viên" ; không "bao giờ để xảy ra chuyện trốn trại", các tù nhân phải "hối cải và nhận tội", phải học tiếng Quan Thoại, và nhất là nhân viên cai tù phải dùng hệ thống camera theo dõi sát mọi ngõ ngách trong trại. Quy định nói trên gọi các tù nhân là "học viên" được đưa vào trại với mục đích phải "tốt nghiệp ra trường" và "có bằng cấp chứng nhận". Thời hạn ở trong trại tối thiểu là một năm.
Đại sứ Trung Quốc tại Luân Đôn, Lưu Hiểu Minh bác bỏ tính xác thực của các tài liệu hiệp hội ICIJ thu thập được và gọi đấy là những thông tin "thất thiệt". Về phần chuyên gia Úc nghiên cứu về các sắc tộc thiểu số tại Trung Quốc, đại học La Trobe, James Leibold cho rằng tiết lộ của ICIJ "phá vỡ chiến dịch truyên truyền của đảng Cộng Sản Trung Quốc, theo đó các nhà tù khổng lồ ở Tân Cương đơn thuần là những "trung tâm giáo dục và đào tạo" dành cho người Duy Ngô Nhĩ và các sắc dân khác theo đạo Hồi. Vẫn theo Bắc Kinh, những học viên tại đây đều những người tự nguyện.
Tác giả bài viết: Tru Vũ
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn