Benjamin Franklin, “cha đẻ của nước Mỹ” có một cuộc sống đáng chú ý nhất trong lịch sử hoa kỳ. Từ một người chỉ nhận được mức giáo dục bình dân ông đã đi đến thành lập một quốc gia. Franklin luôn theo đuổi sự xuất sắc, với nỗ lực không mệt mỏi và dành được thành công trong phần lớn cuộc đời.
Bạn đã bao giờ lập ra một danh sách ưu khuyết điểm của chính mình? Bạn nên cảm ơn Franklin vì đã làm cho việc này trở nên phổ biến. Ông đã tạo một bản kê để theo dõi những mục tiêu, thành quả hàng ngày và chịu trách nhiệm về những gì mình đã viết.
Hầu hết chúng ta được dạy để viết và hình dung về các mục tiêu của mình, nhưng chúng ta lại hiếm khi được dạy để đánh giá bản thân dựa vào các quy tắc đạo đức. Đó chính là sự khác biệt trong phương pháp của Franklin.
Franklin đã liệt kê ra một bộ những đức tính cốt yếu. Ông căn cứ vào những mục tiêu và hành động hàng ngày xung quanh 13 đức tính này để theo dõi sự cải thiện trong tính cách của mình.
Trong quyển sổ cá nhân, ông sẽ đánh một chấm nhỏ màu đen bên cạnh đức tính mà ông đã không làm tốt ngày hôm đó. Vào cuối ngày, ông thành tâm xét lại bản thân để xác định xem liệu ông có đang hành động theo những tiêu chuẩn ông đặt ra hay không?
Mỗi tuần, ông tập trung vào một đức tính và theo dõi những đức tính khác. Sau đó ông chuyển sang đức tính tiếp theo vào tuần kế tiếp. Thông qua phương pháp này, ông trải qua 4 chu kỳ của một đức tính mỗi năm. Hành động thực tế này giúp ông đảm bảo sự cân bằng trong việc rèn luyện mỗi đức tính.
Sự thiên tài của Flanklin nằm ở chỗ ông nhấn mạnh vào việc hình thành các tính cách tốt dựa trên việc nghiêm túc hướng đến sự hoàn thiện của một cá nhân và hướng nội để tự điều chỉnh bản thân. Điều đó đến từ tiếng nói bên trong ông và nó được đặc biệt lựa chọn để cải thiện tính cách của ông. Và đó là một xuất phát điểm đúng đắn.
Ai đó có thể đoán rằng rất nhiều thành tựu của Franklin không phải là kết quả nhờ vào việc đặt mục tiêu cho bản thân. Tuy nhiên, Flanklin đã đặt mục tiêu cho tính cách của mình. Với việc không ngừng nâng cao tâm tính của mình, những thành quả của ông đến một cách rất tự nhiên.
Chân dung Tổng thống Franklin của họa sĩ người Pháp Joseph Duplessis.
Có một bài học tuyệt vời ở đây. Xã hội của chúng ta đã trở thành nơi mà những thành tựu bên ngoài được ưa chuộng hơn những cải thiện nội tâm bên trong, để phù hợp với các giá trị đạo đức. Thế nhưng, thành công thực chất lại gắn liền với đạo đức của chúng ta. Ít nhất là Franklin nghĩ vậy.
Bản liệt kê của Franklin có cấu trúc giống như cách một vận động viên cử tạ chuyên nghiệp theo dõi một chương trình tập luyện. Đó thực sự là một nỗ lực phi thường.
Dưới đây là 13 đức tính tốt mà Franklin đã tự đặt ra để rèn luyện mỗi ngày. Tất cả những điều này đã giúp ông trở thành một con người khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ.
Chừng mực: Không ăn đến chán, không uống đến say.
Yên lặng: Chỉ nói những gì có lợi cho người khác hoặc cho bản thân, tránh những cuộc trò chuyện vặt vãnh.
Trật tự: Hãy để mọi thứ đúng chỗ và sắp xếp mỗi công việc vào một thời gian nhất định.
Quyết tâm: Hãy giải quyết những việc bạn cần làm và đã làm thì phải làm đến cùng.
Tiết kiệm: Chỉ chi tiêu cho những việc tốt cho người khác hoặc bản thân, không lãng phí bất cứ thứ gì.
Siêng năng: Không phí phạm thời gian vô ích; luôn sử dụng thời gian vào những việc có ích và loại bỏ những việc không cần thiết.
Thành thật: Không lừa gạt để hại người, suy nghĩ ngay thẳng, công bằng và nếu nói điều gì, phải nói cho đúng.
Công bằng: Không làm điều tổn hại đến bất kỳ ai hay chểnh mảng bổn phận của bản thân phải mang lại lợi ích cho người khác.
Điều độ: Tránh cực đoan, hãy chịu đựng những tổn hại chừng nào vẫn còn có thể.
Sạch sẽ: Giữ gìn sạch sẽ bản thân, phục trang và nơi ở.
Thanh tịnh: Không bị phân tâm hay lo âu bởi những điều vặt vãnh, hoặc những rủi ro thông thường hoặc bất khả kháng.
Trong sạch: Điều tiết sinh dục, chỉ để duy trì sức khỏe và nòi giống, không vì chán nản, yếu đuối, hoặc làm tổn hại đến sự yên bình và thanh danh của bản thân hoặc người khác.
Khiêm nhường: Noi gương Chúa Trời và Socrates.
Theo Epoch Times
Một thử nghiệm do các nhà nghiên cứu tại Đại học Montreal tiến hành ở Canada cho thấy, những người dành nhiều thời gian chơi các trò chơi bạo lực như Call of Duty – một loạt game thuộc thể loại bắn súng sẽ có ít chất xám trong não bộ hơn.
Các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo trò chơi điện tử làm tổn hại đến khả năng lưu giữ ký ức và khuyến cáo các bác sĩ không nên giới thiệu trò chơi điện tử như là một phương tiện để tăng cường chức năng nhận thức cho người cao tuổi.
Trước đây, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có lượng chất trắng bị suy giảm trong vùng hồi hải mã (bộ phận não có trách nhiệm định hướng và dự trữ thông tin trong quá khứ. Hải mã có vai trò quan trọng trong việc giữ và gợi lại trí nhớ về cảm xúc và nhận thức) sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh thần kinh cao, bao gồm bệnh Alzheimer, trầm cảm và tâm thần phân liệt.
Trò chơi điện tử có lợi cho một số hệ thống nhận thức nhất định liên quan đến sự chú ý trực quan và trí nhớ ngắn hạn, nhưng có thể làm tổn thương vùng hồi hải mã nói trên.
“Nếu các trò chơi điện tử hành động làm giảm chất xám trong vùng hồi hải mã, cần thận trọng khi khuyến khích trẻ em, người trưởng thành và người lớn tuổi sử dụng chúng để thúc đẩy các kỹ năng nhận thức như trí nhớ ngắn hạn và sự chú ý trực quan”, các nhà khoa học cho biết.
Các nhà nghiên cứu đã cho 51 người đàn ông và 46 phụ nữ chơi một loạt các trò chơi bắn súng nổi tiếng như Call of Duty, Killzone và Borderlands 2, cũng như các trò chơi 3D như Super Mario trong khoảng 90 giờ. Trong thời gian này, trò chơi bắn súng có xu hướng dẫn đến chứng teo vùng hồi hải mã.
Họ quét bộ não của những người chơi game thường xuyên và so sánh chúng với những người không chơi, kết quả cho thấy các game thủ có ít chất xám hơn.
Trò chơi điện tử đã được chứng minh là kích thích một phần khác của não gọi là vùng nhân đuôi (caudate nucleus), nhiều hơn vùng hồi hải mã. Khu vực này hoạt động như một hình thức “lái tự hành” và điều chỉnh sự hiểu biết của con người về sự khen thưởng. Các nhà khoa học cho biết càng nhiều nhân đuôi được sử dụng, thì vùng hồi hải mã càng ít dùng dẫn đến bị mất tế bào.
Nguồn tin: Theo KHTV
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn