5 tuyến đường sắt đô thị 'đội vốn' hàng chục nghìn tỷ đồng

Chủ nhật - 24/10/2021 23:22
tải xuống (1)
tải xuống (1)

 

Ba tuyến đường sắt đô thị ở Hà Nội và hai tuyến tại TP HCM có tổng mức đầu tư điều chỉnh hàng chục nghìn tỷ đồng; riêng tuyến Cát Linh tăng hơn 9.200 tỷ đồng.

Chính phủ vừa gửi báo cáo Quốc hội về tình hình triển khai thực hiện các dự án đường sắt đô thị trên địa bàn Hà Nội và TP HCM.

Theo đó, dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông (dài 13 km), có tổng mức đầu tư ban đầu (năm 2008) là 8.769 tỷ đồng (tương đương 552,8 triệu USD). Đến năm 2017, tổng vốn đầu tư là 18.000 tỷ đồng (khoảng 688 triệu USD); tăng 9.231 tỷ đồng (khoảng 315 triệu USD) so với tổng mức đầu tư được duyệt ban đầu.

Dự án sử dụng vốn vay của Chính phủ Trung Quốc và vốn đối ứng trong nước.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội). Ảnh Giang Huy

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội). Ảnh: Giang Huy

Tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội, (dài 12,5 km), có tổng mức đầu tư 783 triệu Euro (vốn vay ODA là 653 triệu Euro, vốn đối ứng 130 triệu Euro). Sau đó, tổng mức đầu tư điều chỉnh là 1.176 triệu Euro.

Nguồn vốn đầu tư dự án từ nguồn vốn vay ODA của 4 nhà tài trợ (Chính phủ Pháp; Cơ quan phát triển Pháp - AFD; Ngân hàng đầu tư châu Âu - EIB và Ngân hàng phát triển châu Á - ADB) và nguồn vốn đối ứng ngân sách TP Hà Nội.

Tuyến Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo (Hà Nội), dài 11,5 km, tổng mức đầu tư ban đầu 19.555 tỷ đồng. Tuy nhiên sau đó, tổng mức đầu tư dự kiến được điều chỉnh lên 35.679 tỷ đồng.

Theo Bộ Giao thông Vận tải, có nhiều lý do khiến tổng mức đầu tư tăng, như: thay đổi về quy mô đầu tư, tỷ giá; biến động về giá nhiên liệu, vật tư, thiết bị, nhân công; tỷ lệ trượt giá...

Dự án đường sắt đô thị tuyến Bến Thành - Suối Tiên (TP HCM), có tổng mức đầu tư năm 2007 là 17.387 tỷ đồng (126.582 triệu Yên Nhật) từ vốn vay của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng của thành phố. Năm 2011, UBND TP HCM phê duyệt điều chỉnh dự án với tổng mức đầu tư 236.626 tỷ Yên Nhật (tương đương 47.325 tỷ đồng). Năm 2019, TP HCM tiếp tục điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án 43.757 tỷ đồng, trong đó vốn vay ODA của Nhật Bản 38.265 tỷ đồng và vốn đối ứng từ ngân sách thành phố 5.491 tỷ đồng.

Tuyến tàu điện ngầm Bến Thành - Tham Lương (TP HCM) có tổng mức đầu tư năm 2010 là 1.374 triệu USD (tương đương 26.116 tỷ đồng). Tuy nhiên, năm 2019, TP HCM điều chỉnh tổng mức đầu tư là 2.093 triệu USD (tương đương 47.890 tỷ đồng).

Dự án dùng vốn vay ODA từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) và vốn đối ứng trong nước.

 

Nguồn tin: Hoàng Thùy - Viết Tuân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập75
  • Hôm nay10,678
  • Tháng hiện tại426,721
  • Tổng lượt truy cập32,410,444
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây