Hoa Tình Thươnghttps://hoatinhthuong.net/assets/images/logo.png
Thứ năm - 04/01/2024 08:52
Khi cơ thể khỏe mạnh, lưỡi của bạn sẽ có màu hồng, luôn sạch sẽ và được bao phủ bởi những gai vị giác. Còn nếu lưỡi có 7 dấu hiệu khác thường sau bạn nên chú ý và điều trị ngay nhé. 1. Lưỡi từ màu hồng chuyển sang màu đỏ tươi. Lưỡi đang từ màu hồng mà chuyển sang màu đỏ, các gai vị giác dần biến mất nghĩa là cơ thể đang thiếu sắt hoặc vitamin B12. Khi bạn ăn uống không còn các gai vị giác sẽ khiến bạn cảm thấy đau, xót nhất là khi ăn các đồ cay hay nóng, bị ê buốt lưỡi hơn khi ăn phải đồ lạnh.
Lưỡi từ màu hồng chuyển sang màu đỏ tươi Như vậy hãy lập tức bổ sung những thực phẩm giàu sắt và vitamin B12 như: Gan, trứng, phô mai, sữa tươi, thịt bò, cá… Và đến nha sĩ để kiểm tra, biết rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình.
2. Lưỡi có nhiều mảng bám màu trắng.
Các mảng bám có màu trắng trên lưỡi có thể là do các vi khuẩn mảng bám khi không được vệ sinh sạch sẽ hoặc do tình trạng nhiễm trùng nấm men hoặc do nấm Candida. Nếu là vệ sinh răng miệng không sạch sẽ bạn nên xem lại cách vệ sinh răng miệng của mình đã đúng chưa, vệ sinh lưỡi đã thật sự tốt và loại bỏ mảng bám tốt nhất.
Lưỡi có nhiều mảng bám màu trắng Nếu bị nhiễm trùng nấm có nghĩ là hệ miễn dịch của cơ thể bạn đang dần suy giảm, dùng thuốc không đúng cách, hay các bệnh mãn tính. Mỗi bệnh lý cần phải kiểm tra chính xác và điều trị bởi bác sĩ chuyên môn, bạn đừng chủ quan hãy đi khám ngay nhé.
3. Lưỡi có những mảng bám màu nâu đen.
Những mảng bám màu nâu đen trên lưỡi do việc vệ sinh răng miệng không kỹ gây ra hoặc do sử dụng nhiều thuốc lá, bia rượu mà tạo thành. Và thường khi lưỡi bị mảng bám có màu nâu đen thì mùi cơ thể rất khó chịu, ảnh hưởng đến người đối diện. Nếu không muốn tình trạng này nặng thêm và có thể gây ra nhiễm trùng răng và nướu, làm răng bị ố vàng, nướu viêm thì cần từ bỏ thói quen sử dụng các rượu bia này, thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách.
4. Trên lưỡi có đốm trắng nhỏ xuất hiện.
Nguyên nhân có thể do sự va chạm của răng hay dụng cụ niềng răng với lưỡi hoặc có sự gia tăng sản xuất tế bào ở người hút nhiều thuốc lá. Và có thể chỉnh sửa lại bằng cách điều chỉnh niềng răng, ăn nhai đúng hoặc hạn chế hút thuốc lá, ăn uống lành mạnh tình trạng này sẽ chấm dứt. Nhưng cũng có thể nguyên nhân các đốm này là biểu hiện của tế bào ung thư, không đau, không biến mất sau một thời gian thì bạn cần gấp phải đến gặp bác sĩ thực hiện các xét nghiệm cần thiết.
5. Lưỡi bị nứt.
Lưỡi bị khô và nứt nẻ thường gặp ở người già là tự nhiên, còn nếu bạn còn trẻ thì có thể do cơ thể thiếu nước, khô miệng hoặc thực hiện cấc thủ thuật niềng răng, cấy ghép sai cách. Lúc này cần phải đến gặp bác sĩ nha khoa để chỉnh sửa lại. Tốt hơn hết khi thực hiện các điều trị nha khoa bạn nên chọn một địa chỉ uy tín đảm bảo an toàn cho sức khỏe cơ thể và kết quả hoàn hảo.
6. Lưỡi có đốm đỏ và mụn nước.
Các dấu hiệu này của lưỡi có thể là bạn đang bị nhiệt miệng, nóng trong người, chỉ cần vệ sinh răng miệng kỹ càng, điều chỉnh chế độ ăn uống, ăn nhiều đồ mát, giảm căng thẳng mệt mỏi sẽ tự hết sau 7-10 ngày hoặc nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu như dấu hiệu này chưa hết sau thời gian nói trên thì nghi ngờ mắc bệnh ung thư cần điều trị sớm tăng khả năng chữa trị.
7. Lưỡi sưng đỏ, có cảm giác đau rát.
Điều này có thể là do bạn đang dị ứng với một số sản phẩm kem đánh răng, nước súc miệng diệt khuẩn. Bạn cần thay thế loại thích hợp cho mình thì điều này sẽ chấm dứt.
Lưỡi sưng đỏ, có cảm giác đau rát Đối với các dấu hiệu khác thường ở lưỡi bạn nên chú ý và kiểm tra sớm định kỳ tại nha khoa là cách ngăn chặn các bệnh lý, bệnh nhiễm khuẩn, ung thư là cách tốt nhất giúp ngăn chặn và điều trị sớm.