Tình trạng sử dụng chất cấm tràn lan như thuốc bảo vệ thực vật, kích thích tăng trưởng trong trồng trọt, chăn nuôi; các chất bảo quản, phụ gia, phẩm màu công nghiệp… khiến thực phẩm bị ô nhiễm. Người sử dụng lâu dài có thể xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, uể oải, chậm chạp, da kích ứng, dị ứng, nhiễm trùng nhẹ, có bọng mắt… do có sự tích tụ chất độc.
Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, mỗi năm có hơn nửa tỷ ca bệnh do ăn thực phẩm bẩn. Chúng có thể gây ra hơn 200 bệnh khác nhau từ tiêu chảy đến ung thư. Tại Việt Nam, bệnh ung thư đang là nỗi ám ảnh của nhiều người. Mỗi năm có khoảng 150.000 ca mắc mới và trên 75.000 trường hợp tử vong (gấp 7 lần số người tai nạn giao thông). Trước thực trạng này, việc tìm các giải pháp thanh lọc cơ thể, bảo vệ sức khỏe trở thành mối quan tâm chung của cộng đồng, theo VNExpress.
Sau đây là một số công thức trà mà quý độc giả có thể chọn dùng phù hợp với mình và gia đình
1. Trà xanh
Công dụng: Trà xanh là thức uống phổ biến trong nước ta, có khả năng thanh lọc cơ thể, giải độc gan khá hiệu quả. Trong thành phần của trà xanh chứa một hợp chất chống oxy hóa mang tên là catechins có tác dụng hỗ trợ chức năng gan, xử lý và loại bỏ các chất gây hại cơ thể. Chính vì thế, các chuyên gia thường xem trà xanh là loại trà thanh nhiệt giải độc gan không nên bỏ qua.
Cách dùng: Uống 1 ly trà xanh sau bữa ăn khoảng 30 phút hàng ngày.
2. Cây chùm ngây
Công dụng: Chùm ngây được coi là thực phẩm xanh, là lựa chọn đầu tiên tại các nước trên thế giới để chế biến thành trà thanh nhiệt giải độc gan.
Với thành phần hơn 90 chất dinh dưỡng tổng hợp bao gồm 7 loại vitamin, 6 loại khoáng chất, 18 loại acid amin, 46 chất chống oxy hóa và hàm lượng lớn các chất chống viêm nhiễm, các chất kháng sinh, kháng độc tố; trà chùm ngây là dạng thứ nước ấm, lỏng dễ đưa vào cơ thể và thẩm thấu nhanh.
Sử dụng trà thanh nhiệt giải độc gan từ cây chùm ngây mỗi ngày, giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe, mát gan, thanh lọc cơ thể hiệu quả, nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong.
Cách dùng: Lá chùm ngây hãm như trà xanh, uống 4-5 ly trà chùm ngây/ngày đều đặn sau mỗi bữa ăn 30 phút.
3. Gừng
Công dụng: Gừng là một loại gia vị kiêm thảo dược, giúp ‘rửa’ độc tố và loại bỏ các hóa chất độc hại ra khỏi thận cũng như cải thiện khả năng tiêu hóa và trợ giúp chức năng giải độc của gan.
Cách làm: Đun nước nhỏ lửa, khi nước sôi thì cho các lát gừng tươi, đun sôi trong 10 phút. Gạn lấy nước, pha thêm mật ong và nước chanh theo khẩu vị, uống 2 – 3 lần mỗi ngày.
4. Nghệ
Công dụng: Giống như gừng, nghệ là cũng là một loại gia vị kiêm thảo dược. Nổi bật bởi khả năng tẩy rửa độc tố cho cơ thể, như làm sạch thận, giải độc gan và thanh lọc máu. Thêm vào đó, nghệ còn có đặc tính chống viêm, giúp ngăn ngừa và điều trị viêm thận và nhiễm trùng.
Cách dùng: Trộn 1 muỗng cà phê nước ép củ nghệ tươi, một nửa hoặc cả quả chanh, pha thêm mật ong tạo thành ly trà ngon. Uống 1 lần/ngày trong thời gian vài tuần.
5. Râu ngô
Công dụng: Râu ngô là thuốc lợi tiểu tự nhiên nên có tác dụng loại bỏ các chất thải từ thận, giảm chứng nhiễm trùng bàng quang và nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận.
Cách dùng: Có thể dùng nước luộc từ bắp ngô còn nguyên râu, gạn sạch để nguội uống như nước giải khát, hoặc dùng râu ngô tươi hay râu ngô khô đun trong nước sôi, thời gian 10 – 15 phút. Uống như trà từ 2- 3 lần một ngày trong vài tuần.
6. Rễ bồ công anh
Công dụng: Theo một nghiên cứu được công bố năm 2009, rễ bồ công anh (Dandelion Root) có tính năng hoạt hóa giống như một loại thuốc lợi tiểu, gia tăng bài tiết nước tiểu nên giúp làm sạch cả thận, gan. Ngoài ra, bồ công anh còn làm giảm khả năng giữ nước và làm dịu kích ứng trong hệ thống tiết niệu.
Cách dùng: Mỗi ly nước cho 2 muỗng cà phê rễ bồ công anh khô vào đun sôi, sau đó tắt lửa, đậy nắp, ngâm khoảng 10 phút. Lọc lấy nước pha thêm chút mật ong và uống như trà. Có thể uống 2 tách trà rễ bồ công anh 2 lần/ngày trong vài tuần liên tục.
Lưu ý:
Không dùng nước râu ngô và rễ bồ công anh vào buổi tối vì có thể gây tiểu đêm dẫn tới mất ngủ.
Hai thảo dược này cũng có thể tương tác với một số thuốc lợi tiểu khác, do vậy khi sử dụng chúng nên tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ.
7. Trà kỷ tử, hoa cúc
Công dụng: Cả hoa cúc và kỷ tử đều có tác dụng thanh lọc gan, làm sáng mắt, sinh tân giải khát, làm giảm nóng cho gan. Không những thế, 2 nguyên liệu này còn có thể giúp cho người uống loại bỏ mệt mỏi, dễ đi vào giấc ngủ, những người thức khuya đều có thể uống.
Những người thân thể suy nhược mệt mỏi, hư lạnh hoặc hay đau bụng đi ngoài, thì có thể cho thêm vào trà một chút bạch truật, sơn dược hoặc phục linh để kiện tì bổ thận, loại bỏ ẩm ướt trong cơ thể.
Nguyên liệu: 500ml nước, hoa cúc khô 10g, kỷ tử 10g, một chút đường vừa đủ
Cách làm: Cho tất cả nguyên liệu trên vào cốc, hãm nước sôi như pha trà.
8. Trà hoa hồng, đẳng sâm, táo tàu đỏ
Công dụng: Hoa hồng tốt cho gan và khí, đảng sâm kiện tì bổ khí, táo tàu bổ huyết, kiện tì vị.
Nguyên liệu: Hoa hồng 5g, Đẳng sâm 5g, Táo tàu đỏ (Hồng táo) bỏ hạt 3 quả
Cách làm: Cho nguyên liệu trên vào nồi, thêm 600ml nước, đun sôi rồi uống như trà.
9. Trà hoa hồng, quất lạc (xơ quýt)
Công dụng: Hoa hồng có tác dụng điều chỉnh tâm trạng, bổ khí huyết, dưỡng nhan trắng răng… đồng thời có thể điều hoà gan, tiêu trừ mệt mỏi, cải thiện giấc ngủ.
Xơ vỏ quýt có thể giúp loại bỏ khí sinh đờm, hoạt huyết, phòng ngừa đột quỵ, có thể sử dụng phù hợp với người bị cao huyết áp.
Nguyên liệu: Hoa hồng 5g, xơ quýt 5g.
Cách làm: Cho nguyên liệu trên vào cốc, đổ nước sôi vào hãm thành trà để uống.
Ngày nay với cuộc sống hiện đại, công việc bận rộn, đôi khi bạn có những bữa ăn bằng đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp, đồ chiên, các chất kích thích như rượu, bia, cafe… chưa kể tình trạng trái cây, rau xanh tẩm hóa chất độc hại bày bán tràn lan khắp nơi. Đó là nguyên nhân đưa các độc tố vào cơ thể chúng ta mỗi ngày, được tích tụ dần lên và gây ra các bệnh nguy hiểm chết người. Vậy nên, chọn cho mình một trong những ly trà thích hợp để thanh lọc cơ thể sẽ giúp cho bạn có một thân thể tươi mới, khoẻ mạnh hơn