Sau đây là bản dịch bài giảng của ngài: Chúng ta có vị thượng phẩm có khả năng có thiện cảm với các yếu đuối của ta. Chúa Giêsu giống chúng ta. Người sống như ta và như ta về mọi phương diện, chỉ trừ tội lỗi vì Người không phải là người tội lỗi. Nhưng để giống chúng ta hơn, Người đã mang lấy thân phận và tội lỗi chúng ta. Người tự làm mình thành người có tội. Đó là điều Thánh Phaolô dạy ta. Và Chúa Giêsu luôn đi trước ta và khi ta trải qua một kinh nghiệm, một thánh giá, Người trải qua trước chúng ta. Và nếu hôm nay, chúng ta thấy mình còn ở đây sau 14 tháng, đúng 14 tháng sau khi trận bão Yolanda tàn phá, chính là vì chúng ta có sự an toàn nhờ biết rằng chúng ta sẽ không yếu đức tin vì Chúa Giêsu đã ở đây trước chúng ta. Trong cuộc Khổ Nạn của Người, Người đã mang lấy mọi đau đớn của ta. Cho nên, Người có khả năng hiểu chúng ta, như ta đã nghe trong bài đọc thứ nhất. Cha muốn kể cho chúng con nghe một điều rất thân thiết với trái tim cha. Lúc ở Rôma, khi cha thấy thiên tai này, cha (thầm nhủ) mình phải ở đó. Và trong những ngày ấy, cha đã quyết định sẽ tới đây. Nay cha đang ở đây với các con, hơi trễ một chút, nhưng đang ở đây. Cha tới để nói với các con rằng Chúa Giêsu là Chúa. Và Người không bao giờ để ta thất vọng. Thưa cha, các con có thể nói với cha, chúng con thất vọng vì mất mát nhiều thứ, nhà cửa, sinh kế. Các con nói thế thì đúng thôi và cha tôn trọng tâm tư của chúng con. Nhưng Chúa Giêsu đang ở kia, chịu đóng đinh vào thập giá, và từ đó, Người không để chúng ta thất vọng. Người đã được thánh hiến làm Chúa trên chiếc ngai kia và ở đó, Người trải nghiệm mọi tai ương mà ta đang trải nghiệm. Chúa Giêsu là Chúa. Và Chúa trên thập giá đang hiện diện ở kia vì các con. Như chúng ta trong mọi sự. Đó là lý do tại sao ta có một vị Chúa khóc với chúng ta và bước đi với chúng ta trong những giây phút khó khăn nhất trong đời. Nhiều người trong chúng con quả mất hết mọi sự. Cha không biết phải nói sao với các con. Nhưng Chúa biết phải nói gì với các con. Một số trong các con mất một phần gia đình. Điều duy nhất cha có thể làm là giữ thinh lặng và bước đi với tất cả các con bằng một trái tim thinh lặng. Nhiều người trong các con hỏi Chúa: tại sao, lạy Chúa? Và với mỗi người các con, với trái tim các con, Chúa Kitô trả lời tự đáy lòng Người từ trên thập giá: Cha không có lời nào để nói với các con. Ta hãy nhìn lên Chúa Kitô. Người là Chúa. Người hiểu chúng ta vì Người đã trải qua mọi thử thách mà ta, mà các con, đã trải qua. Và dưới chân thập giá, còn có Mẹ Người nữa. Ta như đứa trẻ thơ trong những giờ phút có quá nhiều đau đớn đến không còn hiểu gì nữa. Điều duy nhất ta có thể làm là nắm chặt lấy tay Đức Mẹ mà nỉ non “Mẹ ơi”, y hệt một đứa trẻ trong cơn sợ sệt. Có lẽ đó là lời duy nhất ta có thể thốt ra trong những lúc khó khăn, “mẹ ơi”. Ta hãy dành một phút im lặng với nhau và ngước nhìn lên Chúa Kitô trên thập giá. Người hiểu chúng ta vì Người đã chịu đựng mọi sự. Ta hãy ngước nhìn lên Đức Mẹ và, như đứa trẻ thơ, ta hãy níu lấy tà áo Mẹ và với một trái tim thành thực thưa với Mẹ “Mẹ ơi”. Trong thinh lặng, các con hãy nói với Mẹ các con những gì các con đang cảm nhận trong lòng. Ta hãy biết rằng ta có một Bà Mẹ, là Đức Maria, và người Anh Cả, là Chúa Giêsu. Ta không cô đơn. Ta cũng có nhiều anh chị em mà trong giờ phút thiên tai này họ sẵn sàng tới giúp ta. Và vì vậy, cả chúng ta nữa, chúng ta cũng cảm thấy như là anh chị em vì chúng ta giúp đỡ lẫn nhau. Đó là những điều phát xuất từ trái tim cha. Xin các con tha thứ cho cha nếu cha không còn lời nào khác để nói ra. Xin các con vui lòng biết cho rằng Chúa Giêsu không bao giờ để các con thất vọng. Các con nên biết rằng tình âu yếm dịu dàng của Đức Mẹ không bao giờ để các con thất vọng. Và níu lấy tà áo Mẹ cũng như với quyền lực xuất phát từ tình yêu Chúa Giêsu trên thập giá, ta hãy tiên lên và cùng nhau tiến bước như anh chị em trong Chúa Kitô. ------------------ Đức Thánh Cha đau buồn trước cái chết của một phụ nữ gần khán đài nơi cử hành thánh lễ tại Leyte, Tacloban Đặng Tự Do1/17/2015 | | Trong cuộc họp báo chiều thứ Bẩy 17 tháng Giêng, Cha Federico Lombardi SJ, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh Vatican, cho biết rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã được thông báo về cái chết của một người phụ nữ sau Thánh Lễ do Đức Thánh Cha cử hành cùng ngày tại Leyte, Philippines. Ngài đã gởi lời chia buồn cùng gia đình. | Cô Kristel Mae Padasas, 27 tuổi, đã chết vì giàn giáo của khán đài cử hành Thánh Lễ rớt trúng đầu. Cô là nhân viên của Catholic Relief Service từ sau trận bão Hải Yến đổ vào vùng này hồi tháng 11 năm 2013. Theo các viên chức y tế địa phương, sự việc xảy ra sau Thánh Lễ khi người phụ nữ và nhóm của cô đi ngang qua khán đài nơi Đức Giáo Hoàng cử hành thánh lễ trước đó. Những cơn gió mạnh gây ra bởi cơn bão nhiệt đới "Amang" đã làm sập những giàn giáo và rớt vào đầu người phụ nữ, làm nứt xương sọ của cô. Ngay lập tức cô được chở đến một bệnh viện tư nhưng đã chết sau đó. Theo chương trình, sáng thứ Bẩy 17 tháng Giêng, lúc 8:30 sáng Đức Thánh Cha đã ra phi trường quân sự Villamor của thủ đô Manila để đáp máy bay đi Tacloban, nơi đã bị trận bão Hải Yến tàn phá nặng nề hồi tháng 11 năm 2013. Ngài được báo cho biết là thời tiết rất đáng lo ngại nhưng Đức Thánh Cha đã cương quyết muốn đến vùng này. Máy bay đã cất cánh 15’ sớm hơn và thánh lễ đã phải cử hành 45’ sớm hơn dự trù. Khoảng 150,000 người đã đội mưa tham dự thánh lễ. Đức Thánh Cha đã có thể gặp gỡ 30 người sống sót sau trận bão Hải Yến và lắng nghe những kinh nghiệm đau thương của họ trước khi khánh thành một trung tâm dành cho người nghèo. Tại Vương Cung Thánh Đường Palo, Đức Thánh Cha chỉ kịp nói vài lời với các linh mục, tu sĩ và chủng sinh, và ban bình an cho những người hiện diện trước khi đáp máy bay về lại Manila lúc 13:00, tức là 4 giờ sớm hơn dự trù. Chiếc máy bay chở Đức Thánh Cha đã cất cánh an toàn nhưng vài phút sau chiếc máy bay thứ hai trong đoàn chở các viên chức chính phủ Phi Luật Tân, trong đó có cả cố vấn của tổng thống đã bị bão xô nhào ra khỏi đường bay. May là không ai bị thương. ---------------------- Tacloban: cuộc gặp gỡ xúc động nhất Vũ Van An1/17/2015 | | Tường thuật chuyến viếng thăm Tacloban của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, nhà báo Rocco Palmo cho rằng đây là những giây phút mạnh mẽ nhất trong 22 năm làm giáo hoàng của ngài, đến nỗi, bỏ cả bài giảng soạn sẵn, ngài đã nói với đám đông bằng chính trái tim ngài. Nghẹn ngào Đức HY Tagle, TGM Manila, người luôn sát cánh với Đức Phanxicô trong suốt chuyến viếng thăm Phi Luật Tân, mô tả lại giây phút nghẹn ngào của Đức Giáo Hoàng lúc lắng nghe những người sống sót trận bão Hải Yến chia sẻ trải nghiệm của họ. Trong cuộc họp báo với phát ngôn viên Tòa Thánh, Cha Lombardi, Đức HY cho biết: dù Đức GH buộc phải rút ngắn chuyến viếng thăm Tacloban vì một trận bão mới sắp sửa ùa tới, nhưng ngài vẫn nhất quyết gặp gỡ người dân Tacloban và Palo, trong đó có 30 người sống sót trận bão Hải yến, để nghe họ chia sẻ trải nghiệm đau thương của họ. Đức HY cho biết ngài không bao giờ quên được gương mặt Đức GH khi lắng nghe mỗi người sống sót chia sẻ kinh nghiệm mất cha mất mẹ, mất người phối ngẫu, mất con mất cái và mất hết gia sản của họ. Ngài bảo Đức GH đau khổ rõ rệt và nghẹn ngào nói không nên lời, một thứ “hiệp thông và liên đới diễn ra trong im lặng”… Đức HY Tagle cho biết thêm: Đức GH Phanxicô làm phép một trung tâm dành cho người nghèo, được đặt tên theo tên ngài, và sau đó tới nhà thờ chính tòa Palo, nơi ngài dành ít phút xin lỗi dân chúng ở bên trong và chúc lành cho họ trước khi lên máy báy trở lại Manila… Một nhà lãnh đạo Phi Luật Tân cho hay ông coi việc Đức Giáo Hoàng gây hứng cho nguời dân nước này là một điều đương nhiên nhưng ông muốn biết xem chính ngài có bị nhân dân của ông ảnh hưởng gì không. Khi ông hỏi ngài lúc ngồi trên máy bay xem ngài có mệt không hay có sợ trải nghiệm bão táp lần đầu hay không, Đức GH nói chuyến viếng thăm này là một bài học kinh nghiệm đối với ngài… Lời phát biểu vắn vỏi của Đức Phanxicô tại Nhà Thờ Chính Tòa Tacloban Theo Đài phát thanh Vatican, Đức Phanxicô đã dừng lại ở Nhà Thờ Chính Tòa Tacloban ít phút trước khi rời tỉnh Leyte vì thời tiết xấu. Các giám mục, linh mục, tu sĩ và các gia đình nạn nhân trận bão Hải Yến mong gặp ngài tại nhà thờ này. Sau đây là các lời phát biểu của Đức Phanxicô: Cha cám ơn các con về sự chào đón nồng ấm này. Vị Hồng Y vừa bước vào với Đức HY Tagle chính là Đức HY Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức HY Parolin, và hôm nay là sinh nhật của ngài. Các con có hát mừng ngài không? (Cộng đoàn hát mừng sinh nhật) Cám ơn các con. Cha phải cho các con biết một điều làm cha không vui: vấn đề là cung cách sự việc đã được lên kế hoạch nghĩa là máy bay sẽ rời đây lúc 5 giờ chiều. Nhưng vì có trận bão cấp hai hay cuồng phong gì đó đang sắp đến với chúng ta nên phi công chuyến bay nhấn mạnh chúng tôi phải rời đảo lúc 1 giờ chiều. Chúng tôi chỉ đủ thì giờ lên máy bay vì tiên đoán thời tiết cho hay sau 1 giờ chiều thời tiết sẽ xấu hơn. Vậy cho cha xin lỗi tất cả các con. Cha rất buồn về việc này vì cha có điều đặc biệt sẵn sàng cho các con. Ta hãy phó thác mọi sự trong tay Đức Mẹ vì cha phải đi đây. Các con có rõ vấn đề không? Máy bay không thể đáp xuống đây, đấy là vấn đề. Ta hãy đọc kinh Kính Mừng với nhau sau đó cha ban phép lành cho các con. Cha Lombardi: Tacloban, giây phút cảm động nhất trong cuộc hành trình của Đức Phanxicô Nói với Sean Patrick Lovett của Đài Phát Thanh Vatican, Cha Lombardi, phát ngôn viên Tòa Thánh, cho rằng cuộc gặp gỡ của Đức Phanxicô với các người sống sót trận bão Hải Yến năm 2013 là một trong các cao điểm của chuyến tông du. Cha Lombardi đặc biệt nhắc lại câu Đức Phanxicô thổ lộ với họ: “Quá nhiều người trong các con đã mất hết mọi sự. Cha không biết nói gì với các con. Nhưng chắc chắn Chúa biết phải nói gì với các con! Quá nhiều người trong các con đã mất kẻ thân yêu trong gia đình. Cha chỉ có thể giữ im lặng; cha đồng hành với các con trong im lặng, bằng trái tim cha…”. Cha cho rằng đây chính là giây phút chủ yếu của chuyến đi: “nó là giây phút trong đó ta thực sự hiểu được ý nguyện của ngài muốn hiện diện với những người này trong hoàn cảnh này”. Cha Lombardi cũng nhắc lại chính lời của Đức Thánh Cha cho hay: ngay khi thấy hình ảnh trận bão và các thảm họa nó gây ra, ngài đã quyết định phải tới đây. Cha cho hay: “đây thực sự là khúc cuối của một cuộc hành trình dài không phải bắt đầu từ Manila, mà bắt đầu ở Rôma hơn một năm trước đây vào đúng ngày trận bão”. Nhận định về việc Đức GH có mặt tại đây vào một ngày mưa to gió lớn, Cha Lombardi nói: “đây là một trải nghiệm mới” vì loại thời tiết này không xẩy ra tại quê hương Á Căn Đình của ngài, hay tại Rôma, nhưng tại đây. Theo cha, “Hiện diện ở đây, không phải nhân một ngày nắng ráo, mà nhân một ngày mưa gió, đây quả là một tình huống cụ thể trong đó trải nghiệm hiện diện với dân chúng hoàn toàn khả tín”. Cha Lombardi cũng nói tới việc tình âu yếm của nhân dân Phi Luật Tân làm Đức GH hết sức xúc động “Bạn không thể dửng dưng khi thấy trên đường phố hàng trăm ngàn người chờ đợi hàng giờ để thấy bạn, cho dù bạn không có thì giờ đích thân gặp gỡ họ, họ vẫn vui khi thấy bạn và cảm nhận sự hiện diện và khích lệ của bạn”. Cha nói rằng Đức GH thực sự cảm nhận được thái độ đặc biệt của người Phi Luật Tân đối với Đức GH và đối với kinh nghiệm tôn giáo. “Tôi nghĩ hôm nay là giờ phút sâu sắc nhất và thâm hậu nhất của cuộc hành trình này”. | -------------------------- Cơn bão Amang đe dọa thánh lễ bế mạc chuyến thăm của ĐTC tại công viên Rizal Posted: 17 Jan 2015 07:45 AM PST VRNs (17.01.2015) – Theo Rappler – Cơn bão đầu tiên của năm 2015, (tên quốc tế là Mekkhala) đang đe dọa thánh lễ ngoài trời của Đức Thánh Cha tại công viên Rizal ngày 18.01.2015. Cơ quan dự báo thời tiết PAGASA nâng cảnh báo bão lên cấp 1 trong khu vực thủ đô vào ngày thứ Bảy. Dấu hiệu của bão sẽ đến vào chiều tối trước thánh lễ ngoài trời do Đức Thánh Cha chủ sự tại khán đài Quirino ở Manila. Dự đoán có khoảng 6 triệu người sẽ đến tham dự sự kiện này. Theo chương trình thánh lễ sẽ bắt đầu lúc 3:30 chiều. Theo sự báo của PAGASA, trung tâm bão Mekkhala (tên Philippines là Amang) sẽ nằm ở Infanta, thành phố Quezon lúc 2 giờ chiều, tức trước thánh lễ một tiếng 30 phút. Cảnh báo của PAGASA đồng nghĩa với việc những người tham dự thánh lễ sẽ phải đứng dưới mưa lớn và gió mạnh. Dự đoán cấp gió trong 36 giờ tới từ 30 đến 60 km/giờ. Các quan chức chính phủ khuyên những người tham dự mặc áo mưa và đến Luneta sớm. Dù che không được phép mang vào bên trong khu vực trước lễ đài. Trong khi đó, các đài dự báo nước ngoài, như Trung tâm cảnh báo bão của Mỹ và Cơ quan khí tượng Nhật Bản đã nâng bão nhiệt đới Amang lên thành bão lớn (typhoon) sau khi phát hiện cấp độ gió mạnh hơn so với phát hiện của PAGASA. Trước thánh lễ, Đức Thánh Cha sẽ đến trường Đại học thánh Tôma (UST) để gặp giới trẻ, sau đó ngài sẽ di chuyển đến Luneta để cử hành thánh lễ lúc 3:30 chiều. Cả hai sự kiện có thể bị ảnh hưởng bởi bão Amang. Sự kiện tại UST sẽ dược diễn ra ngoài trời, trong khi đó Đức Thánh Cha cũng sẽ diễu hành qua các đường phố ở Manila trên chiếc xe trắng mui trần dành riêng cho ngài. Tuy nhiên, Đức Thánh Cha cho thấy rằng ngài không e ngại trước những trở ngại của thời tiết. Mặc dù cảnh báo ở cấp số 2 ở thành phố Tacloban và Palo vào sáng sớm thứ Bảy, nhưng Đức Thánh Cha vẫn đến thăm hai thành phố đó. Tuy nhiên, ngài đã cắt ngắn chương trình để tránh cơn bão đổ bộ vào khu vực. Thời tiết đã không ngăn cản hàng triệu người đến tham dự Thánh lễ do ĐTC chủ sự tại Tacloban. Bão Amang cũng có thể ảnh hưởng đến chuyến bay trở về của ĐTC vào sáng ngày thứ Hai, 19.01. Cơ quan thời tiết PAGASA dự báo rằng vào ngày thứ Hai bão Amang vẫn sẽ ở trung tâm Luzon hoặc bắc Luzon. Vào 2 giờ chiều thứ Hai, trung tâm bão Amang có thể sẽ ở khoảng 155 km về phía đông Aparri, Cagayan. Pv. VRNs tại Philippines Cơn bão Amang đe dọa thánh lễ bế mạc chuyến thăm của ĐTC tại công viên Rizal Posted: 17 Jan 2015 07:45 AM PST VRNs (17.01.2015) – Theo Rappler – Cơn bão đầu tiên của năm 2015, (tên quốc tế là Mekkhala) đang đe dọa thánh lễ ngoài trời của Đức Thánh Cha tại công viên Rizal ngày 18.01.2015. Cơ quan dự báo thời tiết PAGASA nâng cảnh báo bão lên cấp 1 trong khu vực thủ đô vào ngày thứ Bảy. Dấu hiệu của bão sẽ đến vào chiều tối trước thánh lễ ngoài trời do Đức Thánh Cha chủ sự tại khán đài Quirino ở Manila. Dự đoán có khoảng 6 triệu người sẽ đến tham dự sự kiện này. Theo chương trình thánh lễ sẽ bắt đầu lúc 3:30 chiều. Theo sự báo của PAGASA, trung tâm bão Mekkhala (tên Philippines là Amang) sẽ nằm ở Infanta, thành phố Quezon lúc 2 giờ chiều, tức trước thánh lễ một tiếng 30 phút. Cảnh báo của PAGASA đồng nghĩa với việc những người tham dự thánh lễ sẽ phải đứng dưới mưa lớn và gió mạnh. Dự đoán cấp gió trong 36 giờ tới từ 30 đến 60 km/giờ. Các quan chức chính phủ khuyên những người tham dự mặc áo mưa và đến Luneta sớm. Dù che không được phép mang vào bên trong khu vực trước lễ đài. Trong khi đó, các đài dự báo nước ngoài, như Trung tâm cảnh báo bão của Mỹ và Cơ quan khí tượng Nhật Bản đã nâng bão nhiệt đới Amang lên thành bão lớn (typhoon) sau khi phát hiện cấp độ gió mạnh hơn so với phát hiện của PAGASA. Trước thánh lễ, Đức Thánh Cha sẽ đến trường Đại học thánh Tôma (UST) để gặp giới trẻ, sau đó ngài sẽ di chuyển đến Luneta để cử hành thánh lễ lúc 3:30 chiều. Cả hai sự kiện có thể bị ảnh hưởng bởi bão Amang. Sự kiện tại UST sẽ dược diễn ra ngoài trời, trong khi đó Đức Thánh Cha cũng sẽ diễu hành qua các đường phố ở Manila trên chiếc xe trắng mui trần dành riêng cho ngài. Tuy nhiên, Đức Thánh Cha cho thấy rằng ngài không e ngại trước những trở ngại của thời tiết. Mặc dù cảnh báo ở cấp số 2 ở thành phố Tacloban và Palo vào sáng sớm thứ Bảy, nhưng Đức Thánh Cha vẫn đến thăm hai thành phố đó. Tuy nhiên, ngài đã cắt ngắn chương trình để tránh cơn bão đổ bộ vào khu vực. Thời tiết đã không ngăn cản hàng triệu người đến tham dự Thánh lễ do ĐTC chủ sự tại Tacloban. Bão Amang cũng có thể ảnh hưởng đến chuyến bay trở về của ĐTC vào sáng ngày thứ Hai, 19.01. Cơ quan thời tiết PAGASA dự báo rằng vào ngày thứ Hai bão Amang vẫn sẽ ở trung tâm Luzon hoặc bắc Luzon. Vào 2 giờ chiều thứ Hai, trung tâm bão Amang có thể sẽ ở khoảng 155 km về phía đông Aparri, Cagayan. Cơn bão Amang đe dọa thánh lễ bế mạc chuyến thăm của ĐTC tại công viên Rizal Posted: 17 Jan 2015 07:45 AM PST VRNs (17.01.2015) – Theo Rappler – Cơn bão đầu tiên của năm 2015, (tên quốc tế là Mekkhala) đang đe dọa thánh lễ ngoài trời của Đức Thánh Cha tại công viên Rizal ngày 18.01.2015. Cơ quan dự báo thời tiết PAGASA nâng cảnh báo bão lên cấp 1 trong khu vực thủ đô vào ngày thứ Bảy. Dấu hiệu của bão sẽ đến vào chiều tối trước thánh lễ ngoài trời do Đức Thánh Cha chủ sự tại khán đài Quirino ở Manila. Dự đoán có khoảng 6 triệu người sẽ đến tham dự sự kiện này. Theo chương trình thánh lễ sẽ bắt đầu lúc 3:30 chiều. Theo sự báo của PAGASA, trung tâm bão Mekkhala (tên Philippines là Amang) sẽ nằm ở Infanta, thành phố Quezon lúc 2 giờ chiều, tức trước thánh lễ một tiếng 30 phút. Cảnh báo của PAGASA đồng nghĩa với việc những người tham dự thánh lễ sẽ phải đứng dưới mưa lớn và gió mạnh. Dự đoán cấp gió trong 36 giờ tới từ 30 đến 60 km/giờ. Các quan chức chính phủ khuyên những người tham dự mặc áo mưa và đến Luneta sớm. Dù che không được phép mang vào bên trong khu vực trước lễ đài. Trong khi đó, các đài dự báo nước ngoài, như Trung tâm cảnh báo bão của Mỹ và Cơ quan khí tượng Nhật Bản đã nâng bão nhiệt đới Amang lên thành bão lớn (typhoon) sau khi phát hiện cấp độ gió mạnh hơn so với phát hiện của PAGASA. Trước thánh lễ, Đức Thánh Cha sẽ đến trường Đại học thánh Tôma (UST) để gặp giới trẻ, sau đó ngài sẽ di chuyển đến Luneta để cử hành thánh lễ lúc 3:30 chiều. Cả hai sự kiện có thể bị ảnh hưởng bởi bão Amang. Sự kiện tại UST sẽ dược diễn ra ngoài trời, trong khi đó Đức Thánh Cha cũng sẽ diễu hành qua các đường phố ở Manila trên chiếc xe trắng mui trần dành riêng cho ngài. Tuy nhiên, Đức Thánh Cha cho thấy rằng ngài không e ngại trước những trở ngại của thời tiết. Mặc dù cảnh báo ở cấp số 2 ở thành phố Tacloban và Palo vào sáng sớm thứ Bảy, nhưng Đức Thánh Cha vẫn đến thăm hai thành phố đó. Tuy nhiên, ngài đã cắt ngắn chương trình để tránh cơn bão đổ bộ vào khu vực. Thời tiết đã không ngăn cản hàng triệu người đến tham dự Thánh lễ do ĐTC chủ sự tại Tacloban. Bão Amang cũng có thể ảnh hưởng đến chuyến bay trở về của ĐTC vào sáng ngày thứ Hai, 19.01. Cơ quan thời tiết PAGASA dự báo rằng vào ngày thứ Hai bão Amang vẫn sẽ ở trung tâm Luzon hoặc bắc Luzon. Vào 2 giờ chiều thứ Hai, trung tâm bão Amang có thể sẽ ở khoảng 155 km về phía đông Aparri, Cagayan. ------------------------------ See Also 1/17/2015 | | VietCatholic Network | 1/17/2015 | | | See Also |