Bàn về kế hỏa công của Gia Cát Lượng để hiểu thêm 2 chữ “thiên ý”

Chủ nhật - 22/04/2018 09:50

Bàn về kế hỏa công của Gia Cát Lượng để hiểu thêm 2 chữ “thiên ý”

Gia Cát Lượng, tự Khổng Minh, là một nhân vật lưu danh thiên cổ vì tài trí hơn người. Bất kỳ ai theo dõi chuyện Tam Quốc sẽ thấy khả năng dùng “hỏa công” của ông quả thật là “quỷ khốc thần sầu”, trăm trận trăm thắng. Sở dĩ Gia Cát Lượng thành công trong dùng “hỏa công” là do ông đã hiểu được huyền cơ.
Trung Hoa, Thục Hán, tào ngụy, Khổng Minh, hỏa công, Gia Cát Lượng, Bài chọn lọc,

Sở dĩ Gia Cát Lượng thành công trong dùng “hỏa công” là do ông đã hiểu được huyền cơ. (Ảnh: Sohu)

Dưới đây là 5 lần chiến thắng rạng rỡ nhất của Gia Cát Lượng khi sử dụng “hỏa công”.

1. Hỏa thiêu gò Bác Vọng

Ở hồi 39, Gia Cát Lượng giúp Lưu Bị xây dựng binh mã tại Tân Dã. Tào Tháo nghe tin, điều tướng Hạ Hầu Đôn với 10 vạn đại quân đi đánh Tân Dã. Khổng Minh cho quân mai phục chuẩn bị mọi thứ để tiêu diệt quân Tào tại Bác Vọng. Khổng Minh cho Triệu Tử Long dụ Hạ Hầu Đôn tới đồi Bác Vọng.

Khi quân Tào tiến vào rừng thì tên lửa bắn xuống mịt mù, cây cối hai bên đường cháy to. Quân Tào hoảng loạn dẫm đạp lên nhau mà chạy, lương thực toàn bộ bị cháy. Toàn bộ Tào quân bị tiêu diệt, tướng Hạ Hầu Đôn chạy thoát. Sau trận này, hai hổ tướng Trương Phi và Quan Vũ hoàn toàn khâm phục Khổng Minh, từ đó trở đi hoàn toàn nghe theo mưu kế của ông.

2. Hoả thiêu Xích Bích

Ở hồi thứ 50, tại trận Xích Bích, Tào Tháo huy động 83 vạn đại quân, khí thế vang trời kéo quân xuống phía Nam với mục đích thu phục Trung Nguyên, bình định thiên hạ. Lưu Bị và Đông Ngô liên minh chống Tào.

Chu Du muốn đánh hỏa công nhưng mùa đông chỉ có gió Tây Bắc thổi ngược về phía quân Ngô mà không có gió Đông Nam thổi về phía quân Tào. Khổng Minh bảo Chu Du hãy truyền xây ngay một đài thất tinh ở chân núi Nam Bình, ông sẽ cầu gió Đông luôn ba ngày ba đêm để giúp Chu Du.

Nhờ “gió Đông Nam của Khổng Minh” mà quân Ngô đại thắng quân Ngụy, đây là điển tích “lập đàn cầu gió Đông” nổi tiếng trong lịch sử

Trung Hoa, Thục Hán, tào ngụy, Khổng Minh, hỏa công, Gia Cát Lượng, Bài chọn lọc,

Đại chiến Xích Bích, trận thuỷ chiến vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Trung Hoa, Tào Tháo huy động gần 1 triệu quân tiến xuống Giang Nam, hơn 8000 thuyền chiến, khí thế ngút trời. (Ảnh: Kknews).

3. Lửa đốt quân Tào ở Tân Dã

Hồi 40, sau khi Tào Tháo chiếm được Kinh Châu, liền đem quân đến Tân Dã truy kích Lưu Bị.

Khổng Minh sai Quan Vũ dẫn 1000 binh đi mai phục phía bờ sông Bạch Hà, quân lính mỗi người mang sẵn một bao cát đợi khi nghe tiếng ngựa hí thì ngăn nước sông xả nước cho nước cuốn chảy xuống.

Sau đó, quân Tào do Tào Nhân, Tào Hồng, Hứa Chử kéo đến. Hứa Chử dẫn quân vào rừng gặp Lưu Bị, Khổng Minh, định lên bắt nhưng bị gỗ đá cản đường tiến quân. Còn Tào Nhân, Tào Hồng tiến vào thành Tân Dã bỏ trống. Lúc ấy quân Tào tất cả đều mỏi mệt nên nấu cơm ăn để nghỉ ngơi.

Đêm đó, quân Lưu Bị tấn công. Tào Nhân thất kinh chạy ra thì thấy cả vùng lửa cháy ngút trời. Đây chính là lần thứ 2 Khổng Minh dùng kế để ‘đốt’ quân Tào một lần nữa. Dù đã có một bài học đáng nhớ vừa mới đó, quân Tào vẫn tiếp tục trúng đúng kế đó lần sau.

4. Đốt cháy 10 vạn quân Nam Man thu phục Mạnh Hoạch

Ở hồi 90, sau lần thứ sáu chống lại quân Thục thất bại, Mạnh Hoạch dẫn tàn quân đến cầu cứu Ngột Đột Cốt ở nước Ô Qua. Ngột Đột Cốt đã đích thân cất ba vạn quân giáp mây kéo về phía Đông Bắc.

Khổng Minh bày binh bố trận nhử quân của Đột Cốt chạy vào Bàn Xà cốc rồi thiêu rụi toàn bộ binh mã của Ngột Đột Cốt. Đội quân  Ngột Đột Cốt do mặc áo giáp mây nên dễ bắt lửa và thất bại thảm hại.

Ngột Đột Cốt vội vàng rút quân về, lại thấy hậu quân nhốn nháo cả lên, nói cửa hang đằng sau cũng bị củi cỏ chặn lấp cả. Trong củi toàn là thuốc súng nổ tứ tung. Ngột Đột Cốt thấy không có cây cối gì, sai tìm đường chạy. Bỗng đâu lửa ở hai bên sườn núi ném ra, lửa bay đến đâu, địa lôi ở dưới đất nổ tung đến đấy.

Trung Hoa, Thục Hán, tào ngụy, Khổng Minh, hỏa công, Gia Cát Lượng, Bài chọn lọc,

Gia Cát Lượng đã 7 lần bắt được Mạnh Hoạch nhưng cũng tha 7 lần để hòng thu phục nhân tâm các bộ lạc khu vực này. Mạnh Hoạch sau đó thề trung thành với Thục Hán. (Ảnh: Sohu)

5. Đốt cháy cha con Tư Mã Ý

Trong hồi 103, Gia Cát Lượng dùng kế lừa cho hàng binh nói với Tư Mã Ý rằng toàn bộ lương thực của quân Thục đều cất giữ tại Thượng Phương cốc. Tư Mã Ý dẫn hai con mang quân tới. Cha con Tư Mã Ý vừa vào hang thì quân Thục ném rơm rạ, củi lửa chặn bít hai đầu. Gia Cát Lượng liền cho quân phóng hỏa thiêu cha con Tư Mã Ý.

Cha con Tư Mã Ý ôm nhau khóc chờ chết, may mà trong lúc Tư Mã Ý tuyệt vọng thì Kỳ Sơn 9 tháng không có mưa bỗng đổ mưa lớn cứu cha con Tư Mã Ý.

Câu nói  “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên“ cũng từ trận này mà ra. 

***

Cuộc đời Gia Cát Lượng kinh qua nhiều trận đánh lớn, nghệ thuật dụng binh biến hoá khôn lường, làm xoay chuyển cục diện và khiến kẻ địch không khỏi bất ngờ, bại trận mà tâm phục khẩu phục. Một trong những điểm nhấn lớn nhất trong nghệ thuật dùng binh của ông chính là kế hỏa công vô cùng đa dạng, có thể biến hóa xoay chuyển thuận theo tình thế.

Điểm lại các trận đánh lưu danh của Khổng Minh không khó để có thể thấy được điều này, nhưng rốt cuộc tại sao ông lại ưu ái chọn dùng hỏa công?

Người đời lập luận rằng hỏa công có thể sử dụng trên mọi địa hình, có thể lấy ít chống nhiều, khả năng công phá rộng lớn, điều này khiến người cầm binh dễ dàng giành được chiến thắng. Tuy nhiên có chỉ là một sự suy diễn, thực tế thì để triển khai hỏa công cần phải có một sự chuẩn bị kỹ lưỡng, hao tốn nhiều binh lực lẫn vật lực cho việc bố trí ngụy trang để tránh bị kẻ địch nhận ra. Binh pháp Tôn Tử khi luận về hỏa công có viết: “Muốn dùng hoả công, phải có nhân duyên, các hoả khí phải cụ bị sẵn sàng. Muốn phóng hoả phải chờ thời tiết, muốn châm lửa phải chọn ngày”.

Trong lịch sử chiến tranh, người dùng hỏa công thì có nhiều, tuy nhiên  hậu thế chưa có ai có thể dùng kế hỏa công tới mức thượng thừa và thành công như Gia Cát Lượng. Ngoài ra còn có trận đồ bát quái, lập đàn cầu gió Đông, chế ra trâu gỗ tự hành, đều là những bí thuật nổi bật hơn hỏa công binh pháp mà ông hay dùng. Bàn về trận đồ Bát Quái, nó có thể đánh bại 10 vạn tinh binh mà không cần một binh một tốt. Tương truyền rằng sau này Khổng Minh còn luyện thành Bát trận đồ do quân binh xếp thành, tức là có thể bố trí linh hoạt ở bất cứ nơi đâu. Gia Cát Lượng từng nói: “Bát trận đồ luyện thành rồi, từ nay về sau khi đánh trận sẽ không bị đánh bại nữa”, câu này đã được ghi lại trong “Thuỷ Kinh Chú” hơn 300 năm sau. Điều đó cho thấy dùng lửa không phải là phương thức duy nhất mà ông thạo. Nói như vậy lẽ ra ông nên chủ trương dùng huyền thuật và trận đồ bát quái chẳng lợi hơn sao? Cớ chi cứ khư khư ôm giữ hỏa công tốn công nhọc sức mà lại không sánh bằng bát trận đồ.

Người Trung Hoa cổ tin rằng sự lên xuống của các triều đại gắn liền với “Ngũ đức”, lấy việc tương sinh tương khắc ngũ hành, đi rồi lại đến, tuần hoàn qua lại để giải thích việc các triều đại hoán đổi là do thiên mệnh đã định.

Hán Cao Tổ dựng lập nhà Hán năm 206 TCN. Theo cuốn sách Hoàng Quyền Chí Thượng, triều Hán do Lưu Bị kế thừa có đức Hoả, Tào Ngụy do Tào Tháo dựng lập có đức Thổ, triều Tấn của nhà Tư Mã là Kim. Điều này được Hán Quang Vũ Đế chính thức thừa nhận. Từ đó chính thức xác lập triều Hán là đức Hỏa, bởi thế triều Hán có lúc còn được gọi là “Viêm Hán”; cũng theo đó, họ Lưu của Hoàng Đế triều Hán được gọi là “Viêm Lưu”. Qua đó có thể nói trong mệnh của nhà Hán có đức Hỏa, Lưu Bị thuộc dòng dõi nhà Hán cũng mang theo trong mình âm đức và chính danh của hoàng thất nhà Hán.

Gia Cát Lương phục tùng chúa công hoàn thành đại nguyện, hơn nữa ông cũng là người am tường thiên văn, hiểu được thiên ý, cả đời ông được tóm lại trong một câu nói: “Hành sự tại nhân, thành sự tại thiên”. Ông thấy được trong mệnh nhà Hán có đức Hỏa, muốn tính kế lâu dài phải thì thuận theo bản mệnh chủ công  mà hành sự, cũng vì thế mà ra sức vận dụng hỏa công.

Có người sẽ nói, vậy tại sao các hoàng đế nhà Hán trước đây không thường dùng hỏa công? Thực tế thì đạo lý không thể áp đặt miễn cưỡng được, bởi vì nhà Hán trước đó khí số còn thịnh, binh lực vững mạnh nên dùng phương thức gì cũng không thành vấn đề lớn. Tuy nhiên đến thời Tam Quốc thì nhà Hán đã đi đến quá trình tiêu vong, khí số đã tận. Gia Cát Lượng nắm rõ Kỳ Môn, ông biết trước thế cục không thể xoay chuyển, do đó chỉ có thể vận dụng hết các tài trí của mình để giữ cho Lưu Bị không bị mất đi vị thế chia ba thiên hạ quá sớm, âu cũng là thuận theo thiên mệnh mà làm.

Đối với sứ mệnh phò tá chủ nhân, đạo lý đơn giản mà những người hành nghề phong thủy cũng biết, đó là bài trí phong thủy phải vận dụng theo âm đức và bản mệnh của gia chủ thì mới thành được, nếu như trái ngược thì tất nhiên sẽ thất bại. Cũng chính vì lẽ đó nên dẫu biết rằng dùng hỏa công có thể tiêu hao âm đức của bản thân, cũng không thể thay đổi khí vận, thế nhưng Gia Cát Lượng vẫn một lòng tận trung, nguyện giữ tròn lời hứa “Cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi”.

Lời bàn

Con người trong xã hội hiện đại chú trọng vào bề mặt, một số người có năng lực và địa vị trong xã hội hay có cách nói rằng: Tôi tuy chỉ là phó trong công ty,hoặc không phải điều hành trong công ty, nhưng vai trò chẳng khác nào người điều hành. Mọi việc hay làm ăn trong công ty đều do một tay tôi quyết định.

Thực ra những người này không hiểu rõ đạo lý, cho dù tài năng đến đâu thì họ cũng phải dựa vào phúc phận và bản mệnh của chủ để thi hành mọi việc, thành bại không phải do năng lực người thừa hành quyết định.

Thử ngẫm lại xem, một người tài giỏi nhưng nếu dưới quyền 1 người kém phúc phận thì dù anh ta có nỗ lực đến đâu, thành công cũng mãi sẽ không xuất hiện. Do đó làm người luôn cần có cái nhìn cầu thị và  thông tỏ đạo lý, kiềm chế được cái tâm của bản thân mình thì mới có thể đứng hiên ngang giữa trời đất vậy.

 

 

Tác giả bài viết: Thiên Bảo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập54
  • Hôm nay7,742
  • Tháng hiện tại160,411
  • Tổng lượt truy cập32,626,936
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây