NHÂN CÁCH ĐỜI TU - 12

Chủ nhật - 22/04/2018 10:05

NHÂN CÁCH ĐỜI TU - 12

Bildergebnis für gifs ĐIỀU GÌ SẼ LÀM BẠN KHÓC




12.CĂN TÍNH

Nếu hiểu căn tính là nguồn gốc và bản chất của con người thì chúng ta chỉ có câu trả lời trong Thiên Chúa. Thánh Phaolô đã khẳng định rằng: “Trong Đức Kitô, Người đã chọn ta trước cả khi tạo thành vũ trụ…Theo ý muốn và lòng nhân ái của Người, Người đã tiền định cho ta làm nghĩa tử…” (Ep 1,4-5) Do tình thương, Thiên Chúa đã cho ta hiện hữu và làm nghĩa tử của Người.
Thật thế, mỗi chúng ta được Thiên Chúa sinh ra hai lần: lần trước, từ muôn thưở, trong trí năng của Người; lần sau, Người cho ta hiện hữu trong thời gian. Do đó, chúng ta có nguồn gốc thần linh. Bản tính của sự thiện là trào tràn và tình yêu là thông ban, chúng ta cũng được sinh ra từ đó. Chúng ta được rút ra từ vinh quang của Người. Thế nên, chúng ta cũng được mời gọi sống để làm vinh danh Chúa ngay chính trong hoàn cảnh hiện tại của mình.
Là tu sĩ, với ý thức nguồn gốc thần linh của mình, tôi khao khát sống đời hoàn thiện như Thiên Chúa là Đấng Hoàn Thiện. Tôi là một tia sáng phát từ vinh quang Người. Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II nhắc nhở rằng: “Các con hãy sống trọn cuộc hiến dâng cho Chúa, để thế giới này đừng mất đi một tia sáng chiếu ngời vẻ đẹp của Thiên Chúa trên đường đời nhân loại”.([1]Mỗi người đều có nét độc đáo và duy nhất không thể thay thế trong chương trình của Chúa. Vì thế, mọi nỗ lực xây dựng nhân cách đời tu phải được xây dựng trên nền tảng này là Thiên Chúa sinh ra tôi trong tình thương vô biên của Người. Và việc tôi hiện hữu trên đời là dấu chứng của tình Chúa yêu tôi. Khi thiết lập tương quan liên vị thân tình với Thiên Chúa dần dà tôi sẽ nhận ra tiếng nói yêu thương của Người trong gió hiu hiu hầu có thể tiếp tục dấn thân triệt để trong tư cách là nghĩa tử của Người.
Như chúng ta đã biết, câu Kinh Thánh làm tiền đề cho mọi suy tư thần học về con người là: “Thiên Chúa dựng nên con người giống hình ảnh Ngài”. Theo truyền thống các Giáo Phụ, lý trí và tự do của con người là hai phẩm tính tạo nên việc con người giống hình ảnh Thiên Chúa. Thiển nghĩ, câu nói này còn mang ý nghĩa biểu tượng.
Thật vậy, con người giống hình ảnh Thiên Chúa, con người này trước tiên được hiểu là Đức Kitô như lời thánh Phaolô đã nói: “Thánh Tử là hình ảnh Thiên Chúa vô hình” (Cl 1,15). Con giống Cha, ấy là điều hợp lẽ tự nhiên. Nếu Đức Kitô là con Chúa Cha theo bản tính thì con người cũng được nhận làm con do ân sủng Đức Kitô mang lại.
Cũng từ câu Kinh Thánh này, con người nhận ra những ơn huệ Thiên Chúa ban hầu giúp họ sống và làm sáng tỏ hình ảnh của Người trong cuộc sống mình. Thật vậy, như lời thánh Phaolô khẳng định: “…những ai Người đã biết từ trước, thì Người đã tiền định cho họ nên đồng hình đồng dạng với Con của Người (Rm 8,29). Chúng ta cần dừng lại ý nghĩa của câu nói này để hiểu rõ hơn mặc khải của Thiên Chúa khi nói: Ta dựng nên con người giống hình ảnh Mình. Đúng thế, khi Người biết từ trước  tiền định, nghĩa là Người đặt để lòng khát khao nơi con người muốn nênđồng hình đồng dạng với Con của Người (giống hình ảnh Thiên Chúa).
Như thế, chỉ từ câu Kinh Thánh trong sách Sáng Thế, ngay từ đầu Thiên Chúa đã muốn mặc khải căn tính của con người để từ đó, với ý thức là nghĩa tử, mỗi người sống trọn vẹn ơn gọi của mình ở trần gian để mỗi ngày phác họa rõ nét hình ảnh của Thiên Chúa trong cuộc sống mình.    
Vậy chúng ta hiểu sao khi có người nói đến việc các tu sĩ phải giữ căn tính đời tu của mình ? Từ những gì vừa trình bày, chúng ta nhận ra rằng con người có chung một căn tính, nghĩa là có nguồn gốc từ Thiên Chúa. Còn bản chất của mỗi người sẽ tạo nên sự khác biệt của mỗi nhân vị.
Đúng thế, căn tính ở đây, được giải thích là nguồn gốc và bản chất. Nếu xét theo nguồn gốc thì con người chỉ có chung một nơi phát xuất. Còn xét theo bản chất, thì mỗi người cũng đều mang hình ảnh Thiên Chúa trong mình, chỉ có khác là cách thể hiện ra bên ngoài, điều này tùy thuộc vào khí chất, di truyền, ý chí, hoàn cảnh…tạo nên một con người điển hình. Nói cách khác, chính nhân cách của mỗi người tạo nên sự khác biệt, độc nhất, duy nhất trong tổng hòa của nhân vị đó. Từ cách hiểu này, nhân cách nói chung và nhân cách đời tu nói riêng, phải đặt dưới nền tảng căn tính này. Vì mỗi người phải nhận ra: bản thân hiện hữu nhờ đâu, rồi từ đó, khả dĩ xây dựng nhân cách của mình. Một nhân cách không dựa trên căn tính của mình là một nhân cách “hời hợt”.
Xét cho cùng, căn tính đời tu chỉ hiểu theo một nghĩa rất giới hạn trong bản chất của con người. Ngày nào các tu sĩ con chăm chú, ý thức giữ vững những lời khuyên Phúc Âm, ngày đó, họ còn giữ được căn tính đời tu của mình. Ngày nào các tu sĩ còn sống trung thành và sáng tạo theo đặc sủng của Dòng, ngày đó, họ còn sống theo tinh thần Về nguồn của công đồng Vatican II. Khi ấy, nhân cách đời tu của họ cũng được phát huy và đời sống cộng đoàn nơi họ sống cũng được triển nở.




Ähnliches Foto

Tác giả bài viết: An Mai Đỗ O.Cist.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập353
  • Hôm nay11,830
  • Tháng hiện tại278,600
  • Tổng lượt truy cập36,333,155
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây