Giám đốc bệnh viện ôm 7 chức là thiếu lòng tin ở cấp dưới, người bệnh thiệt thòi

Thứ hai - 24/10/2016 23:25

Giám đốc bệnh viện ôm 7 chức là thiếu lòng tin ở cấp dưới, người bệnh thiệt thòi

Mở rộng khai thác dịch vụ chỉ thiệt cho người bệnh!

Bệnh viện Nhi Trung ương hiện có khoảng 1.550 giường bệnh, trong đó có hơn 300 giường bệnh khám dịch vụ, có thời điểm lên đến gần 400 giường. Được biết, số giường bệnh dịch vụ của bệnh viện này được Bộ Y tế giao thực hiện.

Câu hỏi đặt ra là dựa vào đâu Bộ Y tế cho phép Bệnh viện Nhi Trung ương mở rộng diện khám dịch vụ lớn như vậy?

Chiều 18/10, tại Khoa điều trị tự nguyện A - Bệnh viện Nhi Trung ương, chị Nguyễn Tuyết Nhung ở Bắc Ninh chia sẻ với phóng viên:

"Chúng tôi chọn gói điều trị dịch vụ, phải vay mượn bạn bè tiền để trả viện phí vì cháu mới sinh được vài tháng. Vào viện cần yên tĩnh nên đành chọn điều trị gói dịch vụ 1,3 triệu/ ngày thay vì ở khu bảo hiểm chật chội, ồn ào". 

Theo ghi nhận, có nhiều buồng bệnh bỏ trống, tắt điện, đóng cửa. Những phòng có bệnh nhân điều trị, số giường bệnh không có bệnh nhân rất nhiều.

Khung cảnh đìu hiu này ở khu điều trị tự nguyện đối lập hoàn toàn với cảnh chen chúc ở các khu điều trị khác trong bệnh viện.   

Ông Trịnh Ngọc Hải (Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương) trả lời phóng viên (Ảnh: Trinh Phúc).

Trả lời phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam về những vấn đề bất cập liên quan đến việc khám bệnh điều trị theo dịch vụ, ông Trịnh Ngọc Hải (Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương) luôn "đánh giá cao" mặt ưu điểm của việc khám bệnh tự nguyện.

Theo ông Trịnh Ngọc Hải: "Các dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện nhi Trung ương thực hiện theo yêu cầu người bệnh, dựa vào sự lựa chọn chứ không ép buộc.

Giờ kinh tế thị trường, làm sao chúng ta đáp ứng được nhu cầu của người bệnh. Giá tiền thu cao chắc chắn người bệnh được hưởng thụ nhiều.

Đối với chất lượng y tế, bệnh viện luôn bố trí các chuyên gia đầu ngành hết giờ hành chính rồi thì đi làm khám thêm. Dự kiến thời gian tới còn phát triển nữa!".

Việc mở rộng dịch vụ khám bệnh tự nguyện tại Bệnh viện Nhi Trung ương đang gây tranh cãi (Ảnh: Trinh Phúc).

Bàn về vấn đề này, nguyên Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An cho rằng:

"Nếu để tình trạng phòng khám chữa bệnh tự nguyện vắng lặng, trong khi người bệnh phải chen lấn nhau ở khu điều trị bình thường trong một bệnh viện là khó chấp nhận.

Xã hội hóa phải kiểm soát, phải cân đối xem cơ sở vật chất có đáp ứng được không chứ chưa đủ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh bình thường tại sao đòi mở khám dịch vụ ồ ạt?

Muốn phát triển khám dịch vụ, trước hết ta phải xem những người có bảo hiểm y tế đã được chữa trị tốt chưa. Bệnh viện Nhi Trung ương được Nhà nước cung ứng, trang bị cơ sở vật chất, thiết bị để phục vụ người bệnh chứ không phải để chuyển đổi khai thác đầu tư kiếm tiền.

Việc tồn tại hai hình thức khám trong một bệnh viện dẫn tới tình trạng, bên khám bảo hiểm thì khám qua loa chỉ mong chạy sang khám dịch vụ nhằm kiếm tiền.
Về giá cả đắt đỏ phải xem xét lại, không thể tồn tại bệnh viện khai thác vào tâm lý vì tính mạng của người thân, nhiều người đi vay tiền để chữa bệnh, còn bệnh viện mặc sức thu.

Khám dịch vụ trong viện công nên thu hẹp và dần dần tách hẳn, vì một bệnh viện tồn tại hai loại hình khám bệnh sẽ dẫn tới việc đối xử bất bình đẳng với người bệnh". 

Giữ sáu, bảy chức vụ biểu hiện của tham quyền cố vị?

Liên quan đến việc Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương Lê Thanh Hải kiêm nhiệm đến sáu, bảy chức vụ (Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Trung tâm Tim mạch - ông Hải không hề có chuyên môn, Giám đốc Viện nghiên cứu Sức khỏe trẻ em, Trưởng khoa Cấp cứu - Chống độc...), ông Trịnh Ngọc Hải (Phó Giám đốc Bệnh viên Nhi) giải thích:

"Điều này bình thường, trong ngành y tế, việc kiêm nhiệm nhiều chức phổ biến trong trường hợp chưa tìm được lãnh đạo thay thế.

Việc kiêm nhiệm của Giám đốc Lê Thanh không phải vì kiếm tiền như dư luận đặt ra. Do giai đoạn hiện nay bệnh viện chưa có những người thay thế xứng đáng. Việc kiêm nhiệm của ông Hải từ cán bộ bệnh viện đến người bệnh đều lợi".

Tuy nhiên, nguyên Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Khá có quan điểm ngược lại:

"Trường hợp Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương kiêm nhiệm đến sáu, bảy chức vụ rõ ràng đã vi phạm quy chế dân chủ.

Đây là một biểu hiện của độc quyền,  mà độc quyền dẫn đến không minh bạch. Để tồn tại việc này lâu dài, cho thấy, trong Ban Giám đốc, Đảng ủy, Công đoàn và các đoàn thể chính trị - xã hội ở Bệnh viện Nhi Trung ương quá nhút nhát, không dám tranh đấu".

Ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội của tỉnh Thanh Hóa.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội của tỉnh Thanh Hóa cho rằng:

"Trường hợp, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương đảm nhận quá nhiều công việc không phải việc chính của mình chắc chắn sẽ bị phân tán thời gian vào hoạt động, ảnh hưởng đến chất lượng.

Trên thực tế không thiếu gì những cán bộ tham quyền cố vị vì nắm được quyền thì khống chế được hoạt động, có quyền lợi, ở đâu có hoạt động thì có kinh phí, chi cho thành viên. 

Nếu không được bảo kê, bảo vệ Viện Nhi có dám nói “nếu sai mai tao nghỉ việc”?

Một người nghiêm túc, gương mẫu chỉ nên tập trung một vài nhiệm vụ chuyên môn chính, cốt lõi của đơn vị, còn lại nên phân cho các đối tượng khác, trên cơ sở quy định vận hành; chứ vừa đá bóng vừa thổi còi tất yếu nảy sinh sự lấp liếm, che đậy!

Việc đảm nhận nhiều chức vụ như vậy, khả năng không đảm đương được công việc rất cao, là cách làm theo kiểu nhúng vào cho có thành phần. 

Nói về việc kiêm nhiệm nhiều chức vụ là có lợi cho người bệnh, cho cơ quan rất khó tin. Kiêm nhiệm như vậy, chỉ Nhà nước và đơn vị chịu thiệt về kinh phí, chất lượng công việc.

Một người làm lãnh đạo tốt phải tin cấp dưới, tin vào người trẻ để phân quyền, giao quyền, mọi người đều làm được cả nên không sợ người ta làm không tốt. Không nên bao biện sợ người khác làm sai việc mà ôm đồm cả!"


Bệnh viện Nhi Trung ương hiện có khoảng 1.550 giường bệnh, trong đó có hơn 300 giường bệnh khám dịch vụ, có thời điểm lên đến gần 400 giường. Được biết, số giường bệnh dịch vụ của bệnh viện này được Bộ Y tế giao thực hiện.

Câu hỏi đặt ra là dựa vào đâu Bộ Y tế cho phép Bệnh viện Nhi Trung ương mở rộng diện khám dịch vụ lớn như vậy?

Chiều 18/10, tại Khoa điều trị tự nguyện A - Bệnh viện Nhi Trung ương, chị Nguyễn Tuyết Nhung ở Bắc Ninh chia sẻ với phóng viên:

"Chúng tôi chọn gói điều trị dịch vụ, phải vay mượn bạn bè tiền để trả viện phí vì cháu mới sinh được vài tháng. Vào viện cần yên tĩnh nên đành chọn điều trị gói dịch vụ 1,3 triệu/ ngày thay vì ở khu bảo hiểm chật chội, ồn ào". 

Theo ghi nhận, có nhiều buồng bệnh bỏ trống, tắt điện, đóng cửa. Những phòng có bệnh nhân điều trị, số giường bệnh không có bệnh nhân rất nhiều.

Khung cảnh đìu hiu này ở khu điều trị tự nguyện đối lập hoàn toàn với cảnh chen chúc ở các khu điều trị khác trong bệnh viện.   

Ông Trịnh Ngọc Hải (Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương) trả lời phóng viên (Ảnh: Trinh Phúc).

Trả lời phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam về những vấn đề bất cập liên quan đến việc khám bệnh điều trị theo dịch vụ, ông Trịnh Ngọc Hải (Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương) luôn "đánh giá cao" mặt ưu điểm của việc khám bệnh tự nguyện.

Theo ông Trịnh Ngọc Hải: "Các dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện nhi Trung ương thực hiện theo yêu cầu người bệnh, dựa vào sự lựa chọn chứ không ép buộc.

Giờ kinh tế thị trường, làm sao chúng ta đáp ứng được nhu cầu của người bệnh. Giá tiền thu cao chắc chắn người bệnh được hưởng thụ nhiều.

Đối với chất lượng y tế, bệnh viện luôn bố trí các chuyên gia đầu ngành hết giờ hành chính rồi thì đi làm khám thêm. Dự kiến thời gian tới còn phát triển nữa!".

Việc mở rộng dịch vụ khám bệnh tự nguyện tại Bệnh viện Nhi Trung ương đang gây tranh cãi (Ảnh: Trinh Phúc).

Bàn về vấn đề này, nguyên Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An cho rằng:

"Nếu để tình trạng phòng khám chữa bệnh tự nguyện vắng lặng, trong khi người bệnh phải chen lấn nhau ở khu điều trị bình thường trong một bệnh viện là khó chấp nhận.

Xã hội hóa phải kiểm soát, phải cân đối xem cơ sở vật chất có đáp ứng được không chứ chưa đủ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh bình thường tại sao đòi mở khám dịch vụ ồ ạt?

Muốn phát triển khám dịch vụ, trước hết ta phải xem những người có bảo hiểm y tế đã được chữa trị tốt chưa. Bệnh viện Nhi Trung ương được Nhà nước cung ứng, trang bị cơ sở vật chất, thiết bị để phục vụ người bệnh chứ không phải để chuyển đổi khai thác đầu tư kiếm tiền.

Việc tồn tại hai hình thức khám trong một bệnh viện dẫn tới tình trạng, bên khám bảo hiểm thì khám qua loa chỉ mong chạy sang khám dịch vụ nhằm kiếm tiền.
Về giá cả đắt đỏ phải xem xét lại, không thể tồn tại bệnh viện khai thác vào tâm lý vì tính mạng của người thân, nhiều người đi vay tiền để chữa bệnh, còn bệnh viện mặc sức thu.

Khám dịch vụ trong viện công nên thu hẹp và dần dần tách hẳn, vì một bệnh viện tồn tại hai loại hình khám bệnh sẽ dẫn tới việc đối xử bất bình đẳng với người bệnh". 

Giữ sáu, bảy chức vụ biểu hiện của tham quyền cố vị?

Liên quan đến việc Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương Lê Thanh Hải kiêm nhiệm đến sáu, bảy chức vụ (Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Trung tâm Tim mạch - ông Hải không hề có chuyên môn, Giám đốc Viện nghiên cứu Sức khỏe trẻ em, Trưởng khoa Cấp cứu - Chống độc...), ông Trịnh Ngọc Hải (Phó Giám đốc Bệnh viên Nhi) giải thích:

"Điều này bình thường, trong ngành y tế, việc kiêm nhiệm nhiều chức phổ biến trong trường hợp chưa tìm được lãnh đạo thay thế.

Việc kiêm nhiệm của Giám đốc Lê Thanh không phải vì kiếm tiền như dư luận đặt ra. Do giai đoạn hiện nay bệnh viện chưa có những người thay thế xứng đáng. Việc kiêm nhiệm của ông Hải từ cán bộ bệnh viện đến người bệnh đều lợi".

Tuy nhiên, nguyên Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Khá có quan điểm ngược lại:

"Trường hợp Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương kiêm nhiệm đến sáu, bảy chức vụ rõ ràng đã vi phạm quy chế dân chủ.

Đây là một biểu hiện của độc quyền,  mà độc quyền dẫn đến không minh bạch. Để tồn tại việc này lâu dài, cho thấy, trong Ban Giám đốc, Đảng ủy, Công đoàn và các đoàn thể chính trị - xã hội ở Bệnh viện Nhi Trung ương quá nhút nhát, không dám tranh đấu".

Ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội của tỉnh Thanh Hóa.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội của tỉnh Thanh Hóa cho rằng:

"Trường hợp, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương đảm nhận quá nhiều công việc không phải việc chính của mình chắc chắn sẽ bị phân tán thời gian vào hoạt động, ảnh hưởng đến chất lượng.

Trên thực tế không thiếu gì những cán bộ tham quyền cố vị vì nắm được quyền thì khống chế được hoạt động, có quyền lợi, ở đâu có hoạt động thì có kinh phí, chi cho thành viên. 

Nếu không được bảo kê, bảo vệ Viện Nhi có dám nói “nếu sai mai tao nghỉ việc”?

Một người nghiêm túc, gương mẫu chỉ nên tập trung một vài nhiệm vụ chuyên môn chính, cốt lõi của đơn vị, còn lại nên phân cho các đối tượng khác, trên cơ sở quy định vận hành; chứ vừa đá bóng vừa thổi còi tất yếu nảy sinh sự lấp liếm, che đậy!

Việc đảm nhận nhiều chức vụ như vậy, khả năng không đảm đương được công việc rất cao, là cách làm theo kiểu nhúng vào cho có thành phần. 

Nói về việc kiêm nhiệm nhiều chức vụ là có lợi cho người bệnh, cho cơ quan rất khó tin. Kiêm nhiệm như vậy, chỉ Nhà nước và đơn vị chịu thiệt về kinh phí, chất lượng công việc.

Một người làm lãnh đạo tốt phải tin cấp dưới, tin vào người trẻ để phân quyền, giao quyền, mọi người đều làm được cả nên không sợ người ta làm không tốt. Không nên bao biện sợ người khác làm sai việc mà ôm đồm cả!"


Tác giả bài viết: Thanh Van

 Tags: khai thác

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập70
  • Hôm nay8,106
  • Tháng hiện tại270,805
  • Tổng lượt truy cập35,537,086
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây