MÙA PHỤNG VỤ CỦA GIA ĐÌNH

Thứ hai - 10/04/2017 05:26

MÙA PHỤNG VỤ CỦA GIA ĐÌNH

Mùa Chay không đơn giản chỉ là một nghệ thuật màu tím phụng vụ, cũng chẳng phải cứng ngắc định luật lặng thinh trong tôn giáo, với tôi mùa Chay còn là mùa phụng vụ của gia đình. Hầu như gia đình Thánh Gia, gia đình có Chúa Giêsu, mẹ Maria và Thánh Giuse thông thường được nhắc nhiều trong bối cảnh Noel. Hôm nay, vài gợi ý xin cùng quí độc giả chiêm ngưỡng Thánh Giuse và Mẹ Maria trong không gian mùa Chay; hy vọng với không gian mới sẽ mang đến góc nhìn mới và những cảm nghiệm mới.

Gia đình bình dân, người cha thông thường là lao động chính nuôi sống cả nhà.  Phải chăng cũng vì âm thầm góp nhặt của người cha: “bữa trưa chưa no đã lo bữa tối” nên ít người để ý!  Cứ hiển nhiên làm cha là làm “ôsin” lo kiếm từng đồng từng cắc cho mọi nhu cầu ăn uống, học hành, thuốc men.  Giuse cũng không ngoại lệ.  Trang Tin Mừng Matthêu trao vào tay Giuse sứ mạng chăm sóc hai Mẹ Con Maria mà chẳng hứa hẹn gì về nguồn kinh tế, tài chính.  Sứ thần hiện đến cùng Giuse trong giấc mơ hết lần này đến lần khác, truyền tin cho Giuse làm cha nuôi Chúa Cứu Thế, rồi khăn gói trốn Hêrôđê nơi Ai Cập, cuối cùng lại phải vượt biên về lại quê nhà, hoàn toàn kín tiếng chuyện tiền nong, y tế, giáo dục...  Phải chăng Giuse gặp ác mộng ngay đêm sứ thần mạc khải chuyện thai nghén của Maria, để rồi từ đó cuộc đời Giuse phải vác thánh giá hằng ngày?  Chẳng biết ngẫu nhiên hay cố ý, Tin Mừng ấy lại truyền cho Giuse trong giấc mơ.  Hiển nhiên, chuyện mơ mộng thì chẳng cần chú ý, chẳng cần bận tâm, nhưng khi Giuse đón nhận và thực thi, đó không còn là “vớ vẩn”, mà thật sự là một sự tự quyết.  Thánh Giuse đón nhận sứ điệp của sứ thần với tinh thần tự nguyện, hoàn toàn tự do trong hành vi, và cũng tự chủ trong từng hành động.

 

Không thể phủ nhận chuyện lo lắng cơm ăn áo mặc là thánh giá trong cuộc đời Thánh Giuse, nhưng như những người cha khác, gia trưởng Giuse không ích kỷ chỉ vun vén cho riêng mình: Ngài cho đi chính Ngài để vun xới tình cảm gia đình.  Việc chăm lo gia đình là gánh nặng, nhưng nơi ấy lại là nôi ấm của hạnh phúc, đã là hạnh phúc thì đêm ấy không thể gọi là ác mộng.  Một người bố hàng ngày mót từng vụn cao-su phế thải ở nông trường đã có lần tâm sự với tôi: “vui lắm khi con mình học hành tấn tới, chỉ bấy nhiêu thôi, mọi cực khổ như mất tiêu.”  Thánh Giuse không vác thánh giá này thì mầu nhiệm cứu độ phải trầy trụa nhiều hơn nữa mới đến được với nhân loại và bản thân Thánh nhân cũng bỏ mất cơ hội ngụp lặn trong hạnh phúc sứ mạng làm cha.  Giuse đáp trả thông điệp của Thiên Chúa không phải bằng lời “Fiat - Xin vâng” trong khung cảnh đẹp đẽ như mẹ Maria với sứ thần Gabriel, nhưng bằng chính sự kín đáo.  Nhờ việc đáp lời ấy, mà Con Thiên Chúa có “visa” nhập cảnh vào trần gian với một danh phận rõ ràng: “Ông (thánh Giuse) đặt tên cho con trẻ là Giêsu” (Mt 1,25b).  Tuy kín đáo, nhưng lại là một hành động âm thầm trong một sứ mạng lớn: sứ mạng chăm lo và giáo dục Con Thiên Chúa.  Cũng chính vì kín đáo, lại phải vác thánh giá của sự tín thác: chẳng biết nói cùng ai những nỗi khổ không tên trong từng biến cố cuộc đời.  Ấy vậy, cũng nhờ kín đáo mà Thiên Chúa dễ dàng sử dụng Thánh nhân như khí cụ bình an trong chương trình cứu độ của Người.

 

Đời Thánh Giuse có Chúa có phải là “êm trôi, êm trôi” không?  Đúng: đời vẫn là đời, đời vẫn cứ “êm trôi” nhưng “có sóng ở trong lòng”.  Cuộc sống của Giuse bị Thiên Chúa làm đảo lộn ngay từ giây phút truyền tin ấy, để từ đó lớn lên trong thử thách, bền tâm trong khổ đau và trưởng thành trong tình mến.  Chúng ta hiệp thông cùng cầu nguyện cho mọi gia trưởng trong đời sống hôn nhân gia đình, lẫn đời tu tôn giáo và cả định chế xã hội: ngày một ướm mình sát cạnh Thánh Giuse.  Một mặt xin Thánh Giuse chuyển cầu cùng Chúa; mặt khác mong rằng kinh nghiệm của chính Ngài trở nên bài học mỗi ngày của từng gia trưởng. 

 

Ai là người nắm giữ chìa khóa hạnh phúc gia đình?  Có câu ngạn ngữ “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, trong gia đình Thánh Gia, Mẹ là người “xây tổ ấm” vậy Mẹ sử dụng “chìa khóa hạnh phúc gia đình” bằng cách nào?  Chính Mẹ, Mẹ cũng chẳng biết!  Ngày gặp sứ thần Gabriel, Mẹ thưa rằng: “Việc ấy được xảy đến thế nào vì tôi không biết…”, ngày ấy Mẹ quả thật chẳng biết làm thế nào để cưu mang Đấng Cứu Thế.  Đến đây, tôi nhớ đến những gia đình khao khát một lần làm bố, làm mẹ.  Vác thánh giá đời hôn nhân son sẻ không thể đổ lỗi do bên nam hay bên nữ, nhưng do sự xếp đặt của ông Trời. Họ mong ước việc thụ thai, nhưng không còn cách nào cả.  Hoàn cảnh khác, như là một sự đối nghịch, tôi nhớ đến những sản phụ muốn bỏ đi giọt máu đang mang trong dạ chỉ vì “vỡ kế hoạch”.  Họ cho rằng đây không phải là thời điểm để sinh con vì lỡ “ăn cơm trước kẻng”, hoặc vì kinh tế gia đình chưa thật sự ổn định, hay vì biên chế không cho phép có thêm con thứ ba, lắm khi vì thai nhi không hoàn hảo…  Họ thật sự không muốn loại bỏ mầm móng ấy, nhưng với họ: không nghĩ rằng còn cách nào khác.  Lại có những gia đình lo lắng làm sao để thai nhi là con trai, hoặc thai nhi là con gái, muốn chọn giới tính cho đứa trẻ sắp chào đời.  Họ tham khảo hết kiểu này đến phương pháp kia, nhưng không biết được đâu là cách tốt nhất để “sản phẩm như ý muốn”.  Ngày trước, Đức Maria đáp lời “Xin Vâng ý Chúa” cũng là lúc Mẹ gác sang một bên những hoạch định và ý riêng của Mẹ.  Khó khăn lắm!  Lại là cụm từ vác thánh giá cuộc đời ngay buổi đầu truyền tin.  Chính hành vi đón nhận ý Chúa là hành vi vác thập giá cuộc đời, mà cũng là hành vi sử dụng chìa khóa hạnh phúc gia đình: bắt đầu xây tổ ấm Nazareth.  Ngay cả thời nay, khoa học chẳng thể hiểu được thế nào là thai phụ đồng trinh lẽ tự nhiên, huống chi là thôn nữ miền sơn cước Galile tên Maria?  Trinh nữ ấy tín thác vào Thiên Chúa, đơn giản vì Thiên Chúa là gia tài duy nhất mà cô có.  Lời thưa “Xin vâng” của Mẹ không phải vì Mẹ hiểu cách Chúa thực hiện qua lời giải thích cao siêu của Sứ thần, cho bằng Mẹ hiểu rằng Chúa muốn Mẹ như thế. Ước mong trong gia đình của các đôi bạn hiếm muộn, hay các thai phụ “bất đắc dĩ”, và cả những gia đình đang có ý định chọn giới tính cho con cái: thử một lần hoặc thêm một lần nữa thưa “Vâng” với ý Chúa, cứ để mọi việc tiếp tục xảy ra theo lẽ tự nhiên.  “Xin Vâng” không phải vì muốn hiểu cách Chúa hóa giải mọi âu lo, nhưng vì biết rằng chính họ đang lặp lại những ngày tháng khó khăn mà Mẹ đã gặp phải ngày truyền tin ấy.  Mẹ đã nhờ ơn Chúa mà tìm sống ý Chúa thế nào, thì xin Mẹ cũng giúp để ý Chúa được tìm sống trong họ thể ấy.

 

Ngày dâng Con vào Đền Thánh, “Việc ấy được xảy đến thế nào vì tôi không biết…”, Mẹ không biết phải phản ứng thế nào với lời tiên báo của cụ Simeon và Anna.  Lời tiên báo bao gồm sứ mạng của con trẻ Giêsu, lẫn mũi gươm đâm thấu tâm hồn người mẹ.  Mẹ Maria xử lý thế nào với biến cố tiên báo lưỡi gươm đâm thấu tâm hồn Mẹ, hay nói cách khác Mẹ vác thập giá này bằng cách nào?  Cách Mẹ vác đẹp lắm: “Khi hai ông bà đã làm xong mọi việc như Luật Chúa truyền, thì trở về nơi cư ngụ.  Riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng” (Lc 2, 39.51).  Mẹ không buông xuôi để chỉ thẫn thờ suy niệm, cũng chẳng sống theo kiểu tới đâu thì tới.  Mẹ trở lại với cuộc sống thường ngày và lòng Mẹ phó thác các biến cố ấy trong tay Thiên Chúa.  Lặp lại cùng một nhận định trong trường hợp của Thánh Giuse vừa suy niệm bên trên: cuộc sống của Mẹ bị Thiên Chúa làm đảo lộn ngay từ giây phút sứ thần truyền tin, để từ đó lớn lên trong thử thách, bền tâm trong khổ đau và trưởng thành trong tình mến.  Mẹ và Thánh Giuse đã “lớn lên, bền tâm và trưởng thành” thể nào thì xin cũng giúp chúng con “lớn lên, bền tâm và trưởng thành” trên con đường vác Thánh Giá cuộc đời thể ấy.

 

Liên tục và xuyên suốt bài suy niệm này, tôi đặt mình trong bối cảnh vác Thánh Giá từ giây phút truyền tin cho Mẹ Maria và Thánh Giuse, đến đây như thể kết thúc chặng đàng Thánh Giá: Mẹ dưới chân thập tự.  Mẹ đứng đó, dưới chân thập giá, nghe không biết bao những lời chua chát từ miệng đời. Trong trường hợp của Mẹ, tôi đã tự mình chất vấn hay chưa: “Sao con người lại để chuyện này xảy ra, SAO CON NGƯỜI ÁC THẾ”?  Cuối chặng đường thương khó của Chúa Con, “Việc ấy được xảy đến thế nào vì tôi không biết…”, Mẹ không biết làm thế nào để hiệp thông cùng Con trong giây phút thương khó ngoại trừ việc chẳng làm gì cả: Mẹ đứng nhìn và sau đó theo Gioan về nhà.  Mẹ Maria có bí quyết để vượt qua đỉnh điểm của đau khổ, giờ đây bạn và tôi cùng rước Mẹ về nhà, để trong sự lặng thinh đau khổ, tôi cũng như bạn chia sẻ nỗi khổ với Mẹ và Mẹ chia sẻ nỗi khổ với chúng ta.  Đã một lần Mẹ rơi vào cảnh tang tóc thương tâm ấy, chỉ có Mẹ mới thấu hiểu con cái của Mẹ đang cảm thấy thế nào.  Mẹ và chúng ta cùng chung một dòng máu: thân mình Chúa Kitô.  Chỉ khi cùng một loại máu mới truyền được cho bệnh nhân, thì Mẹ cũng truyền cho tôi sinh lực trong ơn Chúa để vượt qua những nỗi đau của đời tôi thể ấy.

 

Lúc này Mẹ Maria và Thánh Giuse cùng chia sẻ niềm vui trong Chúa vinh quang.  Nói thì dễ, nhưng thật sự để có được hạnh phúc ấy, Mẹ và Thánh Giuse đã phải vác Thánh giá từ thuở truyền tin.  Thánh giá cuộc đời của Mẹ và Thánh Giuse sẽ mãi mãi là thánh giá khổ đau nếu Chúa Giêsu không hiến tế chính bản thân và sống lại: “Đức Kitô đã trỗi dậy từ cõi chết, mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu.  Nhưng mỗi người theo thứ tự của mình: mở đường là Đức Kitô, rồi khi Đức Kitô quang lâm thì đến lượt những kẻ thuộc về Người” (1Cr 15,20.23).  Mùa Chay trong nhịp sống phụng vụ hôm nay diễn tả con đường Thánh Giá, không chỉ là Thánh Giá của Chúa Giêsu, nhưng còn là Thánh Giá của Mẹ Maria và Thánh Giuse và có cả Thánh Giá của từng gia đình, của từng người, do đó tôi không đơn côi trên hành trình vác Thánh giá. “Nếu ta cùng chết với Đức Kitô, ta sẽ cùng sống lại với Người” (2Tm 2,11). Amen.

 

A servant of the Paraclete

 

MÙA PHỤNG VỤ CỦA GIA ĐÌNH

 

Mùa Chay không đơn giản chỉ là một nghệ thuật màu tím phụng vụ, cũng chẳng phải cứng ngắc định luật lặng thinh trong tôn giáo, với tôi mùa Chay còn là mùa phụng vụ của gia đình.  Hầu như gia đình Thánh Gia, gia đình có Chúa Giêsu, mẹ Maria và Thánh Giuse thông thường được nhắc nhiều trong bối cảnh Noel.  Hôm nay, vài gợi ý xin cùng quí độc giả chiêm ngưỡng Thánh Giuse và Mẹ Maria trong không gian mùa Chay; hy vọng với không gian mới sẽ mang đến góc nhìn mới và những cảm nghiệm mới.

 

Gia đình bình dân, người cha thông thường là lao động chính nuôi sống cả nhà.  Phải chăng cũng vì âm thầm góp nhặt của người cha: “bữa trưa chưa no đã lo bữa tối” nên ít người để ý!  Cứ hiển nhiên làm cha là làm “ôsin” lo kiếm từng đồng từng cắc cho mọi nhu cầu ăn uống, học hành, thuốc men.  Giuse cũng không ngoại lệ.  Trang Tin Mừng Matthêu trao vào tay Giuse sứ mạng chăm sóc hai Mẹ Con Maria mà chẳng hứa hẹn gì về nguồn kinh tế, tài chính.  Sứ thần hiện đến cùng Giuse trong giấc mơ hết lần này đến lần khác, truyền tin cho Giuse làm cha nuôi Chúa Cứu Thế, rồi khăn gói trốn Hêrôđê nơi Ai Cập, cuối cùng lại phải vượt biên về lại quê nhà, hoàn toàn kín tiếng chuyện tiền nong, y tế, giáo dục...  Phải chăng Giuse gặp ác mộng ngay đêm sứ thần mạc khải chuyện thai nghén của Maria, để rồi từ đó cuộc đời Giuse phải vác thánh giá hằng ngày?  Chẳng biết ngẫu nhiên hay cố ý, Tin Mừng ấy lại truyền cho Giuse trong giấc mơ.  Hiển nhiên, chuyện mơ mộng thì chẳng cần chú ý, chẳng cần bận tâm, nhưng khi Giuse đón nhận và thực thi, đó không còn là “vớ vẩn”, mà thật sự là một sự tự quyết.  Thánh Giuse đón nhận sứ điệp của sứ thần với tinh thần tự nguyện, hoàn toàn tự do trong hành vi, và cũng tự chủ trong từng hành động.

 

Không thể phủ nhận chuyện lo lắng cơm ăn áo mặc là thánh giá trong cuộc đời Thánh Giuse, nhưng như những người cha khác, gia trưởng Giuse không ích kỷ chỉ vun vén cho riêng mình: Ngài cho đi chính Ngài để vun xới tình cảm gia đình.  Việc chăm lo gia đình là gánh nặng, nhưng nơi ấy lại là nôi ấm của hạnh phúc, đã là hạnh phúc thì đêm ấy không thể gọi là ác mộng.  Một người bố hàng ngày mót từng vụn cao-su phế thải ở nông trường đã có lần tâm sự với tôi: “vui lắm khi con mình học hành tấn tới, chỉ bấy nhiêu thôi, mọi cực khổ như mất tiêu.”  Thánh Giuse không vác thánh giá này thì mầu nhiệm cứu độ phải trầy trụa nhiều hơn nữa mới đến được với nhân loại và bản thân Thánh nhân cũng bỏ mất cơ hội ngụp lặn trong hạnh phúc sứ mạng làm cha.  Giuse đáp trả thông điệp của Thiên Chúa không phải bằng lời “Fiat - Xin vâng” trong khung cảnh đẹp đẽ như mẹ Maria với sứ thần Gabriel, nhưng bằng chính sự kín đáo.  Nhờ việc đáp lời ấy, mà Con Thiên Chúa có “visa” nhập cảnh vào trần gian với một danh phận rõ ràng: “Ông (thánh Giuse) đặt tên cho con trẻ là Giêsu” (Mt 1,25b).  Tuy kín đáo, nhưng lại là một hành động âm thầm trong một sứ mạng lớn: sứ mạng chăm lo và giáo dục Con Thiên Chúa.  Cũng chính vì kín đáo, lại phải vác thánh giá của sự tín thác: chẳng biết nói cùng ai những nỗi khổ không tên trong từng biến cố cuộc đời.  Ấy vậy, cũng nhờ kín đáo mà Thiên Chúa dễ dàng sử dụng Thánh nhân như khí cụ bình an trong chương trình cứu độ của Người.

 

Đời Thánh Giuse có Chúa có phải là “êm trôi, êm trôi” không?  Đúng: đời vẫn là đời, đời vẫn cứ “êm trôi” nhưng “có sóng ở trong lòng”.  Cuộc sống của Giuse bị Thiên Chúa làm đảo lộn ngay từ giây phút truyền tin ấy, để từ đó lớn lên trong thử thách, bền tâm trong khổ đau và trưởng thành trong tình mến.  Chúng ta hiệp thông cùng cầu nguyện cho mọi gia trưởng trong đời sống hôn nhân gia đình, lẫn đời tu tôn giáo và cả định chế xã hội: ngày một ướm mình sát cạnh Thánh Giuse.  Một mặt xin Thánh Giuse chuyển cầu cùng Chúa; mặt khác mong rằng kinh nghiệm của chính Ngài trở nên bài học mỗi ngày của từng gia trưởng. 

 

Ai là người nắm giữ chìa khóa hạnh phúc gia đình?  Có câu ngạn ngữ “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, trong gia đình Thánh Gia, Mẹ là người “xây tổ ấm” vậy Mẹ sử dụng “chìa khóa hạnh phúc gia đình” bằng cách nào?  Chính Mẹ, Mẹ cũng chẳng biết!  Ngày gặp sứ thần Gabriel, Mẹ thưa rằng: “Việc ấy được xảy đến thế nào vì tôi không biết…”, ngày ấy Mẹ quả thật chẳng biết làm thế nào để cưu mang Đấng Cứu Thế.  Đến đây, tôi nhớ đến những gia đình khao khát một lần làm bố, làm mẹ.  Vác thánh giá đời hôn nhân son sẻ không thể đổ lỗi do bên nam hay bên nữ, nhưng do sự xếp đặt của ông Trời. Họ mong ước việc thụ thai, nhưng không còn cách nào cả.  Hoàn cảnh khác, như là một sự đối nghịch, tôi nhớ đến những sản phụ muốn bỏ đi giọt máu đang mang trong dạ chỉ vì “vỡ kế hoạch”.  Họ cho rằng đây không phải là thời điểm để sinh con vì lỡ “ăn cơm trước kẻng”, hoặc vì kinh tế gia đình chưa thật sự ổn định, hay vì biên chế không cho phép có thêm con thứ ba, lắm khi vì thai nhi không hoàn hảo…  Họ thật sự không muốn loại bỏ mầm móng ấy, nhưng với họ: không nghĩ rằng còn cách nào khác.  Lại có những gia đình lo lắng làm sao để thai nhi là con trai, hoặc thai nhi là con gái, muốn chọn giới tính cho đứa trẻ sắp chào đời.  Họ tham khảo hết kiểu này đến phương pháp kia, nhưng không biết được đâu là cách tốt nhất để “sản phẩm như ý muốn”.  Ngày trước, Đức Maria đáp lời “Xin Vâng ý Chúa” cũng là lúc Mẹ gác sang một bên những hoạch định và ý riêng của Mẹ.  Khó khăn lắm!  Lại là cụm từ vác thánh giá cuộc đời ngay buổi đầu truyền tin.  Chính hành vi đón nhận ý Chúa là hành vi vác thập giá cuộc đời, mà cũng là hành vi sử dụng chìa khóa hạnh phúc gia đình: bắt đầu xây tổ ấm Nazareth.  Ngay cả thời nay, khoa học chẳng thể hiểu được thế nào là thai phụ đồng trinh lẽ tự nhiên, huống chi là thôn nữ miền sơn cước Galile tên Maria?  Trinh nữ ấy tín thác vào Thiên Chúa, đơn giản vì Thiên Chúa là gia tài duy nhất mà cô có.  Lời thưa “Xin vâng” của Mẹ không phải vì Mẹ hiểu cách Chúa thực hiện qua lời giải thích cao siêu của Sứ thần, cho bằng Mẹ hiểu rằng Chúa muốn Mẹ như thế. Ước mong trong gia đình của các đôi bạn hiếm muộn, hay các thai phụ “bất đắc dĩ”, và cả những gia đình đang có ý định chọn giới tính cho con cái: thử một lần hoặc thêm một lần nữa thưa “Vâng” với ý Chúa, cứ để mọi việc tiếp tục xảy ra theo lẽ tự nhiên.  “Xin Vâng” không phải vì muốn hiểu cách Chúa hóa giải mọi âu lo, nhưng vì biết rằng chính họ đang lặp lại những ngày tháng khó khăn mà Mẹ đã gặp phải ngày truyền tin ấy.  Mẹ đã nhờ ơn Chúa mà tìm sống ý Chúa thế nào, thì xin Mẹ cũng giúp để ý Chúa được tìm sống trong họ thể ấy.

 

Ngày dâng Con vào Đền Thánh, “Việc ấy được xảy đến thế nào vì tôi không biết…”, Mẹ không biết phải phản ứng thế nào với lời tiên báo của cụ Simeon và Anna.  Lời tiên báo bao gồm sứ mạng của con trẻ Giêsu, lẫn mũi gươm đâm thấu tâm hồn người mẹ.  Mẹ Maria xử lý thế nào với biến cố tiên báo lưỡi gươm đâm thấu tâm hồn Mẹ, hay nói cách khác Mẹ vác thập giá này bằng cách nào?  Cách Mẹ vác đẹp lắm: “Khi hai ông bà đã làm xong mọi việc như Luật Chúa truyền, thì trở về nơi cư ngụ.  Riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng” (Lc 2, 39.51).  Mẹ không buông xuôi để chỉ thẫn thờ suy niệm, cũng chẳng sống theo kiểu tới đâu thì tới.  Mẹ trở lại với cuộc sống thường ngày và lòng Mẹ phó thác các biến cố ấy trong tay Thiên Chúa.  Lặp lại cùng một nhận định trong trường hợp của Thánh Giuse vừa suy niệm bên trên: cuộc sống của Mẹ bị Thiên Chúa làm đảo lộn ngay từ giây phút sứ thần truyền tin, để từ đó lớn lên trong thử thách, bền tâm trong khổ đau và trưởng thành trong tình mến.  Mẹ và Thánh Giuse đã “lớn lên, bền tâm và trưởng thành” thể nào thì xin cũng giúp chúng con “lớn lên, bền tâm và trưởng thành” trên con đường vác Thánh Giá cuộc đời thể ấy.

 

Liên tục và xuyên suốt bài suy niệm này, tôi đặt mình trong bối cảnh vác Thánh Giá từ giây phút truyền tin cho Mẹ Maria và Thánh Giuse, đến đây như thể kết thúc chặng đàng Thánh Giá: Mẹ dưới chân thập tự.  Mẹ đứng đó, dưới chân thập giá, nghe không biết bao những lời chua chát từ miệng đời. Trong trường hợp của Mẹ, tôi đã tự mình chất vấn hay chưa: “Sao con người lại để chuyện này xảy ra, SAO CON NGƯỜI ÁC THẾ”?  Cuối chặng đường thương khó của Chúa Con, “Việc ấy được xảy đến thế nào vì tôi không biết…”, Mẹ không biết làm thế nào để hiệp thông cùng Con trong giây phút thương khó ngoại trừ việc chẳng làm gì cả: Mẹ đứng nhìn và sau đó theo Gioan về nhà.  Mẹ Maria có bí quyết để vượt qua đỉnh điểm của đau khổ, giờ đây bạn và tôi cùng rước Mẹ về nhà, để trong sự lặng thinh đau khổ, tôi cũng như bạn chia sẻ nỗi khổ với Mẹ và Mẹ chia sẻ nỗi khổ với chúng ta.  Đã một lần Mẹ rơi vào cảnh tang tóc thương tâm ấy, chỉ có Mẹ mới thấu hiểu con cái của Mẹ đang cảm thấy thế nào.  Mẹ và chúng ta cùng chung một dòng máu: thân mình Chúa Kitô.  Chỉ khi cùng một loại máu mới truyền được cho bệnh nhân, thì Mẹ cũng truyền cho tôi sinh lực trong ơn Chúa để vượt qua những nỗi đau của đời tôi thể ấy.

 

Lúc này Mẹ Maria và Thánh Giuse cùng chia sẻ niềm vui trong Chúa vinh quang.  Nói thì dễ, nhưng thật sự để có được hạnh phúc ấy, Mẹ và Thánh Giuse đã phải vác Thánh giá từ thuở truyền tin.  Thánh giá cuộc đời của Mẹ và Thánh Giuse sẽ mãi mãi là thánh giá khổ đau nếu Chúa Giêsu không hiến tế chính bản thân và sống lại: “Đức Kitô đã trỗi dậy từ cõi chết, mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu.  Nhưng mỗi người theo thứ tự của mình: mở đường là Đức Kitô, rồi khi Đức Kitô quang lâm thì đến lượt những kẻ thuộc về Người” (1Cr 15,20.23).  Mùa Chay trong nhịp sống phụng vụ hôm nay diễn tả con đường Thánh Giá, không chỉ là Thánh Giá của Chúa Giêsu, nhưng còn là Thánh Giá của Mẹ Maria và Thánh Giuse và có cả Thánh Giá của từng gia đình, của từng người, do đó tôi không đơn côi trên hành trình vác Thánh giá. “Nếu ta cùng chết với Đức Kitô, ta sẽ cùng sống lại với Người” (2Tm 2,11). Amen.

 

A servant of the Paraclete

Tác giả bài viết: Ngoc Nga

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập152
  • Hôm nay11,373
  • Tháng hiện tại274,535
  • Tổng lượt truy cập35,920,880
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây