Những khu vực "bất khả xâm phạm" trên thế giới.

Chủ nhật - 21/08/2016 10:25

Những khu vực "bất khả xâm phạm" trên thế giới.

Sau đây là những địa danh “bất khả xâm phạm” nhất trên thế giới:
Những khu vực 'bất khả xâm phạm' trên thế giới
 
Căn cứ trên đồi Menwith thuộc Không quân Hoàng gia Anh
Những khu vực bất khả xâm phạm trên thế giới - Ảnh 1.
Đồi Menwith là một địa danh bí mật và lạ kỳ nhất châu Âu. Trên đồi có tổ hợp căn cứ cung cấp thông tin tình báo cho các nước, như Anh và Mỹ.
Căn cứ trên đồi Menwith rộng lớn được coi là một hệ thống phòng thủ điện tử lớn nhất thế giới.
Đảo Rắn
Những khu vực bất khả xâm phạm trên thế giới - Ảnh 2.
Không ai dám đặt chân đến đảo Rắn nằm ngoài khơi biển Brazil vì có đến 4.000 con rắn độc nhất hành tinh sinh sống. Đảo rắn quá nguy hiểm nên chính phủ Brazil đã cấm người lên đảo.
Khung cửa hầm Coca-Cola
Những khu vực bất khả xâm phạm trên thế giới - Ảnh 3.
Cánh cửa vào hầm pha chế Coca Cola.
Bạn có bao giờ thắc mắc về công thức làm đồ uống Coca Cola? Giữ bí mật về công thức pha chế nước Coca Cola khiến cho khung cửa vào hầm pha chế trở thành nơi được bảo vệ nghiêm ngặt nhất hành tinh.
Chỉ một vài người có phận sự mới được bước qua cánh cửa đó.
Pháo đài Knox
Những khu vực bất khả xâm phạm trên thế giới - Ảnh 4.
Pháo đài Knox.
Pháo đài Knox ở bang Kentucky trước đây là Cục dự trữ vàng của Mỹ. Nơi đây cũng đã từng lưu trữ bản Tuyên ngôn Độc lập và Hiến Pháp của Mỹ.
Để vào được trong pháo đài phải trải qua một quy trình kiểm soát rất phức tạp đòi hỏi ít nhất 10 người thao tác.
Pháo đài Knox được bảo vệ cánh cổng nặng 22 tấn, xung quanh có khoảng 30.000 lính gác cùng đội tàu và máy bay trực thăng tấn công. Người không có phận sự không được phép đến gần pháo đài Knox.
Kho hạt giống Svalbard
Những khu vực bất khả xâm phạm trên thế giới - Ảnh 5.
Kho hạt giống Svalbard.
Nơi lạnh lẽo này là kho cất giữ hạt giống cây trồng đề phòng thảm họa môi trường. Chỉ một vài người được phép bước qua cửa vào kho hạt giống Svalbard.
Kho hạt giống cho cả thế giới này nằm trên đảo Spitsbergen thuộc Na Uy, gần Longyearbyen thuộc quần đảo Svalbard hoang vu và lạnh giá.
Căn cứ Pine Gap ở Australia
Những khu vực bất khả xâm phạm trên thế giới - Ảnh 6.
Căn cứ Pine Gap
Được ví như Khu vực 51 của Australia, căn cứ Pine Gap nằm sâu trong sa mạc Outback hoang vu, do chính phủ và Cục Tình báo Trung ương Australia điều hành.
Đây là cơ sở điều hành duy nhất ở Australia đặt vùng cấm bay. Có thông tin cho rằng căn cứ tối mật này đang vận hành một số chương trình máy bay không người lái.
Căn cứ Mezhgorye ở Nga
Căn cứ Mezhgorye.
Căn cứ Mezghorye bị cho là nhà máy tên lửa hạt nhân bí mật của Nga. Đây là nơi được bảo vệ nghiêm ngặt nhất ở Nga. Hai tiểu đội lính luôn canh gác nhà máy “nội bất xuất, ngoại bất nhập”.
Người ta đồn rằng, trong căn cứ chứa tên lửa đạn đạo tự động có thể kích hoạt từ xa để thực hiện cuộc tấn công hạt nhân
Trung tâm dữ liệu của Google
Những khu vực bất khả xâm phạm trên thế giới - Ảnh 8.
Trung tâm dữ liệu của Google.
Trung tâm dữ liệu và vận hành internet của hãng Google được bảo vệ chặt chẽ không kém Khu vực 51.
Trong trung tâm lưu trữ hàng ngàn tỷ cơ sở dữ liệu ảnh hưởng đến cả thế giới nên ai không có nhiệm vụ, không được vào.
Khu vực 51 ở Mỹ
Những khu vực bất khả xâm phạm trên thế giới - Ảnh 9.
Khu vực 51.
Chúng ta đã biết đến Khu vực 51 ở bang Nevada (Mỹ) là bí mật và được bảo vệ nghiêm ngặt nhất hành tinh.
Khu vực 51 là vốn nơi nghiên cứu phát triển thử nghiệm các loại máy bay và vũ khí của Mỹ. Nhiều người cho rằng Khu vực 51 còn là nơi phát triển công nghệ viễn tưởng, nơi thực hiện các nghiên cứu về UFO và người ngoài hành tinh.
Song, chính phủ Mỹ khẳng định Khu vực 51 không còn hoạt động từ năm 2013.
(Theo Soha News)

Tác giả bài viết: vanthanhng1180@yahoo.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập66
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm65
  • Hôm nay6,334
  • Tháng hiện tại192,768
  • Tổng lượt truy cập35,459,049
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây