Nước nào đón năm mới 2020 sớm nhất thế giới?

Thứ ba - 31/12/2019 21:55

Nước nào đón năm mới 2020 sớm nhất thế giới?

Theo Time and Date, Samoa chính là quốc gia đón năm mới sớm nhất thế giới. Nước này sẽ chào đón năm mới 2020 lúc 17h ngày 31/12 (giờ Việt Nam). Tại Đông Nam Á, 2 nước đón năm mới 2020 sớm hơn Việt Nam một tiếng là Philippines và Singapore.

Theo World Atlas, Samoa là quốc đảo ở châu Đại Dương. Nước này nằm ở phía Tây quần đảo Polynesia trên biển Thái Bình Dương, cách New Zealand hơn 2.700 km về phía Đông Bắc. Lãnh thổ Samoa gồm 9 đảo lớn nhỏ, trong đó có 2 đảo chính là Upolu và Savai'i (Savaii). Bên cạnh Samoa, hòn đảo Kiritimati (Cộng hòa Kiribati), cũng sẽ đón năm mới vào thời gian trên.

 
Quần đảo Samoa do nhà hàng hải người Hà Lan là Roggeveen tìm ra năm 1722. Theo các nhà khoa học, quần đảo này đã có cư dân sinh sống ngay từ thế kỷ V TCN. Quần đảo Samoa là một trong các trung tâm hình thành văn hóa Polynesia ở châu Đại Dương.
 
Ngay sau khi được phát hiện, Samoa bị biến thành thuộc địa của Đức năm 1880. Đầu thế kỷ 20, Đức và Mỹ tranh chấp gay gắt khu vực này. Cuối cùng, 2 nước ký hiệp ước 1889, Mỹ chiếm các đảo ở Đông Samoa, Đức chiếm các đảo ở Tây Samoa. Năm 1920, Smoa đặt dưới sự ủy trị của New Zealand. Năm 1976, phía Tây Samoa thành lập quốc gia độc lập với tên gọi chính thức là Nhà nước Độc lập Samoa.
 
Theo World Atlas, Samoa là nước đang phát triển, nông nghiệp là ngành chủ yếu (chiếm 50% GDP) với các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu như: cùi dừa, chuối, cao su..thu nhập bình quân đầu người của nước này vào khoảng hơn 5.000 USD/năm. Ngoài nông nghiệp, du lịch là ngành kinh tế khá phát triển tại quốc gia này.
 
Theo World Atlas, Samoa có diện tích hơn 2,8 nghìn km2, dân số khoảng 200 nghìn người. Apia là thủ đô và là thành phố lớn nhất ở Samoa, tọa lạc ở bờ biển phía bắc Upolu, hòn đảo lớn thứ hai của Samoa.
 
Ở Samoa có hai món ăn đặc trưng đó là Oka và Palusami. Oka là món ăn bao gồm cá Snapper được cắt thành miếng vuông nhỏ, sau đó vắt chanh vào và trộn với nước cốt dừa, ăn cùng khoai môn cắt lát chiên giòn. Palusami là món ăn được chế biến từ nước cốt dừa và lá khoai môn nấu chín, khi ăn sẽ bỏ thêm một ít hành tây cắt nhuyễn và tiêu. Đây cũng là món ăn đặc trưng của người dân Samoa, được giới thiệu nhiều cho bạn bè quốc tế.
 

Cách người dân các nước dự đoán tương lai năm mới

1. Người dân nước nào sau đây dựa vào hình dạng lòng đỏ trứng để đoán vận may năm mới?

Tại El Salvador, quốc gia Trung Mỹ, người dân có niềm tin vào hình dạng lòng đỏ trứng để đoán vận may cho một năm sắp đến. Vào thời khắc giao thừa, người ta sẽ đập một quả trứng vào ly nước, đặt gần cửa sổ, để qua đêm, rồi quan sát lòng đỏ và đưa ra dự đoán. Ảnh: MNT.
 

2. Người Tây Ban Nha có truyền thống ăn bao nhiêu "quả nho may mắn" lúc giao thừa để báo hiệu tốt - xấu cho năm mới?

Tại Tây Ban Nha, người dân có truyền thống "12 quả nho may mắn" (las doce uvas de la suerte) cho năm mới. Khi đồng hồ điểm thời khắc giao thừa, người ta sẽ vội vàng ăn hết 12 quả nho theo nhịp chuông để cầu may mắn. Quan điểm phổ biến cho rằng 12 quả nho chính là tượng trưng 12 tháng trong năm, nên quả ngọt hay quả chua sẽ báo hiệu tháng đó tốt hay xấu. Ảnh: Martin Dimitrov.
 

3. Với truyền thống "dấu chân đầu tiên" trong năm mới ở Scotland, người ta hy vọng vị khách đến nhà sẽ tặng quà gì?

Ở Scotland, với truyền thống "dấu chân đầu tiên" (first footing, first foot), người ta cho rằng vị khách đầu tiên đến nhà vào năm mới, tốt nhất là một người đàn ông cao to, tóc đen, sẽ mang theo những món quà tượng trưng cho may mắn. Chủ nhà thường mong đợi quà gồm mẩu than, muối, rượu whisky, bánh mì đen, bánh quy bơ giòn... Nếu vị khách đó tóc vàng, người ta sẽ cho là kém may mắn. Ảnh: Scotsman Food & Drink.
 

4. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, khi đập vỡ quả lựu, điều gì khiến người ta tin rằng sẽ gặp nhiều may mắn trong năm mới?

Vào thời khắc chuyển sang năm mới, người dân Thổ Nhĩ Kỳ thường đập vỡ quả lựu như cách dự đoán tương lai. Càng nhiều hạt lựu văng ra xa, bạn sẽ gặp nhiều may mắn trong một năm sắp đến. Lựu có sắc đỏ rực rỡ với hàng trăm hạt nhỏ mọng nước, được xem như tượng trưng cho trái tim, sự may mắn, sung túc, dồi dào... Ảnh: The Little Loaf
 

5. Tại Brazil, vào năm mới, khi thả hoa, lễ vật ra đại dương cho nữ thần biển cả, người ta không muốn xảy ra điều gì sau đây?

Vào năm mới, người Brazil có truyền thống thả hoa, lễ vật ra đại dương cho nữ thần biển cả với hy vọng chúng không trôi dạt trở lại vào bờ. Nếu hoa, lễ vật quay trở lại, người ta cho rằng nữ thần đã từ chối nhận chúng. Ngược lại, nữ thần biển cả đã chấp nhận, bạn sẽ gặp nhiều may mắn trong năm tới. Ảnh: Pre-tend.
 

6. Nước nào sau đây có truyền thống "đúc thiếc" để dự đoán tương lai năm mới?

 
Ở Phần Lan, người ta có truyền thống đúc thiếc để dự đoán tương lai của một năm sắp đến. Thiếc sau khi làm nóng chảy được đổ vào nước lạnh để hóa rắn. Dựa vào hình dạng thiếc thu được, bạn có thể dự đoán về tình yêu, tiền bạc, sức khỏe... trong năm tới. Ảnh: Travel+Leisure.
 

7. Miếng thiếc được nung nóng chảy để dự đoán tương lai ở Phần Lan thường có hình dạng gì?

 
Với truyền thống đúc thiếc dự đoán tương lai năm mới, người ta thường sử dụng những miếng thiếc nhỏ có hình móng ngựa. Đây được xem là một yếu tố may mắn. Sau khi đúc, tùy hình dạng thiếc, người ta sẽ đưa ra kết quả dự đoán, song không ai muốn thấy thiếc vỡ thành nhiều mảnh, vì đó là dấu hiệu của sự xui xẻo. Ảnh: Aikamatkalle.
 
 
 
 
 

 


Tác giả bài viết: Van Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập367
  • Hôm nay11,830
  • Tháng hiện tại278,891
  • Tổng lượt truy cập36,333,446
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây