Suy tư Giê-hô-va vừa cực kỳ keo kiệt bủn xỉn vừa tàn ác

Thứ sáu - 03/10/2014 10:19
Cách đây khá lâu khoảng năm 1986, trong một lần vô Sở thú Saigon chơi. Bất ngờ 2 anh chị tới làm quen với tôi, tự xưng là nhân chứng Giê-hô-va...và hăng hái thuyết giảng về Giê-hô-va.. Sau khi nghe thuyết giảng, tôi phán một câu dựng tóc gáy:
Tôi thấy Giê-hô-va của cậu vừa keo kiệt bủn xỉn vừa tàn ác gấp triệu lần Trụ vương  hay Hít-le!!!
Cậu ta nghiêm mặt cảnh cáo:
Anh không được phạm thượng.
- Này tôi không phạm thượng. Tôi chỉ nói lên những gì chúng ta đều biết. Cậu nghe cho kỹ nhé:
Giê-hô-va vừa cực kỳ keo kiệt bủn xỉn vừa tàn ác
Ông ta tạo ra 6 tỷ người lúc nhúc dưới phàm trần này mà chẳng hỏi ý kiến ai hết.
Thế rồi, ông ta chỉ thương khoảng một tỉ người thuộc về ông ta: Do Thái, Công giáo, Chính thống, Tin lành, Hồi giáo và nhóm Nhân chứng Giê-hô-va của cậu…
Ông Giê-hô-va keo kiệt bủn xỉn ở chỗ: trong gần một tỷ người này..ông ấy vẫn thản nhiên đì xuống hỏa ngục những kẻ nào dám phạm tội trọng, chống đối ông ấy…
Tàn ác hơn nữa..ông Giê-hô-va đem con bỏ chợ khoảng 5 tỷ người kia, sống chết mặc bay…hỏa ngục đang chờ…
Cậu ta bèn mang bửu bối ra chống đỡ:
- Chính vì thế Đức Giê-hô-va mới cần tới chúng ta truyền giáo cho những người chưa biết Chúa.
Này… lý thuyết hoàn toàn đúng ..nhưng thực tế thì…ngược hẳn lại.
Ngày xưa, có có thời nước Pháp mang danh hiệu Filia Ecclesiae - con gái Hội thánh” – lẽ ra cứ giữ mãi 100% danh hiệu cao quý ấy…mới phải đạo…
thế mà hiện nay, Giáo hoàng lại kêu gọi tái truyền giáo cho nước Pháp !!!
Và thực tế là hiện nay phong trào bỏ đạo ở Âu –Mỹ ngày càng tăng…
Ấy là chưa kể phần đông chỉ giữ đạo hình thức…bên trong rỗng tuếch..
Tóm lại, nếu chấp nhận chỉ có ai theo đạo Chúa (Do Thái, Công giáo, Chính thống, Tin lành, Hồi giáo và nhóm Nhân chứng Giê-hô-va của cậu) …mới được cứu độ, cứu rỗi, cứu chuộc…
Thì tôi thấy quả thực ông Giê-hô-va của cậu…
vừa cực kỳ keo kiệt, bủn xỉn
vừa tàn ác gấp triệu lần so với Trụ vương hoặc Hit-le !!!
Nghe thế, 2 anh chị như mèo bị cắt tai.. tìm đường lỉnh đi chỗ khác…
 
Chương Bẩy 
Cứu-Chuộc thế-gian
qua các đạo trên trần-thế
(bài 35)
Phần 2:
Các đạo trên trần-thế
là đường dẫn đến Ơn Cứu-chuộc
từ Thiên-Chúa
 
Claude Geffre
và quá-trình tư-tưởng
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch      
 
Claude Geffre, là học-trò của bậc thày nổi tiếng về thần-học, tức: Giáo-sư Marie-Dominique Chenu, O.P. Nhưng, tự thân, lâu nay ông cũng từng dạy môn này hầu như suốt đời mình ở Le Saulchoir, Paris và Học-viện Công-giáo trong vùng.
Ưu-tư chính của Giáo sư thần-học Claude Geffre, là ở nhận-định về mặc-khải có từ Thiên-Chúa.
Và, trong các bài dạy của ông, Giáo sư Claude Geffre thường gọi đó là “Thần-học nền-tảng” chuyên luận-bàn về “Thiên-Chúa là Đấng Duy-Nhất rất kết-hợp”.
Theo ông, mặc-khải là việc Thiên-Chúa thông-đạt với con người tận bên trong và ngang qua lịch-sử của loài người.
Theo lịch-sử, thì Kinh Thánh được mọi người đón-nhận và coi đó là Lời của Chúa ngay bên trong Giáo-hội.
Thiên-Chúa đối-thoại và thông-đạt với con người bằng hai cách:
cách đầu, là ngang qua lịch-sử
và cách sau, là ở nơi Lời Ngài qua Kinh-thánh, tức: bản văn mà tất cả mọi người đều đón-nhận một cách rất nồng-nhiệt.
Phần đáp trả, qua suối-nguồn này, không chỉ liên-can đến những gì thuộc tri-thức mà thôi;
nhưng còn hơn thế nữa, là cách đáp-trả ngang qua sự-kiện gặp-gỡ giữa thần-học và nhiệm-tích Lời Ngài.
Tác-giả Claude Geffre cũng thừa hiểu rằng: thần-học là cung-cách để diễn-giải tư-tưởng và kinh-nghiệm của Hội-thánh, qua gặp gỡ. Muốn làm được như thế, việc này đòi ta phải tìm về với vấn-đề có tính trung-hạn và dài hạn, hầu khai-thác bất cứ vấn-nạn nào khác, rất mới mẻ. Thần-học-gia, là người biết đối-thoại/thông-đạt với mọi nền khoa-học về đạo.
Và thật ra, ta thấy xuất-hiện nhiều nền khoa-học mới khác khiến thần-học lại đã trở-thành như vị “nhạc trưởng” của dàn nhạc giao-hưởng có sự-sống và trong đó có nhiều nhạc-cụ mới đã được chế ra để ta tìm-tòi khai-thác và đưa vào sử-dụng.
Ở địa-hạt này, lại có phẩm-chất rất mới của Kitô-hữu chuyên-chăm về thần-học nhiều đến độ nó đã trở-thành bối-cảnh làm nền cho các cuộc đối-thoại mà dân thường ở đời vẫn hiện-thực.
Tính toàn-trị và tự sung-mãn của thần-học chính mạch và cả đến Giáo-hội, xưa nay vẫn thông-đạt liên-hệ với thế-trần, nay không còn như trước, nhưng đã và đang trên đà chấm-dứt.
 
Công đồng Vaticăng II
 
Ở môi-trường mới này, đã thấy có sự điều-hợp đáng kể, để từ đó tác-giả Claude Geffre lại nhận ra rằng: các bản-văn xuất-hiện vào thời Công Đồng Vaticăng II, luôn mang tính-chất của định-chế nhất thời, tạm bợ. Đồng thời, việc “tiếp-nhận” những gì mới mẻ về mặt tư-tưởng diễn-tiến rất chậm chạp,
và giáo sư Claude Geffre lại thấy nhiều vị quyền cao chức trọng trong lòng Giáo-hội
vẫn buộc người trong cuộc phải chấm-dứt việc “tiếp-nhận” bất cứ lập-trường nào
dù mới cách mấy, cũng đều trở nên như thế.
Giáo sư Claude Geffre lại cũng nhận ra được những gì mà Công Đồng Vaticăng II từng hứa-hẹn vào thời ấy, nhưng các hứa-hẹn và quyết-định ấy vẫn không được thực-hiện theo đúng ý-hướng của Công Đồng.
Và, uy-thế của Giám-mục-thành-La-Mã đã khoả-lấp quyền-hạn của Giám-mục-đoàn dù các vị ở trong “Đoàn” vẫn muốn thể-hiện tính tập-thể của mình trên toàn thế-giới, chứ không chỉ riêng mình Đức Giáo Hoàng, mà thôi.
Thể-chế Giáo-hội, vì thế vẫn không đổi-thay và cũng chẳng hàm-chứa tầm-nhìn của toàn-thể Công Đồng, dù từ ban đầu các vị vẫn muốn sự việc xảy ra như thế. Các Thượng Hội-Đồng Giám Mục từ đó đến nay, vẫn được tổ-chức đều đặn nhưng vẫn không hàm-ngụ những điều do Đức Phaolô Đệ Lục nghĩ và đề ra cho toàn Giáo-hội.
Và, nhiều điều khác nữa tuy cũng được Công Đồng Vaticăng II thông qua và nhất quyết thực-thi cho bằng được,
nhưng cho đến nay, tất cả đều “án binh bất động”, giống như xưa.
 
 
Về với đạo trần-thế           
 
Tại Đại-học Công giáo ở Paris, giáo-sư Claude Geffre cũng đã mở các khoá học về các đạo nơi trần-thế. Ông luôn coi đó như một thứ “kinh-điển” có liên-quan đến Lời Chúa theo kinh-nghiệm rất khác về văn-hoá và lịch-sử. Ông lại cũng nhận ra rằng: thần-học truyền-thống tôn-giáo như thế đã là chương/đoạn cần viết thêm cho trọn hảo. Ông còn xác-tín nhiều hơn nữa khi nghĩ rằng:
ở địa hạt tôn-giáo, ta cần nhận-thức về sự có mặt của các sự thật rất có thật.   
Bằng cách này, ông đã chuyển mọi ý-thức tập-trung ta có từ lúc trước cả vào thời-khắc trước khi có Công Đồng Vaticăng II, tức là:
thời ta chỉ mỗi nhấn mạnh vào sự việc cứu-chuộc người không tin Chúa theo cung-cách và chủ-thuyết như đấng bậc từ trên nhìn xuống, tức cung-cách độc-thoại hoặc toàn-trị.
Đồng thời ta còn buộc người ngoài Đạo phải từ-bỏ đạo cũ của họ mà quay về với Đạo của ta thôi (có vẻ hơi giống chiến binh Nhà nước Hồi Giáo)
và cứ coi đạo mình là đạo duy-nhất rất chính-thống.
Bằng tư-thế độc-thoại và độc-đoán như thế, Giáo-hội ta lại đã nếm mùi thất-bại cũng khá nhiều, nếu không muốn nói là ta đã không mấy thành-công, hoặc chưa toại-nguyện cho lắm. Và tác-giả Claude Geffre khi ấy mới khởi-sự đem đạo-giáo thế-giới đưa vào với mình theo nghĩa tích-cực của lịch-sử.
Trong giòng lịch-sử lớn rộng của nhân-loại, lịch-sử cứu-độ là danh-xưng được sử-dụng vào một lúc nào đó, ở thời trước, nhưng chỉ có chỗ đứng khá nhỏ hẹp trong giòng chảy, này thôi.
Nên, tác-giả Claude Geffre bèn đề-nghị một tên gọi mới cho môn học này là: “Thần-học tôn-giáo đa-nguyên”.     
Cùng với tác-giả Dupuis, Schillebeeckx và một số các tác-giả khác, chính Claude Geffre từng chấp-nhận thuyết đa-nguyên tôn-giáo không chỉ như một sự-kiện có thật trên thực-tế, nhưng cả trên nguyên-tắc nữa.
Ông vẫn từng bảo rằng: điều này không nhất-thiết dẫn đến thuyết tương-đối cách dữ dội. Và, ông cũng đề ra chiều-hướng đối-lập, trên nguyên-tắc, không chấp-nhận thuyết tôn-giáo đa-nguyên một cách quá dễ dàng, bởi như thế cũng dễ đi đến nguy-cơ mới khiến nhiều người lại phải tôn-thờ ngẫu-tượng, tức: tôn-thờ không chỉ mỗi Thiên-Chúa đích-thực mà thôi, nhưng cả thứ đạo đã được chọn-lựa cách thực-thụ.
Ông cũng nhận ra đường ranh phân-cách do Giáo-hội của Chúa vẽ ra nên bảo rằng: vào độ trước, ta có nhiệm-tích mang tính hoàn-vũ về Đức Kitô là Đấng Trung-gian giùm giúp cứu-chuộc. Và tính hoàn-vũ của Ngài lại lớn hơn cả tính toàn-cầu nơi tôn-giáo đa-nguyên, dù rất Đạo. Ông cũng đã tìm gặp Đức Giêsu-là-Bậc-Thày-Dạy từng bị ám-ảnh bởi tính-chất tuyệt-đối này, nên nhất nhất mọi chuyện đều thấy giống nhau, và không hoàn-toàn đồng ý với Sứ vụ Cứu-chuộc trần-gian, như ta biết. Ngài chỉ có thể nói về tính huyền-nhiệm và sự bảo-mật đối với truyền-thống tôn-giáo bí-nhiệm về sự hiện-diện của Đức Kitô vẫn chưa được diễn-tả cách rõ ràng cho lắm.
 Đối với tác-giả đây, bối-cảnh như thế vẫn chưa được nới rộng một cách đáng kể.
 Ở đây, tôi đề-nghị anh em mình cũng nên xem thêm các tác-phẩm ông viết cách đây không lâu, như cuốn: Le philosophe et le théologien, avec ou sans Dieu, Bayard, 2006; và De Babel à Pentecôst, essays de théologie inter-religieuse, Cerf, 2006.

Tác giả bài viết: Duc Tran

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập116
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm115
  • Hôm nay18,402
  • Tháng hiện tại239,630
  • Tổng lượt truy cập35,505,911
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây