Thuận theo tự nhiên

Thứ sáu - 05/05/2017 06:01

Thuận theo tự nhiên

Đời người tựa như nước chảy mây trôi, những thứ đã qua đi giống như nước đổ khó hốt, cái chúng ta có chỉ là hiện tại. Thế nên, đừng ôm giữ quá khứ, đừng theo đuổi tương lai, hết thảy hãy cứ để tự nhiên, sống vì giây phút hiện tại.

Đời người trăm phương nghìn dạng, thuận kỳ tự nhiên là tâm cảnh thích đáng nhất. (Ảnh: Pinterest)

So đo tính toán quá nhiều sẽ tạo thành một loại ràng buộc, mê lạc quá lâu sẽ trở thành một kiểu gánh nặng. Đường đời “mưa gió gập ghềnh”, không trải qua gió mưa, sao có thể nhìn thấy cầu vồng, thành công cũng tốt, thất bại rồi cũng trôi qua, tất cả sự tình đều tự nhiên đến. Đời người trăm phương nghìn dạng, thuận kỳ tự nhiên là tâm cảnh thích đáng nhất.

Kỳ thực, vạn sự không cần phải quá bận tâm, khi đang nắm giữ hãy trân quý, đừng để đến lúc vuột mất đi rồi mới than tiếc nuối. Bận tâm quá nhiều sẽ khiến niềm vui trong cuộc đời vơi giảm đi phân nửa, cuộc sống càng xem nhẹ, xem nhạt được bao nhiêu thì hết thảy cũng sẽ tăng thêm ý vị dạt dào.

Có duyên vô phận, có phận vô duyên, ấy đều là một khoảng khuyết lõm chưa tròn đầy trong sinh mệnh, nó còn đang chờ chúng ta đến hoàn thiện, điền đầy, chứ không phải để bị coi thành như một vật cản, làm con đường đời của bạn gian khó và mờ mịt.

Có thất bại thì sẽ có thành công, có hoàn mỹ thì sẽ có tiếc nuối, hơn nữa hãy để hết thảy tùy kỳ tự nhiên, bảo trì tâm thái thuận theo tự nhiên đến đối diện với cuộc sống, đối diện với ký ức cũng như với những điều mới mẻ diễn ra của mọi sự mọi vật trong đường đời.

Những thứ đang nắm giữ đừng nhìn mà như không thấy, đã nắm giữ được phải càng thêm quý tiếc, đã thuộc về mình không nên ruồng bỏ, những thứ đã mất đi thì lưu thành hồi ức, muốn đạt được thì càng phải cần thêm nỗ lực.

Đời người, tựa như nước chảy mây trôi, những thứ đã qua đi giống như nước đổ khó hốt, cái chúng ta có chỉ là hiện tại.

Trong ký ức hãy làm một người xóa đi những khổ đau, trong thiếu thốn và hõm khuyết hãy học được tâm thái biết cảm ơn đời. Những trang đời phía trước còn đang ngóng đợi chúng ta tới hoàn thiện, tới điền đầy chúng, viết lên những sắc màu đa dạng, tô điểm thành những tia sáng rực rỡ muôn màu.

Cho đến một ngày, tâm hồn chúng ta tĩnh lặng như rặng phong lan phất bay nhè nhẹ trước buổi sớm mai, khi đó chúng ta sẽ thật sự đạt tròn đầy viên mãn. Cuộc sống trên thực tế, có rất nhiều người và sự việc cho dù là “chính bạn muốn trốn thoát cũng không thoát nổi, muốn đạt cũng đạt không được”. 

Cái đó được gọi là “duyên”, cái “duyên” ấy nhìn thì không thấy, cũng sờ không được. Một khi đã đối mặt với duyên phận, không cần phải khổ công đi tìm kiếm, cũng không cần phải khổ não, khi duyên đến thời trân quý, khi duyên đi thời tùy duyên, hết thảy thuận kỳ tự nhiên sẽ tốt.

Nhân vô thập toàn, đã là người không ai là hoàn hảo mươi phần, ai cũng đều từ trong thất bại và sai lầm không ngừng dò dẫm lần tìm, dần dần hiểu ra, trở nên thành thục và hiểu biết sâu xa. Không ai vừa sinh ra đã biết hết mọi lẽ, không ai một đời không hề phạm lỗi lầm, chỉ cần không cố ý để làm tổn thương người khác là được.

 

Ở nơi sâu thẳm trong tâm mỗi người đều sẵn có góc nhu thuần thiện chân, đồng thời chưa bị bụi trần bám dơ. Chỉ là có một số người đã lãng quên đi, một số người xem nhẹ không chú ý, lại có một số người cố ý mà đi vòng lánh xa nơi đó.

Vạn sự tùy duyên đương nhiên cũng không phải là kiểu xem chán cõi hồng trần, hết thảy đều vô vị không có gì cả, càng không phải cuộc sống buông xuôi du chơi trong nơi không có gì tham muốn truy cầu, mà là ở bồi dưỡng một loại tâm tình đạm bạc quảng đại, đã nắm giữ được một phần tâm thái bình tĩnh đáng quý.

tùy kỳ tự nhiên, trí tuệ, trân quý,

Đời người, tựa như nước chảy mây trôi, những thứ đã qua đi giống như nước đổ khó hốt, cái chúng ta có chỉ là hiện tại. (Ảnh: Pinterest)

Dù cho cuộc đời chúng ta không thể đẹp thuần mỹ như Mặt trăng, cũng vẫn sẽ có một khoảng khuôn viên thần sắc thoáng đạt rộng mở. Duyên đến duyên đi, duyên như nước chảy! Nước đổ thì khó hốt, huống chi là duyên phận!

Cuộc sống những tháng ngày nắm giữ trong tay, hà tất phải mong cầu oanh oanh liệt liệt, nhưng mong sao được điềm tĩnh như áng thơ, không cư xử để biến thành kiểu cố níu giữ ở lại và bận tâm canh cánh chờ đợi. Đương nhiên, trên đường đời không thể lúc nào cũng luôn thuận buồm xuôi gió, mỗi người đều có thể gặp phải một vài trắc trở, một vài đổ vỡ hoặc thất bại, cũng có khi gặp phải những sự việc không như ý muốn, điều quan trọng là phải thể hiện ra được bạn làm sao để đối diện với chúng.

Bảo trì một tâm thái lạc quan hướng thượng, có một cái tâm lành mạnh, đối với danh lợi và tiền bạc không quá xem trọng, cũng không cố ý truy cầu săn đuổi, cần ôm giữ một tâm thái được mà đạm nhiên, mất mà ung dung tự tại.

Hết thảy những gì xuất hiện trong cuộc đời đều không cách nào chiếm giữ lấy nó thì chỉ có thể bỏ qua. Chúng ta chỉ là những vị khách qua đường, thế nào cũng có một ngày chúng ta sẽ vĩnh biệt hết thảy nơi đây!

Lực hấp dẫn của người nam không phải ở chỗ bạn có bao nhiêu tiền, lớn lên đẹp trai bao nhiêu, mà là khi gặp chuyện, khi gặp việc có đảm đương, có gánh vác, có trách nhiệm. Lực hấp dẫn của người nữ không phải ở chỗ bạn lớn lên xinh đẹp bao nhiêu, mà là ở tính cách ôn nhu thiện lương và một trái tim đôn hậu, khoan dung.

Luôn có những làn gió mát mỗi sớm ban mai, luôn có những hơi nóng ấm sau mỗi buổi ban trưa, luôn là hoàng hôn rực rỡ lúc chiều tà, và sao đi trong đêm, cố chấp chi bằng hãy bảo trì tâm cảnh thuận kỳ tự nhiên. Nắm bắt mỗi một thứ trong chớp mắt, bắt tay vào làm thử, đến đối diện với hôm qua, đối diện với hôm nay và ngày mai.

Nhân sinh thành bại được mất, đều dựa vào nắm bắt, cho dù trải qua bao nhiêu gian nan khốn khổ nhọc nhằn, suy cho cùng vẫn là cần phải bảo trì một tâm cảnh thuận kỳ tự nhiên. Trải qua hàng trăm các triều đại thăng trầm chìm nổi đều có an định, qua bao nhiêu việc đời đổi thay luân biến, mịt mùng bụi đường, không ai có thể làm được chỉ một lần vất vả để rồi cả đời hưởng nhàn nhã.

Muốn ném đi tất cả, thảnh thơi ngồi nhìn mây bay, thì cần phải trải qua nhiều kiếp số trước tiên, băng qua đêm đen đằng đẵng của tai ách, có vất vả đứng tại đầu đường mỗi sớm tinh mơ, mới biết được ai là người chân chính đi đến bước sau cùng.

Sự tình luôn có nhân có quả, người cùng sự và sự cùng người luôn có trăm phương vạn kiểu các mối giao tế quan hệ. Năm tháng cứ không ngừng tích tắc vuột trôi, hết thảy rồi sẽ huyễn hóa trở thành một phần đạm nhiên tĩnh lặng nào đó trong không khí, cho nên làm người cần phải thuận kỳ tự nhiên, biết đủ thường lạc, biết đủ thường vui!

Có lẽ rất nhiều sự tình đều không quá phức tạp như chúng ta tưởng, có lẽ tất cả đều có thể biến thành vui vẻ giản đơn, đợi đến một ngày kia bạn quay đầu nhìn lại, sẽ phát hiện rằng cho dù có phát sinh bất kể chuyện gì thì Mặt trời vẫn cứ sẽ mọc lên từ hướng Đông và lặn xuống ở hướng Tây, rất nhiều sự tình không cần thiết phải so đo tính toán quá nhiều, rất nhiều sự tình không nhất định cần phải phân bua luận rõ ai đúng ai sai.

So đo tính toán càng nhiều thì tâm sẽ càng thêm mệt mỏi; càng suy nghĩ ai đúng ai sai thì càng khiến sự tình trở nên phức tạp rối ren. Chúng ta sống sao cho được vui vẻ, khỏe mạnh, bình an đó mới là quan trọng nhất.

Trong cuộc sống dù nhiều quanh co cũng không thể đánh mất sự kiên trì của chúng ta đối với đời. Trên đường đời cũng không phân định rõ ràng được rằng đâu là coi thường, xem nhẹ. Tha thứ cũng không phân định rõ ràng được rằng đâu là thật sự không để tâm, đâu là cần phải có khoảng cách. Vì thế hãy rộng rãi khoan tâm mà sống, điều ấy mới đúng là không sai lệch.

Ban Mai biên dịch

 

Âm nhạc thanh tao tạo nên người cao thượng, âm nhạc thấp kém biến người thành xấu xa

Một học giả tu hành đời Đường đã nói: “Âm nhạc tốt tạo nên người tốt, âm nhạc xấu tạo nên người xấu”. Người xưa đặc biệt chú ý về ảnh hưởng của âm nhạc đến tính nết con người. Họ ca tụng lợi ích lớn lao của âm nhạc chính là giáo dục.

tình người, tạo nên, âm nhạc,

Giáo dục là một trong những tác dụng nguyên thủy của âm nhạc. 

Âm nhạc không phải để phát triển cảm giác của những giác quan. Người thời xưa đã nhìn thấy “Cấu tạo tâm tính” và “Giáo dục qua âm nhạc”, đó là tác dụng nguyên thủy của âm nhạc. Trong cuốn sách YueJi (Nhạc ký) tác giả đã nói: “Vị vua già đã dùng điệp khúc để giúp người ta kiềm chế, ngăn ngừa những ham muốn quá độ”.

Âm nhạc có nhiều cấp khác nhau. Âm nhạc thấp kém xâm phạm nguyên tắc của sự điều độ, nó không giới hạn việc biểu lộ cảm xúc của con người, sẽ đưa tới suy thoái và bạo lực, cuối cùng nhân loại không còn đạo đức. Loại âm nhạc này là một lời nguyền, tạo nên sự sụp đổ của một triều đại.

Âm nhạc ở cấp cao biểu lộ nguyên lý của vũ trụ. Thưởng thức âm nhạc ảnh hưởng đến đức, và người ta có thể thăng tiến đạo đức. Một học giả tu hành đời Đường đã nói: “Âm nhạc tốt tạo nên người tốt, âm nhạc xấu tạo nên người xấu”.

Âm nhạc tượng trưng sự hài hòa của thiên đường và hạ giới. Trong cuốn sách Nhạc ký tác giả nói: “Âm nhạc biểu lộ đạo đức nội tại. Âm thanh có thể sửa đổi cách cư xử”. Tác giả cũng tin rằng âm thanh và âm nhạc phối hợp mọi vật ở thiên đường và hạ giới. Chúng thích ứng với nguyên lý âm dương, ngay cả chúng được phổ biến giữa những Ma và Thiên Thần. Ảnh hưởng của chúng thật sâu thẳm.

 

Âm nhạc và âm thanh điều chỉnh vạn vật trong xã hội nhân loại. Khi nói đến âm nhạc ta không thể không nói đến âm thanh. Trong nhiều triều đại ngày xưa, âm nhạc là phần giáo dục chính yếu cho nhân viên chính quyền. Nhiệm vụ chính là nuôi dưỡng tâm tính và chí khí. Với mục đích này họ dạy người ta với 5 âm thanh và 6 loại nhạc. Người xưa dùng âm nhạc để giáo hóa. Theo tác giả cuốn Nhạc ký, làm như vậy sẽ có lợi giúp âm thanh sữa đổi tâm tính con người và âm nhạc tạo ra sự hài hòa cho giọng nói.

Người xưa cho rằng âm nhạc tốt là tiếng của đức. Chỉ có loại âm nhạc này mới có thể được trình diễn ở chùa và truyền dạy rộng rãi trong dân chúng.

Nhạc ký ghi chú: Đức hạnh là nguyên thủy của bản thể, âm nhạc là điểm sáng của đức. Cũng trong cuốn sách tác giả đã nhấn mạnh: “Đạo đức trước tiên, kỹ thuật là thứ”. Chỉ rõ nội dung của âm nhạc là chính, kỹ thuật không quan trọng, đức hạnh và tâm linh quan trọng nhất, để diễn tả ý nghĩa của âm nhạc, người trình diễn có thể tạo đức và giúp nâng cao tâm tính, chỉ những nhạc sĩ với đặc tính này trình diễn mới chiếm được tâm hồn khán giả.

Khổng Tử đặc biệt nhấn mạnh đạo đức trong âm nhạc. Ngài quả quyết âm nhạc tốt có thể nâng cao đạo đức con người. Ngài đã nói: “Không có gì có thể mạnh hơn âm nhạc để nâng cao truyền thống xưa, không có gì thích đáng hơn âm thanh để hạn chế những nhà lãnh đạo trong việc cai trị”.

Ngài cũng tin rằng tư tưởng cao nhất của âm nhạc và giá trị nghệ thuật là từ bi và mỹ thuật. Ngài ca tụng âm nhạc cao thượng diễn tả “Hạnh phúc không quá độ, buồn khổ không đau”. Cốt tủy của âm nhạc cao thượng là trung đạo dễ thương – tốt tự nhiên – tiềm ẩn. Âm nhạc này có thể thay đổi tập quán xấu để đưa người ta tới từ bi, nhã nhặn và thầm lặng.

Nó hoàn toàn ngược lại với loại nhạc tinh vi lả lướt để theo đuổi những tác dụng của cảm xúc. Nhạc ký nói âm nhạc không khác, nhưng khác tự âm thanh. Chỉ khi âm thanh phù hợp với nguyên lý của vũ trụ. Khi đó nó mới có thể được gọi là âm nhạc. Một người quý tộc thưởng thức âm nhạc để học giá trị cao cả, người thường thưởng thức âm nhạc để thỏa mãn sự ham muốn.

 

 


   

Tác giả bài viết: Theo Chanhkien.org

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập993
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm991
  • Hôm nay14,076
  • Tháng hiện tại283,973
  • Tổng lượt truy cập36,338,528
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây