UNESCO công nhận phía đông sông Jordan là nơi Chúa Giê-su đã chịu phép rửa tội

Thứ hai - 27/07/2015 05:52

UNESCO công nhận phía đông sông Jordan là nơi Chúa Giê-su đã chịu phép rửa tội

Các chuyên gia đã xem xét hồ sơ để công nhận sông Jordan cũng công nhận rằng không hề có bằng chứng khảo cổ nào khẳng định đoạn sông phía đông là nơi đã diễn ra nghi thức năm xưa.
 Đức Giáo hoàng Phanxicô đã đến thăm sông Jordan vào hồi 24 tháng Năm, 2014. photo courtesy: REUTERS/Yousef Allan
 
Cali Today News - Trong nhiều năm qua, những khách hành hương Kitô giáo đã tìm đến dòng sông Jordan ở cả phía đông và phía tây để tìm kiếm sự kết nối với một sự kiện vốn được cho là cốt lõi đức tin của những người Kitô giáo: phép rửa của Chúa Giê-su tại sông Jordan. Chính nhờ vậy mà các quốc gia có con sông này chạy qua thu về không ít lợi nhuận từ ngành du lịch. Nhưng đến nay, sau một thời gian dài nghiên cứu và cân nhắc, tổ chức UNESCO đã chính thức công nhận rằng đoạn sông ở phía đông là một Di sản thế giới. Cơ quan văn hóa của Liên Hiệp Quốc đã tuyên bố trong tháng này rằng đoạn sông phía đông là nơi đã diễn ra nghi thức rửa tội của Chúa Giê-su. Kết luận này được UNESCO đưa ra dựa trên những tài liệu của các nhà thờ còn lưu giữ. 
 
Tuyên bố mới nhất này của UNESCO được xem là một tia sáng cứu rỗi đối với ngành du lịch của Jordan, nơi mà số lượng khách du lịch đã giảm mạnh kể từ Mùa xuân Ả Rập xảy ra vào 2011 và sự trỗi dậy của ISIS. Trong khi phía Israel vẫn giữ im lặng thì một quan chức của Palestin lại cho rằng UNESCO nên công nhận cả con sông Jordan.
 
Tuyên bố của UNESCO cũng khiến nhiều học  giả phải nhíu mày suy nghĩ. Jodi Magness, một nhà khảo cổ học của Đại học North Carolina cho biết:
 
“Trên thực tế, không hề có một bằng chứng nào chứng minh được rằng phép rửa tội đã diễn ra cụ thể ở đoạn sông nào. Thứ duy nhất mà chúng ta có thể dựa vào chính là việc người Kitô giáo đã tôn thờ dòng sôn này kể từ thế kỷ đầu tiên của loài người cho đến nay.”
 
Các chuyên gia đã xem xét hồ sơ để công nhận sông Jordan cũng công nhận rằng không hề có bằng chứng khảo cổ nào khẳng định đoạn sông phía đông là nơi đã diễn ra nghi thức năm xưa. Tuy nhiên, sông Jordan mang một ý nghĩa tôn giáo lớn với đa số các giáo phái của đức tin Kitô giáo, chính những người này đã công nhận đoạn sông này là nơi bí tích rửa tội diễn ra.
 
Cuộc tranh luận về việc UNESCO công nhận chỉ một đoạn sông Jordan là Di sản thế giới diễn ra vào thời điểm tình hình của khu vực này đang rất bất ổn, bao gồm cả những mối đe dọa gia tăng từ việc các chiến binh Hồi giáo ISIS liên tục phá hủy các cổ vật có giá trị.
 
 

Tác giả bài viết: Linh Lan (Theo Business Insider)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập989
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm987
  • Hôm nay14,070
  • Tháng hiện tại283,967
  • Tổng lượt truy cập36,338,522
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây