"kẻ" sẽ thống trị Trái Đất sau thảm họa hạt nhân

Thứ bảy - 09/01/2016 19:45

"kẻ" sẽ thống trị Trái Đất sau thảm họa hạt nhân

Sau thảm họa hạt nhân, liệu rằng tất cả sẽ kết thúc hay những con gián đột biến vì phóng xạ sẽ thay thế loài người thống trị thế giới?

1. Động vật đơn bào

Tuy là dạng sinh vật sống đơn giản nhất nhưng nó có thể là tiền thân của những loài vật tương lai. Khi gặp điều kiện bất lợi, động vật đơn bào sẽ sinh ra lớp bảo vệ và cơ thể rơi vào trạng thái “ngủ đông”.

Với khả năng chống bức xạ tốt và vì chỉ một tế bào, đột biến không phải là vấn đề với chúng.

Số lượng động vật đơn bào là vô cùng lớn và với kích thước nhỏ, chúng sẽ là loài có khả năng sống sót qua thảm họa hạt nhân.

2. Gián

Là loại vật nổi tiếng với khả năng chống chịu phóng xạ, 10% cá thể có thể sống sót với mức phóng xạ 10.000rads. Trong khi đó, loài người tiếp xúc với mức phóng xạ này sẽ ngay lập tức bất tỉnh rồi chết.

Khả năng sống sót cao của gián có được là do chúng phát triển chậm, các tế bào tái sinh sau 48 giờ nên khả năng bị biến dị giảm đi.

3. Bọ cạp

Cho dù chưa được kiểm chứng một cách rõ ràng nhưng bọ cạp với khả năng chống chịu tia cực tím có thể sẽ là loài sống sót tiếp theo. Bọ cạp tồn tại khắp nơi, chỉ trừ Nam Cực.

Chúng thể bị đông đá rồi sống trở lại bình thường. Với môi trường sống đặc biệt, khả năng tồn tại trước phóng xạ là khá cao.

Cơ thể bọ cạp qua nhiều thế hệ không có thay đổi chứng tỏ chúng đã đạt đến mức độ ổn định tương đối.

4. Ong vò vẽ

Chủng loài Braconidae trong họ nhà ong vò vẽ có khả năng chống chịu phóng xạ cực kỳ tốt. Trong khi gián chỉ có thể chịu 10.000rads thì ong vò vẽ Braconidae có thể chịu 180.000rads.

Đây là giới hạn kỷ lục trong giới tự nhiên.

Tuy nhiên để sinh sản, loài Braconidae cần đẻ trứng trên con mồi. Sau thảm họa hạt nhân, số lượng con mồi của nó giảm đáng kể sẽ đe dọa khả năng tái sinh của Braconidae.

5. Con Lingulata

Nó thuộc họ chân bụng thân mềm hai mảnh vỏ, giống như con sò. Cái tên đặc biệt theo tiếng Latin nghĩa là cái lưỡi do hình dáng vỏ của nó.

Tồn tại qua nhiều thảm họa diệt vong từ khi Trái Đất hình thành, chúng tự chôn mình rồi chờ cơ hội phát triển sau khi mọi thứ qua đi.

Vẫn mang trong mình nhiều bí mật về sự sinh tồn, rõ ràng Lingulata sẽ không khó khăn gì sống sót sau chiến tranh hạt nhân.

6. Ruồi giấm

Những con ruồi giấm họ Drosophilla có thể sống sót khi chịu 64.000rads phóng xạ.

Ngược lại với những loài sinh vật khác có tốc độ sinh trưởng tế bào chậm, ruồi giấm có tốc độ sinh trưởng cực kỳ nhanh. Điều này giúp nó tiến hóa để thay đổi theo môi trường sống.

Cộng với kích thước nhỏ bé của mình, ruồi giấm ít chịu sự tác động của phóng xạ hơn những loài có cơ thể phức tạp khác.

7. Con người

Rõ ràng cơ thể loài người vô cùng yếu ớt khi chịu tác động của phóng xạ, tuy nhiên chiến tranh hạt nhân không thể xảy ra khắp Trái Đất. Nếu chiến tranh nổ ra, vẫn có những vùng không bị trúng bom hạt nhân.

Ngoài ra, những hầm ngầm chống bom hạt nhân vẫn được xây dựng khắp thế giới.

Tất nhiên, sau chiến tranh, thế giới sẽ không còn như lúc trước. Để tiếp tục tồn tại, loài người cần nhiều thứ hơn là những chiếc hầm trú ẩn.

8. Cá Mumchihog

Họ nhà cá rất nhạy cảm với môi trường sống, chỉ cần một thay đổi nhỏ hàm lượng muối trong nước, nhiệt độ hay ô nhiễm là chúng sẽ chết. Tuy nhiên, loài cá Mumchihog khá đặc biệt, chúng có thể sống khắp nơi.

Người ta thấy chúng sinh sống ở cả những vùng bị ô nhiễm hóa chất trầm trọng. Năm 1973, chúng đã được đem lên trạm thí nghiệm ngoài vũ trụ để thí nghiệm khả năng tồn tại: chúng bơi lội và sinh sản như bình thường.

Khả năng sinh tồn kỳ lạ của loài Mumchihog là do chúng có thể tự thay đổi cấu trúc gen di truyền. Người ta còn ghi nhận được nó khả năng tự biến đổi cơ thể để phù hợp với môi trường sống.

9. Loài gấu nước Tardigrade

Đây là loài vật kỳ lạ với sức sống mãnh liệt. Với khả năng tồn tại kể cả khi bị luộc trong nước sôi, nghiền nát, đông đá, ném vào vũ trụ, sống không cần nước và có thể hồi sinh sau cả thập kỷ chết lâm sàng.

Cơ thể chỉ dài 1,5mm nên việc bị ảnh hưởng bởi những vụ nổ hạt nhân là rất thấp. Với khả năng của mình, việc tồn tại sau thảm họa hạt nhân là chuyện bình thường với Tardigrade.

10. Vi khuẩn Deinococcus Radioduran

Được mệnh danh là “Vi khuẩn Conan”, nếu nó không sống sót thì chẳng có gì có thể tồn tại.

Với khả năng tự sửa chữa ADN với tốc độ rất nhanh, chúng đang được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực, từ làm sạch ô nhiễm đến nghiên cứu y học.

Cho đến thời điểm này, những bí mật về khả năng của vi khuẩn Conan vẫn chưa được khám phá hết.

Như vậy, có thể thấy bức tranh thế giới sau thảm họa hạt nhân không hề tươi sáng. Có lẽ biện pháp tốt nhất đối với loài người đó là chung sống hòa bình hơn là chịu đựng chiến tranh hạt nhân.

Tác giả bài viết: Thanh Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập54
  • Hôm nay17,025
  • Tháng hiện tại331,378
  • Tổng lượt truy cập36,385,933
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây