Để có được kết luận trên, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu trên một số cá thể chuột thí nghiệm. Cũng như người, chu kỳ một giấc ngủ của loài chuột cũng phải trải qua nhiều giai đoạn, do đó chuột cũng có thể biết mơ như chúng ta. Tại UCBL, nhóm nghiên cứu đã chia số chuột làm 3 nhóm: nhóm ngủ bình thường, nhóm bị làm gián đoạn giấc ngủ và nhóm còn lại cũng bị gián đoạn nhưng sẽ được ngủ tiếp sau đó. Việc tác động như vậy sẽ làm cho một số gen bị ức chế và tạo ra các biểu hiện đáng chú ý. Họ tin rằng, phương pháp đặc biệt này sẽ giúp phân tích biểu hiện của gen tại các vùng khác nhau trên não bộ và tìm ra các đặc tính cụ thể của REM. Sau quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã ghi lại và xác định được các cấu trúc gen cần thiết. Các cấu trúc này là một phần của limbic - hệ thống quan trọng để tạo ra giấc mơ đồng thời liên kết với cảm xúc và trí nhớ. Đó là lý do vì sao đôi khi chúng ta có thể nhớ được một cách rõ ràng những giấc mơ dài và phức tạp. Đồng thời, chia sẻ thêm về nghiên cứu trên, nhóm chuyên gia cho hay: khi mơ, não bộ điều khiển mọi hoạt động của cơ thể theo cách rất đặc trưng. Những việc chúng ta không làm ban ngày thì trong mơ, não sẽ khiến chúng ta hoàn thành chúng. Điều duy nhất khác biệt, đó là não khiến ta cảm giác rằng mình đã làm chứ không hề điều khiển hoạt động chân tay để các cơ bắp có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục. Trong lúc ngủ, mọi cơ bắp của chúng ta sẽ được đưa về trạng thái bất động để nghỉ ngơi. Đôi khi đó là một điều tốt bởi nếu những cơ bắp hoạt động, chúng ta sẽ hành động chính xác theo những gì giấc mơ xảy ra. Nguồn: The Verge | |
|
Tác giả bài viết: Thanh Nguyen
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn