Nạn tham nhũng đã hủy hoại thực lực của quân đội Nga.

Thứ ba - 19/04/2022 22:04
Bài viết đọc nghe hay hay , mời các bạn đọc nhé
tải xuống
tải xuống

13 tháng 3  · 

🌗Cuộc chiến ở Ukraine phơi bày một sự thật tệ hại: Nạn tham nhũng đã hủy hoại thực lực của quân đội Nga.
°
Nước Nga có một ngân sách quân sự khổng lồ (theo thống kê năm 2020):
- Với 4,3% tổng sản phẩm nội địa GDP, Nga đứng hàng thứ 3 trên thế giới, hơn cả Hoa Kỳ (3,7%), Anh, Pháp, Đức.
- Với số tiền binh phí mỗi năm là 61,7 tỉ USA, Nga đứng hàng thứ tư trên thế giới, chỉ sau những nước đông dân hơn là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ (xem chú thích *1,2 bên dưới).
Mở cuộc chiến xâm lược Ukraine, Putin đã đưa sang nước láng giềng một quân đội được cho là hùng mạnh hàng đầu trên thế giới. Tổng thống Nga tin tưởng rằng, sẽ chiếm Ukaine trong vòng 1 tuần. Phương Tây cũng nghĩ như vậy. Ukraine ở vào tình cảnh châu chấu đá xe.
Sau một tuần gặp phải sự kháng cự anh dũng, quyết liệt của người Ukraine, quân đội của Putin rơi vào thế bị động, bắt đầu bộc lộ những yếu kém. Một điều nghịch lý, không phải sức mạnh của Putin làm phương Tây kinh ngạc, mà chính là sự yếu kém của quân đội Nga đã buộc các chuyên gia quân sự phải đặt ra nhiều câu hỏi.
*
Theo bản tin của đài truyền hình nhà nước Đức, hôm 04.03.2022 (*3):
Lính Nga không chỉ chiến đấu với lính Ukraine, họ còn phải chiến đấu với sự thiếu hụt thiết bị, chiến đấu với tổ chức quân sự tồi tệ và thậm chí chiến đấu chống lại thời tiết.
- Thức ăn thiếu thốn hay đã quá hạn sử dụng.
- Không có thông tin, kế hoạch cụ thể từ cấp chỉ huy.
- Phương tiện di chuyển không thích hợp với địa hình, địa thế, khí hậu.
- Các phương tiện chiến tranh không được bảo trì.
Theo Telenko, chuyên gia về xe tải quân sự ở Mỹ: Không giống như xe tải thương mại, xe tải quân sự thường không phải di chuyển liên tục mà phải nằm đợi trong kho, chờ triển khai. Cho nên, những chiếc xe này phải được cho chạy bảo trì và chăm sóc thường xuyên để tránh hư hỏng. “Nếu bánh xe tải quân sự nằm yên trong nhiều tháng, vành bánh sẽ trở nên giòn", Telenko nói. Chúng có thể rách toạc ngay cả khi chạy một khoảng cách ngắn. Đây chính là chuyện đang xảy ra với nhiều phương tiện bị hư hỏng của Nga.
Chỉ trong mười ngày xâm lược, quân đội Nga bị hư hỏng 618 chiến xa.
Năm 2008, nước Nga đã tiến hành các cuộc cải cách quân sự quy mô. Các lực lượng vũ trang được hiện đại hóa, và các trang thiết bị cũ của Liên Xô được thay thế bằng những kỹ thuật mới. Nhưng trong cuộc chiến xâm lược Ukraine, các loại vũ khí chiến tranh hiện đại này đã không xuất hiện - Carlo Masala, giáo sư chính trị quốc tế tại Đại học Bundeswehr ở Munich, nói: “Tất cả các thiết bị công nghệ cao mà người Nga đã khoe ra trên các phương tiện truyền thông kể từ năm 2008 đều không được nhìn thấy ở Ukraine.”
Cũng theo Masala, quân đội Nga không chú ý đến cả những điều cơ bản nhất trong triển khai quân đội. “Tổ chức hậu cần tệ hại khủng khiếp, không có dầu diesel nên xe tăng bị bỏ lại, không có bếp dã chiến nên binh lính sĩ không có gì để ăn sau ba hoặc bốn ngày - đây là những sai lầm lớn, sai lầm ấu trĩ của người mới tập sự, mà chúng ta không ngờ đến.”
*
Thông tin trên thực tế cho thấy, với một kinh phí quân sự khổng lồ, nhưng quân lính Nga rơi vào tình trạng đói kém thảm thương. Giám đốc điều hành của mạng nghiên cứu Bellingcat, Christo Grozev, viết trên Twitter (*4):
“Ngày càng có nhiều báo cáo của người Ukraine trên lãnh thổ bị chiếm đóng về việc binh lính Nga đi xin ăn. Mặc dù sự yếu kém khét tiếng về hậu cần của quân đội Nga có thể là một lý do, nhưng có vẻ như những người lính - hoặc chỉ huy của họ - bán khẩu phần thực phẩm ra thị trường chợ đen của Nga.”
Bên cạnh đó, nhiều thông tin cũng tố cáo việc binh lính Nga phải đi xin xăng dầu của người dân Ukraine, để đổ cho các chiến xa cạn kiệt nhiên liệu của họ. Ngay cả việc binh lính Nga đi bắt gà của dân để chống đói, cũng bị quay phim. Những tin tức này nói lên một sự thật bi thảm, tưởng là không thể xảy ra ở châu Âu, năm 22 của thế kỷ 21.
*
Nga là nước nổi tiếng về nạn tham nhũng.
Chỉ riêng số tài sản của tổng thống Nga, đã là một câu trả lời. Putin với mức lương căn bản là 283.787 euro mỗi năm, chi tiêu xa xỉ cho riêng bản thân (*5), nhưng tổng số tài sản ước tính được cho là 36 tỷ euro. Con số thật sự có thể lớn hơn rất nhiều. So sánh với thủ tướng Đức, Angela Merkel có mức lương 422.135 euro mỗi năm. Trong 16 năm cầm quyền và tiện tặn ở nhà thuê trong khu bình dân, bà Merkel đã tiết kiệm được 3,5 triệu euro để nghỉ hưu. Ông Donald Trump là tổng thống giàu sụ của nước Mỹ, với tài sản 1,75 tỉ euro, tuy nhiên, số tiền này không có từ chức vụ tổng thống. Với tài sản 36 tỉ euro, Putin được xem là tổng thống giàu nhất thế giới. (*6)
Tham nhũng ở Nga luôn được nhìn nhận là một vấn đề nghiêm trọng. Cao điểm năm 2010, theo xếp hạng của Transparency International, nước Nga đứng hàng 154, trong 175 quốc gia. Tệ nạn này được biết là đã đục khoét tất cả các nền tảng của hệ thống hành chính, thực thi pháp luật, y tế công cộng và giáo dục. Sau cuộc chiến này, người Nga có thể thấy, tình trạng tham nhũng trong quân đội mới là điều trầm trọng nhất. Và, nó làm sụp đổ một cường quốc.
*
Chiến tranh Ukraine có phải là sai lầm quân sự của Putin?
Có hai khả năng:
1. Putin tin rằng quân đội Nga hùng mạnh hàng đầu thế giới, tin vào những con số phô trương và báo cáo láo chạy theo thành tích của thuộc cấp.
2. Putin là kẻ hoang tưởng. Những người nói ra sự thật tiêu cực đều bị hắn trừ khử (*7).
Dù gì đi nữa, cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine đã ghi lại một nỗi ô nhục cho nước Nga. Quân đội Nga với những binh sĩ đi ăn xin và trộm cắp.
VTP-LTH
*
Link theo thứ tự:
*1: https://de.statista.com/.../laender-mit-den-hoechsten.../
*2:

Nguồn tin: Lưu Thủy Hương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập99
  • Hôm nay19,838
  • Tháng hiện tại111,527
  • Tổng lượt truy cập35,034,009
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây