Hoa Tình Thươnghttps://hoatinhthuong.net/assets/images/logo.png
Thứ ba - 19/04/2022 22:17
1. Chuối mọc trên cây? Trên thực tế, chúng mọc trên các loại thảo mộc lớn trông giống như cây.
TwitterPinterest
2. Napoléon lùn? Một câu chuyện bịa. Ông cao hơn một chút so với chiều cao trung bình của người Pháp thời gian đó.
TwitterPinterest
3. Không ăn lúc bơi? Điều này không làm tăng nguy cơ bị chuột rút; mà rượu mới làm gia tăng nguy cơ lớn nhất. Nhưng dạ dày no quá sẽ khiến bạn hụt hơi.
TwitterPinterest
4. Bột ngọt làm nhức đầu? Không có bằng chứng khoa học - chỉ có bằng chứng nó chứa đựng muối natri của axit glutamic.
TwitterPinterest
5. Nước mặn sôi nhanh hơn? Rắc một chút muối vào nước cũng không có gì khác biệt, thực sự nó có thể làm nước sôi lâu hơn.
TwitterPinterest
6. Đồng xu rơi từ trên cao xuống có thể giết người? Vận tốc của một đồng xu là từ 30 - 50 dặm/giờ. Không đủ nhanh để giết người nhưng chắc chắn sẽ vô cùng đau nhức.
TwitterPinterest
7. Dầu ăn ngăn chặn mì ống dính vào nhau? Không phải vậy. Nó chỉ khiến sợi mì trơn, khuấy đều mới ngăn chúng dính vào nhau.
TwitterPinterest
8. Có 3 người đàn ông khôn ngoan? Không chỗ nào trong Kinh Thánh xác định là có 3 người cả.
TwitterPinterest
9. Tài năng khác biệt giữa não trái và phải? Không có sự phân chia vững chắc giữa tài năng của mỗi bên; não trái có thể học "những kỹ năng của não phải" và ngược lại.
TwitterPinterest
10. Chó đổ mồ hôi bằng cách chảy nước dãi? Không - chúng điều hòa nhiệt độ thông qua việc thở hổn hển. Chúng thực sự đổ mồ hôi qua đệm thịt dưới lòng bàn chân.
TwitterPinterest
11. Sữa làm gia tăng niêm dịch? Không phải vậy. Vì thế không cần phải tránh sữa nếu bạn bị cảm lạnh.
TwitterPinterest
12. Einstein từng thi trượt môn Toán? Cũng không luôn. Ông từng thi trượt trong một kỳ thi tuyển sinh vào trường nhưng vẫn rất xuất sắc trong toán học.
TwitterPinterest
13. Con người và khủng long từng sống chung? Mặc dù 41% người trưởng thành ở Mỹ nghĩ như vậy, nhưng lại thực sự quên rằng con người và khủng long cách nhau đến 64 triệu năm.
TwitterPinterest
Vậy nên mấy cái phim mà vừa có người vừa có khủng long đều là sản phẩm của trí tưởng tượng của con người nhá.
14. Báo cáo người mất tích? Cảnh sát không yêu cầu thời gian chờ đợi 24 giờ trước khi chấp nhận báo cáo một người mất tích.
TwitterPinterest
15. Những bộ phận lưỡi khác nhau? Không có sự phân chia những bộ phận khác nhau của lưỡi cho mỗi hương vị: đắng, chua, mặn, ngọt và umami (tương ứng với các hương vị của glutamat, đặc biệt là bột ngọt).
TwitterPinterest
16. Chỉ có 10% bộ não được sử dụng? Tỷ lệ bộ não được sử dụng phụ thuộc vào mỗi nhiệm vụ, nhưng cuối cùng, tất cả các khu vực được sử dụng hầu như mỗi ngày.
TwitterPinterest
17. Dơi bị mù? Dơi không chỉ có thể nhìn thấy, mà còn định vị được tiếng vang. Đó là lý do tại sao chúng rất tuyệt vời!
TwitterPinterest
18. 7 năm để tiêu hóa kẹo cao su? Kẹo cao su rất khó tiêu hóa và thường đi thẳng ra ngoài. Phần còn lại được hấp thụ.
TwitterPinterest
19. Có thể nhìn thấy vạn lý trường thành của Trung Quốc từ không gian? Hoàn toàn vô lý! Không có bất kỳ kiến trúc đơn độc nào của con người có thể nhìn thấy từ quỹ đạo, nhưng bạn có thể nhìn thấy các thành phố vào ban đêm.
TwitterPinterest
20. Rượu làm cơ thể ấm lên? Nó chỉ đơn thuần làm giãn nở mạch máu nóng ở gần da, tạo cảm giác ấm áp. Nó thực sự có thể làm hạ thân nhiệt của cơ thể.
TwitterPinterest
21. Đừng chạm vào chim non? Đa phần các loài chim đều có khứu giác kém, vì vậy chúng sẽ không bỏ rơi chim non nếu chúng "có mùi" của con người.
TwitterPinterest
22. Cá vàng có trí nhớ 3 giây? Dù không phải là sinh vật thông minh nhất nhưng cá vàng có thể khoe khoang mình có bộ nhớ lên đến 3 tháng đấy.
TwitterPinterest
23. Bò tót ghét màu đỏ? Bò tót bị mù màu. Chúng thực sự cảm nhận sự chuyển động của tấm vải của dũng sĩ đấu bò như một mối đe dọa.
TwitterPinterest
24. Caffeine làm bạn mất nước? Không thực sự như thế. Các tác dụng lợi tiểu của caffeine được bù đắp bằng lượng nước trong thức uống chứa caffeine.
TwitterPinterest
25. Vomitorium là gì? Không phải là một căn phòng người La Mã dùng cho ngày tế thần rượu Bắc-cút mà là tên của lối vào sân vận động.
TwitterPinterest
26. Cạo râu sẽ khiến râu dày hơn? Lông mọc trở lại không dày hơn, thô hơn, hay sậm hơn; nó chỉ xuất hiện như vậy vì nó mọc trở lại với đầu đã bị cùn.
TwitterPinterest
27. Đường khiến trẻ con hiếu động thái quá? Các nghiên cứu đã bác bỏ điều này. Hành vi kém hoặc huyên náo vẫn xảy ra ở trẻ em có chế độ ăn kiêng không đường.
TwitterPinterest
28. Thoát nhiệt ở đầu? Chỉ có trẻ sơ sinh là thoát nhiệt hầu hết qua đầu (trừ khi đầu là phần duy nhất được che kín trên cơ thể).
TwitterPinterest
29. Mộng du? Họ thực sự sẽ rất lộn xộn, nhưng không sao cả. Họ có nhiều khả năng làm tổn thương chính mình nếu họ không được đánh thức.
TwitterPinterest
30. Rượu giết chết tế bào não? Ngay cả những người uống rượu nhiều hay nghiện rượu thì các tế bào não cũng không bị giết, chúng chỉ bị hư hỏng.
TwitterPinterest
31. Máy chém? Đây không phải là công cụ tra tấn thời Trung cổ mà là hàng giả được tạo ra vào thế kỷ 18 cho những màn xiếc giật gân.
TwitterPinterest
32. Vắc xin gây ra tự kỷ? Đây là nỗi sợ hãi vô căn cứ vì những nghiên cứu lừa đảo.
TwitterPinterest
Vậy có tồn tại mối quan hệ nào giữa vacxin và căn bệnh tự kỷ? Vào năm 2003, một hội đồng 15 thành viên tới từ Trung tâm ngăn chặn và kiểm soát bệnh dịch Hoa Kỳ (CDC) và Viện y tế quốc gia Hoa Kỳ đã cùng khảo sát và kết luận: không có bằng chứng khoa học cho thấy có mối liên hệ giữa hai phạm trù này.
33. Mũ có sừng của chiến binh Viking? Chiến binh Viking không đội mũ có sừng. Mũ bảo hộ được tạo ra bởi một nhà thiết kế trang phục cho một vở opera của Wagner vào thế kỷ 19.
TwitterPinterest
34. Chúng ta chỉ có 5 giác quan? Một số nhà khoa học đã khẳng định là 21, trong đó bao gồm cân bằng, đau đớn và nhiệt độ.
TwitterPinterest
35. Luân chuyển nước? Nước trong toilet không luân chuyển theo chiều ngược lại ở Nam Bán Cầu. Các hiệu ứng Coriolis không làm thay đổi nước trong nhà vệ sinh.
TwitterPinterest
Trái Đất quay quanh trục của mình, vì thế mà các vật chuyển động trên Trái Đất đều chịu hiệu ứng Coriolis. Ở phía bắc bán cầu, các vật chuyển động có xu hướng vòng sang phải, còn ở nam bán cầu thì vòng trái (nhìn theo chiều chuyển động của vật). Đối với các vật chuyển động dọc theo đường vĩ tuyến (ở Bắc cũng như Nam Bán Cầu) thì hiệu ứng Coriolis không làm lệch hướng chuyển động mà chỉ làm cho vật nặng hơn lên (khi chuyển động về phương Tây), hoặc nhẹ bớt đi (khi chuyển động về phương Đông). Còn đối với các vật rơi tự do thì chúng đều có điểm rơi lệch về phía Đông so với điểm rọi thẳng đứng của nó (bỏ qua ảnh hưởng của gió). Hiệu ứng Coriolis đối với các dòng gió thổi trên bề mặt Trái Đất, mô phỏng cho trường hợp lý tưởng là các dòng gió không ma sát với nhau. Hiệu ứng này khó cảm nhận được, do chuyển động quay của Trái Đất rất chậm. Nó chỉ xuất hiện trong các quá trình kéo dài, hoặc tác động vào những vật chuyển động nhanh, hay các vật "tự do" tức là tổng các lực tác động lên nó là nhỏ cỡ độ lớn của lực Coriolis. Sau đây là một vài ví dụ về ảnh hưởng của hiệu ứng Coriolis: Trên Bắc Bán Cầu gió thổi có xu hướng vòng phải, còn ở Nam Bán Cầu thì vòng trái. Ở Bắc Bán Cầu các dòng sông có bờ phải bị xói mòn nhiều hơn (tương ứng, ở Bán Cầu Nam – bờ trái). (Theo wiki)
36. Lỗ đen? Không thực sự là "lỗ" mà đúng hơn là những vật thể nặng khổng lồ với lực hấp dẫn lớn.