Vậy một “chính quyền ngầm” gồm có những gì? Điều đó phụ thuộc vào người bạn hỏi. New York Times và New Yorker cho rằng nó chẳng là gì, và đó chỉ là một thuyết âm mưu. Tuy nhiên, những người khác bao gồm cả nhà sáng lập trang tin Economist và Weekly Standard đều đề cập đến sự tồn tại của thuật ngữ này.
Các học giả Hoa Kỳ thường sử dụng thuật ngữ “chính quyền ngầm” dùng để thay thế khi nhắc đến những cơ quan quân sự, gián điệp hay đặc biệt là những cơ quan chống rò rỉ thông tin của chính phủ.
Thư ký Nhà Trắng, Sean Spicer, gây sự chú ý khi ám chỉ tới “chính quyền ngầm” trong buổi họp báo về những vụ rò rỉ thông tin của chính quyền Trump.
“Tôi nghĩ rằng không có gì phải nghi ngờ khi bạn đã ở văn phòng chính phủ 8 năm, có những người ở đó và tiếp tục ủng hộ chương trình nghị sự của cựu chính quyền”, ông nói.
Thuật ngữ “chính quyền ngầm” bắt nguồn từ Thổ Nhĩ Kỳ, đề cập đến một mạng lưới những cá nhân thuộc những bộ phận khác nhau của chính phủ, duy trì mối liên hệ với những cựu tướng đã nghỉ hưu và nhóm tội phạm có tổ chức, tồn tại ngoài sự nhận biết của các sĩ quan cấp cao và chính trị gia.
Thuật ngữ này cũng đã được sử dụng ở những nơi như Ai Cập, trước cuộc chiến tranh Syria và Pakistan, theo các chuyên gia quan hệ quốc tế.
“Khi chúng tôi nói ‘chính quyền ngầm’ thì có nghĩa là có điều gì đó thật nham nhiểm và độc hại”, nhà báo Nate Schenkaan, Tổng biên tập của Freedom House, nói. Ông từng viết bài: “Khủng hoảng dân chủ: Tham nhũng, truyền thông và quyền lực ở Thổ Nhĩ Kỳ”, đăng trên tờ Time.
“[Nó] bao gồm những người đứng đầu băng nhóm xã hội đen, gia nhập đội ngũ lãnh đạo quân đội để tấn công các nhóm thiểu số, giết người và tra tấn”.
Theo Mike Lofgren, cựu cố vấn Đảng Cộng hòa, từ “chính quyền ngầm” được định nghĩa như là một “hiệp hội lai ghép nhiều yếu tố của chính phủ, các nhóm đứng đầu ngành tài chính và công nghiệp có khả năng điều khiển Hoa Kỳ mà không cần hỏi xin sự đồng thuận của chính phủ theo quy trình phê duyệt chính thức”. Ông ấy lưu ý rằng thuật ngữ này xuất phát từ Thổ Nhĩ Kỳ. Lofgren đi xa hơn, nói rằng đây là câu chuyện trọng đại của thế kỷ 21.
“Nó chỉ là sợi chỉ đỏ chạy qua cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố và quân sự hóa chính sách đối ngoại, tài chính hóa và phi công nghiệp hóa nền kinh tế Mỹ, sự gia tăng của một cấu trúc xã hội tài phiệt đã tạo cho chúng ta một xã hội bất bình đẳng nhất trong gần một thế kỷ, và sự rối loạn chính trị đã làm tê liệt hoạt động quản lý ngày qua ngày”, ông ấy viết thêm rằng những thông tin bị rò rỉ năm 2013 từ Edward Snowden về chương trình giám sát của NSA đã tố cáo thực trạng của bộ máy chính quyền.
Ryan McMaken của Viện Mises có một cách miêu tả gần gũi hơn. “Chỉ những nhà quan sát ngây thơ nhất của bất kỳ chính phủ nào mới có thể phủ nhận rằng những viên chức cố thủ lâu năm không có lợi ích cá nhân tách biệt với nhân dân và người của công chúng…sẽ là đối tượng được bầu chọn và chịu sự giám sát của công chúng”, ông viết.
Glenn Greenwald, nhà báo điều tra lâu năm của tờ Intercept, đã đưa ra những giải thích riêng của mình:
“Từ ‘chính quyền ngầm’, mặc dù không có định nghĩa chính xác hay khoa học, tại Washington nó thường dùng để chỉ những phe cánh quyền lực lâu dài. Họ ở lại và thực thi quyền lực trong bóng tối, và thậm chí ngay cả khi các tổng thống đã lần lượt thôi nhiệm. Do đó, họ gần như không phải chịu trách nhiệm về dân chủ, dẫu nó có chút liên quan ít nhiều đến họ. Đó là những cơ quan như CIA, NSA và các cơ quan tình báo khác, chúng cơ bản được thiết lập để tuyên truyền, lan rộng thông tin sai lệch, gian lận, và thậm chí còn sở hữu bề dày lịch sử tội ác, giết chóc, gây chiến tồi tệ nhất thế giới”.
Tháng 3/2017, việc WikiLeaks phát hành hàng ngàn tập tin liên quan đến CIA, tiết lộ công cụ đánh cắp thông tin phức tạp, thì theo đó thuật ngữ “chính quyền ngầm” sẽ còn được nhắc đến nhiều lần nữa.
Theo Epoch Times
Chiến dịch diệt chim sẻ
Một trong những hành động đầu tiên của Mao Trạch Đông trong chiến dịch Đại nhảy vọt là tiêu diệt 4 loài gây hại: Chuột, ruồi, muỗi và chim sẻ. Tuy nhiên, các nhà sử học tin rằng cuộc chiến kỳ quái này đã góp phần khiến hàng chục triệu người phải chết.
Hình ảnh thảm sát chim sẻ trong chiến dịch Đại nhảy vọt của Mao Trạch Đông. (Ảnh sưu tầm từ Internet)
Mao Trạch Đông đã nghĩ rằng ông ta có thể giúp đất nước mình vượt qua đối thủ cạnh tranh bằng cách tập hợp dân làng thành những công xã khổng lồ, và các quan chức đã ép duộc và dùng bạo lực để bắt họ làm việc.
Tổng cộng, Đại nhảy vọt, được gọi là “vụ giết người hàng loạt tồi tệ nhất mọi thời đại”, đã khiến 45 triệu người phải chết, theo sử gia Frank Dikötter, tác giả cuốn “Nạn đói lớn của Mao”. Hầu hết những người chết là kết quả của nạn đói do con người gây ra. Tuy nhiên, trong đó cũng có hàng triệu người bị bức hại và giết chết.
Năm 1958, Mao Trạch Đông, một người không phải là nhà sinh thái, cũng không phải một nông dân, đã xác định: Muỗi, ruồi, chuột và chim sẻ là những sinh vật có hại cần phải diệt trừ. Ông tuyên bố, những con chim sẻ phải chết vì chúng ăn hạt lúa thóc, gây thiệt hại cho nông nghiệp, và vận động người dân tiêu diệt chúng.
Theo quyết định, tất cả nông dân tại Trung Quốc cần đập gõ nồi, niêu và rượt đuổi chim sẻ khiến chúng sợ hãi bay đi. Tổ chim sẻ bị phá, trứng bị đập vỡ, những con chim non trong tổ bị giết chết.
Một viên chức cảnh sát bán quân đội hạ lá cờ Trung Quốc trước bức ảnh Mao Trạch Đông tại Quảng trường Thiên An Môn Bắc Kinh ngày 2/3. Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc gần đây trích dẫn Mao nói rằng ông sẵn sàng nhìn thấy hàng trăm triệu người Trung Quốc thiệt mạng. (Ảnh: Getty Images)
“Mao không biết gì về động vật. Ông ta cũng không muốn thảo luận kế hoạch của mình hay nghe lời các chuyên gia. Ông chỉ quyết định ‘bốn loài gây hại’ cần phải diệt trừ”, nhà hoạt động môi trường Dai Qing nói với BBC.
Các trường học, đơn vị làm việc, và cơ quan chính phủ mà giết được nhiều nhất các sinh vật hại này sẽ được công nhận hoặc trao thưởng.
Một tờ báo Trung Quốc đã bắt tay vào chiến dịch:
“Sáng sớm 13/12, cuộc chiến toàn thành phố tiêu diệt chim sẻ bắt đầu. Trên các con đường lớn nhỏ, những lá cờ đỏ tung bay. Trên các tòa nhà và trong các khoảng sân, không gian ngoài trời, đường xá và ruộng đồng nông thôn, có rất nhiều bù nhìn, linh canh, học sinh tiểu học và trung học, nhân viên văn phòng chính phủ, công nhân nhà máy, nông dân và Quân Giải phóng Nhân dân hô to khẩu hiệu chiến dịch.
Tại quận Xincheng, họ đã sản xuất được hơn 80.000 người rơm và hơn 100.000 lá cờ chỉ trong một đêm. Các cư dân trên đường Xietu, quận Xuhui và đường Yangpu quận Yulin cũng đã sản xuất được một lượng lớn người rơm di động. Ở thành phố và vùng ngoại ô, gần một nửa lực lượng lao động được huy động vào đội quân diệt chim sẻ.
Thông thường, thanh niên sẽ chịu trách nhiệm đánh bẫy, chuốc thuốc độc và tấn công những con chim, còn người già và trẻ em sẽ đứng canh không cho chúng đậu xuống. Các nhà máy trong thành phố cũng cam kết nỗ lực thực hiện chiến dịch ngay cả khi vẫn đảm bảo duy trì mức sản xuất. Trong các công viên, nghĩa trang và nhà kính, nơi có ít người qua lại, 150 vùng bắn phá tự do được thiết lập để bắn chim sẻ. Đội súng trường của Trường Nữ sinh Trung học Nanyang được đào tạo kỹ thuật bắn chim.
Vậy là, người dân đã tiến hành một cuộc chiến toàn diện để tiêu diệt chim sẻ. Đến 8h tối đêm nay, ước tính tổng cộng 194.432 con chim sẻ đã bị giết”.
Chỉ trong một ngày có đến hàng trăm ngàn con chim sẻ bị giết chết. (Ảnh sưu tầm từ Internet)
Tuy nhiên sau đó, người ta phát hiện ra rằng những con chim sẻ cũng ăn một lượng lớn côn trùng sâu bọ chứ không chỉ ngũ cốc. Kết quả là năng suất lúa giảm đáng kể. Việc giết chết những con chim đã làm xáo trộn cân bằng sinh thái của đất nước, khiến cho các loại côn trùng ăn cây trồng như châu chấu sinh sôi nhanh chóng.
Các nhà sử học tin rằng chiến dịch diệt chim sẻ đã góp phần vào cái chết của hơn 30 triệu người trong Nạn đói lớn ở Trung Quốc.
“Nó được xếp ngang với thảm sát Holocaust của Adolf Hitler, Đại thanh trừng của Joseph Stalin như 1 trong 3 cuộc thảm sát lớn nhất lịch sử trong thế kỷ 20…. Số người chết trong Đại nhảy vọt gấp 20 lần trong tội ác diệt chủng Pol Pot của chế độ cộng sản Campuchia”, Dikötter nói về chiến dịch Đại nhảy vọt.
Năm 1960, 2 năm sau khi chiến dịch bắt đầu, Mao đã thay thế chim sẻ bằng sâu bọ trong danh sách các loài gây hại cần tiêu diệt.