Hoa Tình Thươnghttps://hoatinhthuong.net/assets/images/logo.png
Thứ tư - 16/02/2022 09:23
Jason là một trong những học sinh tiếp thu bài chậm chạp nhất trong lớp mà tôi đang phụ trách. Tôi chú ý đến Jason ngay từ khi cậu bé mới nhập học. Jason ít khi tập trung vào bài vở và thường nhìn bâng quơ ra ngoài cửa sổ. Thông thường, cậu bé chỉ kịp làm nửa bài kiểm tra thì chuông reo hết giờ. Mẹ Jason rất lo lắng trước tình hình của con và luôn hy vọng cậu bé sẽ tiến bộ hơn khi vào trung học. Nhưng đến bây giờ, khi đã vào lớp sáu, khả năng tiếp thu bài của Jason vẫn không có gì tiến triển. Jason cần phải thật cố gắng mới hy vọng bắt kịp các bạn trong lớp. Một lần, công ty Phát hành Sách Quốc gia hứa sẽ giúp chúng tôi tập hợp các bài viết của học sinh trong trường để in thành sách và lưu giữ trong thư viện. Tất cả học sinh đều hào hứng bắt tay vào việc sáng tác. Vì quá trình biên tập sẽ mất khá nhiều thời gian nên tôi quy định các em phải hoàn thành tác phẩm của mình trong vòng sáu tuần để tôi có đủ thời gian đọc và chỉnh sửa. Đến ngày nộp, Jason xin tôi gia hạn thêm thời gian để em đầu tư cho bài viết của mình. Tôi đã nhận được một số tác phẩm của các em học sinh với đề tài về cuộc sống của người ngoài hành tinh hay các chuyến du hành thú vị đến những miền đất xa xôi. Tôi gợi ý cho Jason một số đề tài về cuộc sống thường nhật cùng những mối quan hệ xung quanh nhưng có vẻ cậu bé vẫn chưa tâm đắc với chúng. Trước ngày tôi gửi các bài viết cho công ty Phát hành Sách, Jason đến gặp tôi với xấp bản thảo nhàu nhĩ trên tay. Tôi ngán ngẩm nghĩ đến cảnh phải đọc và giúp cậu bé viết lại nó một lần nữa. Tôi cầm bản thảo, phê bình Jason đã quá chậm trễ và bảo cậu bé về chỗ ngồi. Dù chẳng còn đủ thời gian để giúp cậu bé nhưng tôi cũng cố gắng liếc qua phần bìa tác phẩm. Bài viết cótựa: “Đứa con thiếu vắng bố”, phần phía dưới vẽ một con bươm bướm với vẻ mặt buồn bã đang bay trong mưa. Tôi nhìn tác phẩm của Jason, lòng đau nhói. Ở trang kế tiếp, cậu bé viết: “Dựa trên câu chuyện có thật”. Tôi ngẩng lên nhìn Jason và thấy cậu bé đang đưa mắt nhìn ra bên ngoài cửa sổ như mọi khi. Tôi đọc lướt qua bài viết của cậu, không kịp để ý tới lỗi chính tả hay vết keo nham nhở quanh mép các tấm hình minh họa. Một tấm hình chụp Jason khi còn bé, tấm khác chụp cậu bé đang nằm gọn trong vòng tay của bố và một tấm nữa chụp cảnh cậu bé ngồi trong lòng mẹ vừa khóc vừa nhìn chiếc bánh sinh nhật. Câu chuyện của Jason như sau: “Một cậu bé nọ đang sống trong một gia đình hạnh phúc. Một ngày nọ, cậu bé thức dậy và nhận thấy quanh mình có điều gì đó bất ổn. Mẹ cậu đang ngồi khóc một mình bên bàn ăn. Cậu nhìn quanh nhưng không thấy bố đâu cả. Cậu bé hỏi mẹ bố đâu rồi thì nhận được câu trả lời: - Bố đã đi đến một nơi tốt hơn rồi con ạ. Cậu bé rơi vào khủng hoảng và bắt đầu sống với những cơn ác mộng vào ban đêm. Rất nhiều lần cậu bật dậy giữa đêm khuya và hét lớn: “Bố ơi!”. Những lúc đó, mẹ cậu bé chỉ biết ôm cậu vào lòng và hai mẹ con cùng cầu nguyện. Cậu bé nhiều lần cầu xin Chúa cho mình được nói chuyện với bố, dù chỉ một lần, để cậu nói với bố những điều cậu ấp ủ bấy lâu nay. Ngày sinh nhật lần thứ năm, cậu buồn đến nỗi chẳng thèm ngó ngàng đến những món quà và cũng không buồn thổi nến. Lên tám tuổi, cậu bé dần quen với cuộc sống thiếu sự chở che của bố. Nhưng sâu thẳm trong lòng cậu bé, một nỗi đau vẫn âm ỉ cháy. Cậu cũng cảm nhận được nỗi đau của mẹ trước sự ra đi của bố cũng như sự khó nhọc của mẹ trong việc nuôi dạy mình”. Ở trang cuối cùng, Jason viết:“Cuối cùng, cậu bé cũng biết nên làm gì trong trường hợp người thân của mình đi xa. Cậu biết chắc chắn mình sẽ được gặp lại cha vào một ngày nào đó. Hai cha con chỉ phải xa cách nhau một thời gian mà thôi. Và giờ đây, dù không đựoc gặp cha mỗi ngày nhưng cậu tin cha vẫn đang hằng dõi theo cậu mỗi ngày. Cha không bao giờ để cậu đơn độc”. Tôi lặng người khi đọc bài viết của Jason. Tôi giúp Jason sửa lỗi chính tả, ngữ pháp và scan những tấm hình minh họa cho em. Bài viết của Jason còn thiếu một trang so với quy định nên tôi gợi ý cậu viết thư cho cha. “Bố thương yêu! Bố có khỏe không ạ? Con ước gì mình có thể được nhìn thấy bố thêm một lần nữa. Con có rất nhiều điều muốn nói với bố. Bây giờ con đã lớn lắm rồi. Con đang học lớp sáu. Con đã biết chơi một số môn thể thao như bóng rổ và bóng đá. Từ ngày bố đi, mẹ phải thay bố cáng đáng mọi việc trong gia đình. Con đang cố gắng trở thành người đàn ông tốt để có thể thay bố chăm sóc cho mẹ. Con luôn mong đợi tới ngày được gặp lại bố.