Người Nhật sản xuất dép thông minh

Chủ nhật - 04/02/2018 01:49

Người Nhật sản xuất dép thông minh

Nhật Bản vừa nổi tiếng là một nước bảo tồn truyền thống vừa nổi tiếng về lĩnh vực áp dụng công nghệ cao. Những chiếc dép tự động được một nhà khách đặt chế tạo riêng để phục vụ khách hàng của mới đây đã thể hiện rõ khía cạnh này.

 

Người Nhật sản xuất dép thông minh

Mỗi chiếc dép tự động bao gồm một động cơ, các bộ cảm ứng và 2 bánh xe nhỏ. (Nguồn: OddCentral).

 

 

Hãng Nissan Motor đã phát triển một hệ thống cho phép những chiếc dép đi trong nhà tự quay trở lại vị trí cũ ở trước cửa vào một nhà khách truyền thống, có tên gọi "ProPilot Park Ryokan", để chờ lượt khách tiếp theo sử dụng. Sau khi khách dùng xong, những đôi dép truyền thống này sẽ tự di chuyển trở về đúng vị trí cũ.

Mỗi đôi dép này được gắn 2 bánh xe nhỏ, một động cơ, các bộ cảm ứng để giúp nó di chuyển trên sàn gỗ nhờ sự trợ giúp của công nghệ tự đỗ xe ProPilot Park do Nissan phát triển.

Hiện nay, công nghệ trên cũng được áp dụng trong các loại xe chạy bằng điện năng của Nissan. Các bộ cảm ứng và camera công nghệ cao cho phép xe hơi tự động tìm kiếm và đi vào bãi đậu xe mà không cần sự điều khiển của tài xế. 4 camera độ phân giải cao cùng 12 bộ cảm ứng sóng âm cho phép hệ thống này nhận biết được các vật cản xung quanh.
Tài xế chỉ cần nhấn một chiếc nút duy nhất, và giữ nó trong suốt thời gian đậu xe, để kích hoạt hệ thống trên.

"Những đôi dép tự quay trở về chỗ cũ cũng nhằm nâng cao nhận thức về công nghệ lái xe tự đông, và tiềm năng của chúng" - người phát ngôn của hãng Nissan, ông Nick Maxfield, cho hay.

Được biết, nhà nghỉ đầu tiên áp dụng công nghệ tự lái vào những đôi dép truyền thống nằm ở khu nghỉ dưỡng thị trấn Hakone, cách thủ đô Tokyo khoảng 75 km về phía Tây nam, vốn là nơi hoàn hảo để chiêm ngưỡng ngọn núi Phú Sỹ. Loại dép tự động này sẽ sớm được Nissan cho ra mắt từ tháng 3 tới.

Ngoài các đôi dép tự động thú vị, nhà khách Tatami còn trang bị hệ thống tự động của Nissan cho các tấm thảm truyền thống và bàn gỗ ở mỗi phòng nghỉ, giúp cho chúng trở về vị trí như ban đầu sau khi khách sử dụng xong.

Hồi năm 2016, Nissan cũng từng cho ra mắt những chiếc ghế văn phòng tự động có khả năng lăn về vị trí cũ khi không được sử dụng.

Duy Long

 

 

 

 

Công nghệ giúp cây tự phát sáng

 

 

Công nghệ giúp cây tự phát sáng
Cây cải xoong phát sáng của MIT.

 

Bằng thí nghiệm, các nhà khoa học đã khơi dậy được tiềm năng phát sáng của cây cải xoong thông qua việc truyền dung dịch giúp phát sáng vào lá của loài cây này.

Theo đó, luciferin (thành phần khiến đom đóm phát quang) và coenzyme A được các nhà nghiên cứu bổ sung vào dung dịch truyền vào lá cây cải xoong. Từ đó, cây cải xoong có thể phát ra ánh sáng ở mức bằng 1/2 microwatt LED và duy trì trong 4 tiếng đồng hồ.

Các nhà khoa học kỳ vọng công nghệ này có thể được áp dụng với những loài cây lớn hơn để chiếu sáng được diện tích rộng hơn.

Trước đây, nhiều nghiên cứu từng cho kết quả khi cây thuốc lá biến đổi gene có thể phát sáng, tuy nhiên, MIT nhận định công nghệ gene tốn nhiều nguồn lực hơn việc sử dụng luciferin.

Ngoài cải xoong, các nhà nghiên cứu Mỹ đã áp dụng công nghệ phát sáng tận dụng luciferin với rau chân vịt và cải xoăn. Bộ Năng lượng Mỹ là đơn vị tài trợ chi phí cho nghiên cứu cây phát sáng này.

Giáo sư Michael Strano từ MIT, người tham gia nghiên cứu, khẳng định việc các loại cây có thể phát sáng là điều khả thi. “Mục tiêu của chúng tôi là tạo ra một loài cây có thể hoạt động như đèn bàn. Ánh sáng có được từ chính sự chuyển hóa năng lượng của cây”, ông Michael Strano phân tích.

“Chúng tôi tác động vào hạt giống hoặc cây trưởng thành và để công dụng phát sáng này kéo dài trong cả quãng đời của cây”. Theo ông Strano, nghiên cứu cây phát sáng có thể mở đường cho việc thay thế đèn đường trong tương lai.

Theo VGP

 

 

 

Mặt trái của công nghệ không dây

công nghệ ko dây,

Theo phó giáo sư thần kinh học Olle Johansson của viện Karolins, Thuỵ Điển, hiện nay cơ thể chúng ta đã phải chịu đựng tới hơn 1,000,000,000,000,000,000 lần bức xạ điện tử so với cách đầy chỉ chừng mười năm.

 

 

 

Công nghệ không dây là một sáng tạo kỳ diệu của thế giới hiện đại. Chỉ cần một khoản chi phí thấp bạn đã có thể kết nối với internet thông qua những thiết bị nhỏ gọn có thể cầm tay hoặc bỏ túi. Nhưng một số bằng chứng cho thấy những thiết bị này cũng có mặt trái, và chúng ta có thể phải trả giá đắt hơn rất nhiều so với những gì chúng ta hình dung được.

Với khoảng 4.8 tỉ người sử dụng điện thoại di động trên thế giới thì rất khó để biết được những nhân tố phổ biến nào có thể gây ra vấn đề về sức khỏe. Bên cạnh đó, ngay từ thập niên 90, các chuyên gia của chính phủ và ngành công nghiệp đã cho rằng điện thoại di động là an toàn bằng việc dẫn ra những nghiên cứu minh chứng sự an toàn của công nghệ không dây.

Tuy nhiên lại có bằng chứng thuyết phục về tác hại của công nghệ không dây. Vào năm 2016, Chương trình nghiên cứu về độc tố của Mỹ đã công bố một báo cáo từ một nghiên cứu được thực hiện trong suốt 16 năm với chi phí lên tới 25 triệu USD về tác động tiêu cực tới sức khoẻ của bức xạ không dây. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng trường sóng ngắn phát xuất từ điện thoại của chúng ta “được chứng minh là có hại cho con người và môi trường”. Cụ thể nó làm tăng nguy cơ ung thư, làm tăng các tế bào tự do gây hại, ảnh hưởng tới di truyền, thay đổi chức năng và cấu trúc của hệ thống sinh sản, làm giảm trí nhớ và khả năng học tập, gây rối loạn thần kinh, và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe nói chung.

“Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng trường sóng ngắn phát xuất từ điện thoại của chúng ta được chứng minh là có hại cho con người và môi trường”.

Kết luận này hoàn toàn không gây ngạc nhiên đối với người dân của hầu hết các quốc gia phát triển, vì ở đó các các bằng chứng nghiêm túc về những tác động xấu của công nghệ không dây đã được các quan chức y tế cộng đồng công bố trong nhiều năm. Anh, Pháp, Bỉ, Nga và nhiều nước khác đã khuyến cáo người dân, đặc biệt là trẻ em nên có biện pháp hạn chế tối đa việc sử dụng công nghệ không dây.

Tuy nhiên ở Mỹ, các quan chức y tế cộng đồng còn trì hoãn đưa ra những cảnh báo tương tự. Vào năm 2014, Trung tâm kiểm soát dịch bệnh đã ban hành một tuyên bố công khai kêu gọi người dân nên thận trọng với việc sử dụng điện thoại di động, nhưng đã rút lại tuyên bố chỉ vài tuần sau đó.

Tháng trước, Cơ quan y tế cộng đồng California (CDPH) đã đưa ra một bản hướng dẫn người tiêu dùng, đặc biệt là với trẻ em, phương pháp giảm thiểu phơi nhiễm với bức xạ không dây trong đó có cảnh báo rằng bức xạ không dây có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư và giảm số lượng tinh trùng. CDPH đã chuẩn bị khuyến nghị này từ vài năm trước, nhưng đã từ chối tiết lộ cho công chúng cho đến khi xảy ra vụ kiện buộc cơ quan này cần phải công bố khuyến nghị này. Theo San Francisco Chronicle, một luật sư bảo vệ quyết định của CDPH giữ lại các khuyến nghị nói rằng CDPH không muốn gây ra những “hoảng sợ không cần thiết”.

công nghệ ko dây,

Anh, Pháp, Bỉ, Nga và nhiều nước khác đã khuyến cáo người dân, đặc biệt là trẻ em nên có biện pháp hạn chế tối đa việc sử dụng công nghệ không dây.

 

‘Thế hệ nguy khốn’

Nhà làm phim Sabine El Gemayel cho rằng chúng ta cần phải có nhiều hơn những hiểu biết về ảnh hưởng tới sức khỏe từ công nghệ không dây. Đó là lý do cho sự ra đời bộ phim tài liệu ‘thế hệ nguy khốn’.

“Tôi thực hiện bộ phim này vì không ai tin tôi”El Gemayel nói với Epoch Times. “Nhưng đó là sức mạnh của truyền thông. Khi bộ phim được thực hiện tốt với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, và không cho thấy việc sử dụng lý thuyết âm mưu hay tin tức giả, thì mọi người sẽ lắng nghe và chắc chắn sẽ thay đổi thói quen sống vì sức khỏe của bản thân và gia đình mình.”

Nhưng El Gemayel đang gặp khó khăn khi muốn truyền rộng thông điệp này tới công chúng. Đại diện của các công ty cung cấp dịch vụ chiếu phim trực tuyến bày tỏ sự quan tâm tới việc phát hành bộ phim của cô, nhưng sau khi tham vấn ý kiến từ công ty của họ, thì cho rằng chủ đề của bộ phim có thể gây ảnh hưởng tới việc kinh doanh của họ.

“Đại diện của các công ty cung cấp dịch vụ xem phim trực tuyến bày tỏ sự quan tâm tới việc phát hành bộ phim của cô, nhưng sau khi tham vấn ý kiến từ công ty của họ, thì cho rằng chủ đề của bộ phim có thể gây ảnh hưởng tới việc kinh doanh của họ”

“Netflix là một ví dụ, họ không có ý định phát hành bộ phim này vì đặc thù trong hoạt động kinh doanh của họ,” El Gemayel nói.

Phim tài liệu “Thế hệ nguy khốn” thực hiện phỏng vấn các nhà khoa học về mối nguy hiểm khi bị phơi nhiễm bức xạ từ thiết bị không dây, đồng thời cũng phỏng vấn những người đã gặp phải các dạng bệnh lý từ quá trình thường xuyên tiếp xúc với thiết bị không dây. Bộ phim cũng kể câu chuyện về sức mạnh của nền công nghiệp không dây khi tự tạo cho mình vị trí gần như nằm ngoài bất kể sự giám sát nào.

El Gemayel cho rằng, “Nó giống như ngành công nghiệp thuốc lá, hóa chất hay dược phẩm vậy. Họ nói với chúng ta rằng chúng an toàn, nhưng vài thập kỷ sau đó thì sự thật được phơi bày, họ đã cố tình giấu diếm các bằng chứng về sự nguy hại của các sản phẩm từ những ngành công nghiệp này tới sức khỏe con người”.

George Carlo, một nhà khoa học trong ngành công nghiệp được phỏng vấn trong “Thế hệ nguy khốn” đã thẳng thắn chỉ trích công nghệ không dây. Vào thập niên 1990, Carlo là chủ nhiệm một dự án nghiên cứu trị giá 27 triệu USD về ảnh hưởng của các thiết bị không dây tới sức khỏe con người. Mục đích của nghiên cứu này nhằm đưa ra những kết luận trấn an người sử dụng về ảnh hưởng của thiết bị không dây tới sức khỏe. Nhưng câu chuyện đã không diễn ra theo dự tính đó. Nhóm nghiên cứu của Carlo đã phát hiện ra những kết luận trùng khớp với nhiều nghiên cứu khác, đó là có mối tương quan giữa sóng điện thoại di động và sự tổn thương DNA, cùng với tỷ lệ u não cao hơn ở những người dùng điện thoại di động so với người không dùng. Nhưng nghiên cứu của nhóm Carlo đã bị ngành công nghiệp không dây phớt lờ.

Thông qua vận động hành lang, ngành công nghiệp không dây đã sắp xếp cho Ủy ban truyền thông liên bang – một tổ chức không có kinh nghiệm trong việc đánh giá sự ảnh hưởng của thiết bị không dây tới sức khỏe – phụ trách vấn đề an toàn của điện thoại di động.

Carlo cho biết, “Dự án nghiên cứu của chúng tôi đã bị đình chỉ vì liên quan tới việc bảo vệ người sử dụng các thiết bị không dây”.

Bệnh tật có nguyên nhân từ bước sóng ngắn

Công nghệ không dây tạo ra các kết nối thông qua một dải tần số với bước sóng ngắn. Các nhà khoa học đều thống nhất rằng phơi nhiễm bước sóng ngắn có thể gây ảnh hưởng lớn tới cơ thể người. Vấn đề còn gây tranh luận ở chỗ lượng phơi nhiễm là bao nhiêu thì sẽ gây ảnh hưởng.

Khái niệm mặc định đối với sự an toàn của công nghệ không dây là dựa trên giả thuyết rằng chỉ với cường độ sóng ngắn đủ mạnh mới gây ra phản ứng nhiệt – giống như nguyên lý hoạt động của lò nướng – và ở trạng thái đó mới gây ra nguy hại cho con người, Carlo cho biết. Bởi bức xạ không dây nhỏ hơn ngưỡng để tạo ra phản ứng nhiệt, nên các nhà chức trách cho rằng chúng là an toàn. Vì vậy mà điện thoại di động không bao giờ cần phải được kiểm tra sự an toàn.

 
 

Nhưng nhiều nghiên cứu lại cho thấy giả thuyết này không vững chắc. Khoảng 100 nhà khoa học đã thực nghiệm và đi tới kết luận bước sóng ngắn chưa tới ngưỡng phản ứng nhiệt vẫn gây ra vấn đề về sức khỏe.

Vẫn theo Carlo: “Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rõ ràng rằng bước sóng và cường độ của nó không cần phải tới ngưỡng tạo ra phản ứng nhiệt vẫn gây ra những ảnh hưởng gián tiếp tới sức khỏe của con người và đó là mối quan tâm lớn nhất hiện nay”.

Khi điện thoại di động lần đầu được biết tới vào đầu những năm 1980, nhưng do giá thành đắt đỏ và kích thước lớn nên nó vẫn chưa phải là lựa chọn ưu tiên của người sử dụng. Nhưng ngày nay, thiết bị không dây có thể thấy ở khắng nơi. Thậm chí nếu bạn là người không có điện thoại di động thì bạn vẫn có thể bị phơi nhiễm bức xạ của thiết bị không dây từ các routers wifi và các cột thu phát sóng điện thoại. Sóng điện thoại đã hòa vào môi trường sống của chúng ta và còn được cho rằng đó mới thực sự là cuộc sống tiện nghi.

“Thậm chí nếu bạn là người không có điện thoại di động thì bạn vẫn có thể bị phơi nhiễm bức xạ của thiết bị không dây từ các routers wifi và các cột thu phát sóng điện thoại. Sóng điện thoại đã hòa vào môi trường sống của chúng ta và còn được cho rằng đó mới thực sự là cuộc sống tiện nghi.”

Theo phó giáo sư thần kinh học Olle Johansson của viện Karolins Thuỵ Điển, hiện nay cơ thể chúng ta đã phải chịu đựng tới  hơn 1,000,000,000,000,000,000 lần bức xạ điện tử so với cách đây chỉ chừng mười năm.

Nhưng nếu sự phổ biến của công nghệ không dây thực sự gây hại, thì tại sao chúng ta không thấy nó phải chịu bất kể trách nhiệm nào ? Theo Dafna Tachover, một luật sư – người sáng lập ra nhóm “Chúng ta chính là bằng chứng” – vận động bảo vệ những người đã bị mắc các chứng bệnh do phơi nhiễm bức xạ không dây – chứng minh những vấn đề về sức khỏe là có liên quan tới môi trường sống của chúng ta đang bị sóng của thiết bị không dây bao quanh, nhưng hầu hết các bác sỹ không nhận thấy vấn đề này.

Trước khi Tachover học luật, cô ấy là một nhân viên của ngành viễn thông, thường xuyên làm việc trên máy tính. Sau khi mua một chiếc laptop vào năm 2009 không lâu, cô ấy gặp vấn đề về sức khỏe với nhiều triệu chứng khác nhau, như nhịp tip tăng cao, đau đầu, và không có khả năng tập trung. Sáu tháng sau, khi nhận thấy nguyên nhân của những triệu chứng trên có thể là do sóng của thiết bị không dây kết nối với máy tính, cố ấy đã chuyển tới núi Catskill, nơi ít bị ảnh hưởng nhất bởi sóng không dây thì mọi triệu chứng của cô đã biến mất.

Tachover bị một hội chứng có tên là mẫn cảm điện từ (EHS), điều còn gây tranh cãi thường được mô tả bởi một loạt các triệu chứng khó xác định trong cơ thể và da liễu như nhức đầu, mệt mỏi, phát ban da hoặc cảm giác bỏng.

Tổ chức sức khỏe thế giới đã công nhận hội chứng EHS từ 2005, nhưng lưu ý rằng khó có thể đo lường mức độ lan rộng của nó. Một số nghiên cứu cho rằng có khoảng 10% người dân có thể mắc hội chứng EHS, và con số này còn có thể tăng lên. Vào năm 2015, một phụ nữ người Pháp đã thắng trong một vụ kiện liên quan tới hội chứng EHS mà cô mắc phải và đã được hưởng một khoản trợ cấp sau đó, đây là một trong những trường hợp mắc EHS đầu tiên được công nhận tại tòa.

“Tachover không đồng ý với cách dùng thuật ngữ EHS. Cô ấy cho rằng nên dùng thuật ngữ “bệnh có nguồn gốc từ vi sóng”, đây là thuật ngữ đã xuất hiện từ 60 năm trước khi những người lính ở Mỹ và Nga xuất hiện các triệu chứng thần kinh sau khi bị phơi nhiễm sóng radar trong một thời gian dài.”

Tachover không đồng ý với cách dùng thuật ngữ EHS. Cô cho rằng nên dùng thuật ngữ “bệnh có nguồn gốc từ vi sóng”, đây là thuật ngữ đã xuất hiện từ 60 năm trước khi những người lính ở Mỹ và Nga xuất hiện các triệu chứng thần kinh sau khi bị phơi nhiễm sóng radar trong một thời gian dài.

Tachover cho rằng: “Thuật ngữ EHS không phản ánh đúng bản chất sự việc, nó làm cho người ta hiểu rằng có một hiện tượng gọi là mẫn cảm với bước sóng ngắn chỉ tồn tại ở một số người chứ không cho thấy môi trường sống đã bị biến dị bởi sóng không dây và làm cho người ta mắc bệnh.”

Các triệu chứng mắc bệnh do bước sóng ngắn bao gồm đau đầu, nhịp tim tăng cao, mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt, vân vân. Nhưng Tachover cho rằng hầu hết mọi người không nhận ra rằng nó có liên quan tới công nghệ không dây.

“Gần đây tôi từng nói chuyện với một quản lý khách sạn, anh ấy nói rằng mỗi khi dùng điện thoại thì tay anh ấy đều cảm thấy bị tê”, Tachover cho biết. “Nhưng anh ấy không nghĩ rằng mình nên dừng việc sử dụng điện thoại. Anh ấy vẫn đang chờ một kết luật của chính phủ về việc sóng không dây có hại hay không”.

Những đòi hỏi về một công nghệ an toàn hơn

Chúng ta đã sống thoải mái dù không có điện thoại di động chỉ mới vài thập kỷ trước đây, tuy nhiên công nghệ không dây hiện đã hình thành nên một lối sống. Có rất nhiều các ứng dụng phù phiếm, nhưng sinh kế của chúng ta hiện nay lại phụ thuộc vào việc truy cập điện thoại di động, và mạng không dây đã trở thành công cụ không thể thiếu trong hầu hết các ngành công nghiệp.

Nhưng không có lý do gì để chúng ta phải trầm mình trong bức xạ không dây suốt ngày đêm. Một điều rõ ràng được rút ra từ bộ phim “Thế hệ nguy khốn” đó là chúng ta hoàn toàn có thể có cách đơn giản để hạn chế phơi nhiễm bức xạ không dây như chuyển điện thoại sang chế độ máy bay khi không sử dụng, hoặc tắt router wifi trước khi đi ngủ.

“Carlo tin rằng vẫn tồn tại phương thức để con người và công nghệ không dây cùng tồn tại một cách hòa hợp, chúng ta chỉ cần quyết tâm thúc đẩy sự hình thành nó.”

Carlo tin rằng vẫn tồn tại phương thức để con người và công nghệ không dây cùng tồn tại một cách hòa hợp, chúng ta chỉ cần quyết tâm thúc đẩy sự hình thành nó.

Ông ấy cho rằng: “Ngành công nghiệp không dây luôn quan tâm đáp ứng nhu cầu của người dùng như cung cấp dữ liệu phong phú hơn, tăng tốc độ download và độ phân giải”, nhưng “không khuyến khích thay đổi dạng thức tín hiệu, ví dụ như sao cho cơ thể con người ít bị làm tổn thương hơn”.

El Gemayel tin rằng nếu mọi người xem phim của cô ấy thì có thể giúp thúc đẩy nhu cầu về một công nghệ an toàn hơn. Không được phát hành trên internet, bộ phim chỉ được biết tới trong phạm vi nhỏ những người có điều kiện tiếp cận.

Nhưng một buổi công chiếu gần đây có thể giúp quảng bá tốt ảnh hưởng bộ phim của cô. Vào tháng 12 vừa rồi, “Thế hệ nguy khốn” đã được trình chiếu trong một festival phim quốc tế, festival dành riêng cho những nhân viên của Google ở thung lũng Silicon.

“Đây là một thành công bước đầu của tôi, bởi bộ phim đang được trình chiếu đúng tại nơi công nghệ không dây được phát minh. El Gemayel cho biết. “Nhứng người xem ở đây là những người có thể tạo ra sự khác biệt”.

 

Tác giả bài viết: Kha Đạt

Nguồn tin: (Theo The Epoch Time)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập89
  • Hôm nay18,676
  • Tháng hiện tại245,422
  • Tổng lượt truy cập35,511,703
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây