17. Thanh Bần Chúa là gia nghiệp chưa đủ cho con sao?

Thứ năm - 19/11/2015 18:54

17. Thanh Bần    Chúa là gia nghiệp chưa đủ cho con sao?

Những lời hay ý 9ẹp, tuy ngắn gọn nhưng dầy ý nghĩa. Mòi cácba5n cùng suy niêm nhé



 
407. Của cải chôn vùi con, nếu con đội nó lên đầu; của cải làm bệ chân con nếu con đứng trên nó.
 
408. "Nghèo trong con ở, nghèo trong áo con mặc, nghèo trong đồ con ăn, nghèo trong đồ con dùng, nghèo trong việc con làm" (Cha Chevrier).
 
409. Người ít đòi hỏi là người sướng, vì thấy mình đầy đủ, người nhiều đòi hỏi là người cực, vì cứ thấy mình thiếu thốn mãi.
 
410. Nhìn vào con, con thấy thiếu, con cực số một. Nhìn vào anh em con, con thấy bao nhiêu người khốn cực hơn con.
 
411. Không có của mà tham vẫn chưa phải là thanh bần, có của mà không dính bén vẫn có thể "có lòng khó khăn" thực sự.
 
412. Đừng rộng rãi với của người ta, đừng keo kiệt với của riêng con, đừng phung phí với của công cộng.
 
413. Nghèo hèn, nghèo khó, nghèo khổ, nghèo cực. Nếu có tinh thần thanh bần, hãy chấp nhận những hậu quả của nghèo nàn giữa xã hội.
 
414. Dùng của cải cách quảng đại, trọng của cải cách tế nhị, xa của cải cách anh hùng.
Vì không phải của con, chính là của Chúa trao cho con xử dụng, của người nghèo.
 
415. Thinh lặng nhường nơi chỗ tiện nghi hơn, công việc lợi lộc hơn cho kẻ khác, đó là dấu thanh bần chân thành.
 
416. Con là quản lý của Chúa; Ngài giao nhiều, con giữ nhiều, ít giữ ít, Ngài thu lại, con bằng lòng, nhưng con chịu trách nhiệm về của Ngài.
 
417. Thanh bần ghen ghét, thanh bần chỉ trích, thanh bần uất hận, không phải là thanh bần Phúc Âm.
 
418. Thế gian không thấy con vâng phục, thế gian không biết con trinh khiết, nhưng thế gian dễ nhận ra con là chứng nhân thanh bần.
 
419. "Xin Chúa cho con được khó nghèo như Chúa", thường con hay cầu nguyện ngược lại!
 
420. :Hội thánh của người nghèo", không phải để làm cho dân chúng nghèo mãi, nhưng với nỗ lực thăng tiến cuộc đời của dân chúng về mọi phương diện.
 
421. Có như không có, bán như không bán, mua như không mua, như không có gì cả, mà làm chủ tất cả, không đòi hỏi gì cả, sẵn sàng cho tất cả. Đó là tinh thần thanh bần.
 
422. Khó nghèo không phải là không có của: đó là khốn khổ, thiếu thốn.
Khó nghèo trước tiên là là tập trung của cho đúng. Một cốc cà-phê, một cốc bia! Nhưng cũng là một cốc mồ hôi, một cốc nước mắt, một cốc máu đổi lấy nó.
Một khói thuốc, nhưng cũng là một hơi thở hổn hển của người lao động vô danh.
 
423. Sự thanh bần thứ nhất là gì? - Là làm việc! Đây là niềm an ủi của con khi hiểu ý nghĩa của nhọc mệt lao tác hàng ngày. Hạnh phúc của con được Chúa nói trong Phúc Âm: "Phúc cho tôi tớ đó, chủ đến mà gặp nó đang làm như thế." (Lc 12:43).
 
424. Lúc 15 tuổi, thiếu nữ Clara đến tu viện, Thánh Phanxicô hỏi chị: "Con đến tìm gì ở đây?" - "Con tìm Thiên Chúa", Clara đáp. Câu trả lời gọn ghẽ và rõ rệt. Đó là tất cả kho tàng của chị. Clara đã nên thánh. Mấy ai biết chọn như chị?




Image



LỜI SỐNG 

Tháng 12- 2015

“Hãy dọn sẵn con đường của Chúa,
sửa lối cho thẳng để Người đi” (Mc 1, 3)
Những lời này nói với tôi. Chúa đến và tôi phải sẵn sàng đón tiếp Người. Mỗi ngày, tôi đều cầu nguyện với Người: “Lạy Chúa Giêsu, xin hãy ngự đến”. Và Người đáp lại: “Phải, chẳng bao lâu nữa Ta sẽ đến” (cf. Ap 22, 17.20). Người đứng ở cửa và gõ, xin được vào nhà (cf. ap 3,20). Tôi không thể để Người đứng ở bên ngoài cuộc đời tôi.
Lời mời gọi tiếp đón Chúa đang đến là do từ thánh Gioan tẩy-giả. Thánh nhân nói với những người Do-thái thời đó. Ngài mời gọi họ xưng thú tội lỗi mình và hoán cải, thay đổi cuộc sống. Thánh nhân chắc chắn là Đức Mê-si-a đang đến. Dân chúng, cho dầu đang chờ đợi Người từ hàng thế kỷ, họ có nhận ra Người, lắng nghe lời Người, đi theo Người không? Ông Gioan biết rằng để đón nhận Người, thì phải chuẩn bị. Vì vậy thánh nhân đưa ra lời mời gọi khẩn thiết:
“Hãy dọn sẵn con đường của Chúa,
sửa lối cho thẳng để Người đi”
Những lời này nói với tôi, bởi vì Đức Giêsu tiếp tục đến mỗi ngày. Mỗi ngày, Người đều gõ cửa nhà tôi. Và đối với tôi, cũng như đối với những người Do-thái thời vị Tẩy giả, không dễ dàng nhận ra Người. Vậy trái với những mong đợi thường tình, lúc đó Người ra mặt như một người thợ mộc đến từ Na-da-rét, ngôi làng tăm tối. Ngày nay Người ra mặt dưới dáng vẻ một người di dân, người thất nghiệp, trong dáng vẻ người chủ, người bạn cùng trường, người bà con, ngay cả nơi những người mà gương mặt của Chúa không phải lúc nào cũng tỏ ra sáng ngời, trái lại, đôi khi xem ra còn ẩn khuất. Giọng nói của Người thì nhỏ nhẹ, mời gọi tha thứ, đem lại lòng tin tưởng và sự gần gũi, nó mời gọi đừng hùa theo những chọn lựa nghịch lại Tin Mừng. Gịọng nói đó thường bị lấn át bởi những tiếng khác, chúng xúi giục hận thù, lợi lộc riêng tư, tham nhũng.
Từ đó, ta có ẩn dụ về những con đường hiểm trở và không qua được, chúng gợi lên những cản trở không cho Thiên Chúa đi vào cuộc sống hàng ngày của ta. Không cần phải kể ra sự đê tiện, ích kỷ, những tội lỗi ở trong tâm hồn, làm cho chúng ta mù quáng trước sự hiện diện của Người và không nghe được tiếng của Người. Nếu thành thực, thì mỗi người chúng ta đều biết đâu là những hàng rào ngăn cản mình không cho gặp gỡ Đức Giêsu, gặp lời Người dạy, gặp những kẻ được Người đồng hóa với mình. Vậy, đó là lời mời gọi của Lời Sống mà hôm nay nói với chính tôi:
“Hãy dọn sẵn con đường của Chúa,
sửa lối cho thẳng để Người đi”
Sửa lại cho thẳng phán đoán đưa tôi đến chỗ lên án người khác, không nói chuyện với họ nữa,  để đi đến chỗ thông cảm, thương yêu người đó, đem mình phục vụ người đó. Sửa lại cho thẳng thái độ quanh co làm cho tôi phản bội tình bằng hữu, làm cho tôi nên hung bạo, xoay sở luật dân sự, để hoán cải nên một người sẵn sàng chịu đựng cả những bất công, miễn là giữ được mối quan hệ, sẵn sàng tự mình khởi sự lại miễn là làm tăng thêm tình huynh đệ trong môi trường của tôi.
Đây là một lời nghiêm khắc và mạnh mẽ, lời được đề ra cho chúng ta tháng này. Nhưng cũng là một lời giải phóng, có thể thay đổi cuộc sống của tôi, đưa tôi đến cuộc gặp gỡ với Đức Giêsu, ngõ hầu Người đến sống trong tôi. Và ước gì chính Người hành động và mến yêu trong tôi.
Lời này, nếu được đem ra sống thực, thì có khả năng làm nhiều hơn nữa: đó là có thể làm cho Đức Giêsu sinh ra giữa chúng ta, trong cộng đoàn Kitô, trong gia đình, trong nhóm nơi chúng ta hoạt động. Thánh Gioan nói lời này với toàn thể dân chúng: và Thiên Chúa “đến cư ngụ giữa chúng ta” (Gv 1, 14), ngự giữa dân của Người.
Vì thế, bằng cách giúp đỡ lẫn nhau, chúng ta hãy sửa lại cho thẳng những lối đi trong những quan hệ của mình, loại bỏ mọi lối quanh co có thể có giữa chúng ta, sống lòng thương xót mà Năm thánh năm nay mời gọi chúng ta. Như thế ta sẽ cùng nhau trở thành ngôi nhà, trở thành gia đình, có khả năng đón nhận Thiên Chúa.
Đó sẽ là lễ Giáng sinh: Đức Giêsu sẽ gặp con đường mở rộng và có thể ở lại giữa chúng ta.
                                                                Fabio Ciardi

Tác giả bài viết: Van Thiên Định

 Tags: ý nghĩa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập31
  • Hôm nay16,269
  • Tháng hiện tại337,727
  • Tổng lượt truy cập35,984,072
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây